Ứng dụng tìm kiếm của công ty mẹ TikTok âm thầm ra mắt
ByteDance, công ty mẹ TikTok, vừa lặng lẽ giới thiệu công cụ tìm kiếm Wukong, cam kết không quảng cáo như đối thủ.
Wukong ra mắt âm thầm chỉ vài ngày sau khi Tencent đóng cửa ứng dụng tìm kiếm Sogou. Tencent mua lại Sogou năm 2021. Wukong có mặt trên cả chợ App Store và Google Play, cạnh tranh với Baidu, công cụ tìm kiếm số 1 của Trung Quốc.
(Ảnh: Shutterstock)
Wukong khẳng định cung cấp thông tin chất lượng không kèm quảng cáo. Đây được xem là lời châm chọc gián tiếp đến Baidu, từ lâu bị chỉ trích vì quảng cáo trong kết quả tìm kiếm. Năm 2016, sinh viên Wei Zexi, 21 tuổi, đã tử vong vì một căn bệnh ung thư hiếm gặp sau khi điều trị theo một gợi ý quảng cáo trên Baidu.
Video đang HOT
Dễ dàng nhận thấy cách tiếp cận khác biệt giữa Wukong và Baidu. Chẳng hạn, khi tìm kiếm “mắt hai mí”, ba kết quả tìm kiếm hàng đầu trên Baidu đều là quảng cáo cho các thẩm mỹ viện, còn trên Wukong chỉ là các mẹo và kiến thức từ bác sĩ.
Cũng như một số công cụ tìm kiếm phổ biến khác, Wukong chia làm những danh mục khác nhau như tin tức, hình ảnh, video. Người dùng có thể đánh dấu (bookmark) các trang. Wukong có cả chế độ riêng tư như các trình duyệt web, không lưu trữ lịch sử tìm kiếm.
Dù vậy, tương tự Baidu, Wukong có xu hướng ưu tiên các sản phẩm khác cùng công ty. Ví dụ, kết quả cao nhất thường hiển thị nội dung từ Douyin – phiên bản TikTok Trung Quốc, Toutiao Encyclopedia, Jinri Toutiao, Xiaohe Yidian. Kết quả của Baidu ưu tiên vị trí đẹp cho Baidu Baike, Wenku.
Wukong đại diện cho thách thức mới với Baidu. Trước đây, ByteDance có một công cụ tìm kiếm khác là Toutiao Search, ra mắt năm 2019. Tuy đã bị gỡ bỏ, ByteDance vẫn tiếp tục cải thiện chức năng tìm kiếm trong ứng dụng Douyin và Jinri Toutiao.
Năm 2020, một số lãnh đạo Baidu gia nhập ByteDance, trong đó có Phó Chủ tịch Wu Haifeng và Giám đốc điều hành Sun Wenyu. Cả hai đều rời Baidu vào năm 2019 sau hơn một thập kỷ cống hiến.
Bất chấp nhiều tranh cãi, “gọng kìm” của Baidu trên thị trường tìm kiếm nội địa vẫn khá vững vàng. Theo hãng phân tích lưu lượng web StatCounter, tháng 7 thị phần của Baidu là 70%, tiếp đó là Sogou và Bing với 12% và 10% thị phần tương ứng.
Google đối mặt với khiếu nại chống độc quyền trong mảng dịch vụ tìm kiếm việc làm
Google đối mặt với khiếu nại chống độc quyền mới, khi công ty cung cấp dịch vụ tìm kiếm việc làm trực tuyến Jobindex của Đan Mạch ngày 27/6 khiếu nại lên Ủy ban châu Âu (EC) rằng Google đã ưu đãi một cách không công bằng cho Google for Jobs - dịch vụ tìm kiếm việc làm riêng của hãng.
Ủy ban châu Âu (EC) tuyên bố sẽ xem xét khiếu nại theo đúng trình tự thủ tục. Cách đây 4 năm, trang tìm kiếm việc làm Stepstone của tập đoàn truyền thông Đức Axel Springer cũng đã đưa ra khiếu nại tương tự với Google.
Nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Jobindex, Kaare Danielsen khẳng định Jobindex đã xây dựng được một kho dữ liệu lớn về việc làm tại Đan Mạch khi Google for Jobs mới đặt chân vào thị trường nước này vào năm ngoái. Tuy nhiên, chỉ trong thời gian ngắn sau đó, Jobindex đã bị mất 20% lưu lượng tìm kiếm việc làm cho dịch vụ của Google. Theo ông Danielsen, thông qua việc đưa dịch vụ của mình lên đầu trang kết quả tìm kiếm, Google đã ẩn đi những công việc liên quan nhất mà người dùng đang tìm. Trong khi đó, các nhà tuyển dụng không còn có thể tiếp cận tất cả những người đang tìm việc, trừ phi họ sử dụng dịch vụ của Google. Ông nhấn mạnh hành vi này không chỉ cản trở cạnh tranh giữa các dịch vụ tuyển dụng, mà còn làm suy yếu thị trường lao động, vốn đóng vai trò trung tâm trong bất kỳ nền kinh tế nào.
Bên cạnh đó, Jobindex cũng chỉ ra việc một số bài đăng quảng cáo việc làm của hãng bị sao chép mà không xin phép và Google for Jobs đã đăng quảng cáo thay cho các đối tác của Jobindex. Hãng cũng cảnh báo những nguy cơ về quyền riêng tư đối với các ứng viên tìm việc và khách hàng.
Đáp lại, Google khẳng định bất kỳ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tìm kiếm việc làm nào đều có thể tham gia sử dụng dịch vụ của Google và các công ty đều nhận thấy lưu lượng truy cập tăng lên và các kết quả tìm kiếm việc làm trùng khớp nhờ tính năng này.
Dịch vụ của Google bao gồm các bài đăng tổng hợp từ nhiều nhà tuyển dụng, cho phép các ứng viên lọc, lưu lại và nhận thông báo về việc làm mới. Google đã thiết kế một cửa sổ lớn dành riêng cho dịch vụ này ở trên đầu kết quả tìm kiếm thông thường.
Ra mắt tại châu Âu vào năm 2018, Google for Jobs đã đối mặt với chỉ trích từ 23 trang tìm kiếm việc làm trực tuyến vào năm 2019. Các trang này đều phàn nàn bị mất thị phần sau khi Google sử dụng vị thế độc quyền để tăng lượng truy cập cho dịch vụ mới của mình. Trong những năm gần đây, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Margrethe Vestager đã phạt Google hơn 8 tỷ euro (8,4 tỷ USD) vì những hành vi phi cạnh tranh. Cách đây 3 năm, Vestager đã để mắt đến dịch vụ tìm kiếm việc làm Google for Jobs nhưng chưa có hành động cụ thể.
Google đã đối mặt với nhiều vụ kiện liên quan chống độc quyền trong hàng loạt dịch vụ, từ thúc đẩy các nhà sản xuất điện thoại sử dụng ứng dụng của hãng đến can thiệp vào kết quả tìm kiếm nhằm giành ưu thế cho dịch vụ mua sắm riêng. Tháng 2 vừa qua, công ty cung cấp dịch vụ so sánh giá cả PriceRunner của Thụy Điển đã kiện Google đòi bồi thường 2,1 tỷ euro (2,2 tỷ USD), khi cho rằng Goolge đã không điều chỉnh hành vi phi cạnh tranh mặc dù đã bị phạt tới 2,42 tỷ euro (2,56 tỷ USD) vào năm 2017 do thiên vị cho dịch vụ mua sắm so sánh giá cả của hãng này.
Công ty mẹ TikTok thâu tóm chuỗi bệnh viện tư hàng đầu Trung Quốc ByteDance vừa mua lại một trong các chuỗi bệnh viện tư lớn nhất Trung Quốc, dấn sâu vào lĩnh vực y tế. Theo nguồn tin của Bloomberg, công ty mẹ TikTok trả khoảng 10 tỷ NDT để chiếm toàn quyền kiểm soát Amcare Healthcare, đơn vị vận hành các bệnh viện cho phụ nữ và trẻ em từ Bắc Kinh tới Thâm Quyến....