Ứng dụng Robot mới giúp bảo vệ nhân viên y tế tuyến đầu
Ngày 26/6, tại Hà Nội, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) trao tặng 3 Robot Ohmni cho Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, nhằm giúp bảo vệ các bác sĩ và điều dưỡng viên ở tuyến đầu chống dịch Covid-19 và các bệnh truyền nhiễm khác. Ohmni Robots có chức năng giao tiếp, chẩn đoán và điều trị bệnh từ xa.
Việt Nam là một trong những nước nhiệt đới dễ mắc các bệnh truyền nhiễm như H1N1, H5N1 and SARS và các bệnh xảy ra hàng năm như viêm gan A, B và sốt xuất huyết. Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương là bệnh viện tuyến đầu tiếp nhận các bệnh nhân mắc phải những bệnh có khả năng lây lan cao.
. Ohmni Robots có chức năng giao tiếp, chẩn đoán và điều trị bệnh từ xa.
Theo bác sĩ Nguyễn Vũ Trung, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, cho đến nay Bệnh viện chỉ mới sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) và cố gắng bảo vệ nhân viên y tế tốt nhất có thể được. Tuy vậy, một số bác sĩ và điều dưỡng viên vẫn có nguy cơ bị nhiễm cao vì họ tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, nhất là khi làm các thủ thuật điều trị bệnh.
Trao tặng Robot cho Bệnh viện, Đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam bà Caitlin Wiesen cho biết: “Những Robot này cung cấp giao diện giữa bác sĩ và bệnh nhân để bác sĩ có thể chẩn đoán mà không cần tiếp xúc trực tiếp và có thể khám cho nhiều bệnh nhân cùng một lúc. Các Robot này hoàn toàn tự động và có thể điều khiển từ xa, vì vậy có thể giúp khám chữa bệnh và đào tạo từ xa. Đây là những chức năng rất cần thiết cho việc kết nối giữa bệnh viện đầu ngành và bệnh viện ở các địa phương”.
Bà Caitlin Wiesen cũng nhấn mạnh: “Robot không phải để thay thế các bác sĩ và điều dưỡng viên, mà để bổ sung và bảo vệ sự an toàn của họ trong môi trường có khả năng lây nhiễm cao”.
Video đang HOT
Bác sĩ Nguyễn Vũ Trung, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, cảm ơn UNDP đã trao tặng 3 Robot. Ông nói: “Đây là lần đầu tiên chúng tôi nhìn thấy robot loại này. Tôi nghĩ những robot này sẽ rất hữu ích đối với chúng tôi. Chức năng khám chữa bệnh không cần tiếp xúc trực tiếp sẽ giúp bảo vệ các bác sĩ và điều dưỡng viên”.
Bác sĩ Trần Văn Bắc, Phó trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, cho biết: “Trong đại dịch Covid-19 và nhiều dịch bệnh khác, chúng tôi cũng đã xử dụng các phương tiện tương tác từ xa. Tuy nhiên chất lượng hình ảnh cho đến mức độ linh động của của tương tác không cao, vì vậy chúng tôi phải thay đổi phương thức, phải tiếp xúc với bệnh nhân nhiều hơn”.
Sau khi thử nghiệm các ứng dụng của Robot, bác sĩ Trần Văn Bắc chia sẻ: “Chúng tôi hy vọng thiết bị mới này sẽ giúp chúng tôi giảm những tương tác mà máy có thể giải quyết được. Chất lượng hình ảnh âm thanh và khả năng điều khiển robot di chuyển gần xa, thay đổi vị trí quan sát, có thể một phần hỗ trợ chúng tôi chẩn đoán bệnh và phát hiện các triệu chứng từ xa. Robot này rất hữu ích, không chỉ ứng dụng trong dịch bệnh, Robot còn có thể giúp cho việc hội chẩn ca bệnh từ xa, đào tạo y học từ xa, và ứng dụng khám bệnh ở các vùng sâu vùng xa. Với vai trò bệnh viện đầu ngành, chúng tôi hy vọng có thể ứng dụng được nhiều hơn từ Robot mới này”.
Đây là những Robot đầu tiên trong một loạt Robot do UNDP trao tặng cho các bệnh viện nhằm thử nghiệm hệ sinh thái và các ứng dụng robot, bao gồm chẩn đoán, đào tạo từ xa, phân phát các thuốc men, đồ dùng cần thiết cho điều trị Covid-19 và các bệnh truyền nhiễm khác.
Đợt trao tặng tiếp theo vào tháng 7 sẽ là Robot BeetleBot. Sau một thời gian thử nghiệm với hai loại robot này, UNDP sẽ tổ chức các cuộc đối thoại giữa các công ty sản xuất robot, cũng như giữa các bệnh viện, các bên liên quan trong hệ thống chăm sóc sức khỏe và các công ty sản xuất robot, nhằm góp phần xây dựng một hệ sinh thái robot lành mạnh tại Việt Nam.
Các bệnh viện thành lập đội phản ứng nhanh nội viện ứng phó với dịch bệnh
Với diễn biến của bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona, nhiều BV đã xây dựng kế hoạch đáp ứng với bệnh như: Duy trì công tác thường trực 24/24 giờ; thành lập Đội phản ứng nhanh nội viện ứng phó với bệnh; thực hiện kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo trong BV...
Đối với BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh, Hà Nội, TS Phạm Ngọc Thạch, GĐ BV Bệnh nhiệt đới cho biết: BV huy động tất cả cán bộ y tế tham gia công tác chống dịch nCoV, trong đó có 60 cán bộ trực tiếp chăm sóc, điều trị người dương tính và theo dõi giám sát người nghi ngờ. BV thành lập 2 đội cấp cứu cơ động sẵn sàng hỗ trợ tuyến dưới.
Hiện, BV có khả năng điều trị 1.000 người, trong đó 600 người giám sát, 400 ca điều trị và khoảng 50 giường điều trị tích cực và sẵn sàng cho BV dã chiến khi cần huy động. Với các ca bệnh dương tính đang được điều trị tại BV đều được bố trí 2 nơi cách ly.
Tại BV Da liễu Trung ương, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh nCoV Ban Lãnh đạo BV đã tổ chức tập huấn "Cập nhật chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của virus Corona"; đồng thời, lập kế hoạch triển khai các phương án phòng, chống dịch bệnh cho các bác sĩ, điều dưỡng và học viên tại BV.
Ông Cao Hưng Thái, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh-Bộ Y tế kiểm tra công tác điều trị, cách ly tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh. Ảnh: L.H
PGS.TS Nguyễn Văn Thường, GĐ BV Da liễu Trung ương đã chỉ đạo các nhân viên y tế BV, các khoa, phòng tăng cường theo dõi, giám sát, phòng chống dịch-đặc biệt chú ý những bệnh nhân đến khám có biểu hiện ho, sốt cần được bố trí phòng cách ly kịp thời, chuẩn bị sẵn phương tiện vận chuyển bệnh nhân theo hướng dẫn của đường dây nóng của Bộ Y tế.
Hiện, BV đã xây dựng kế hoạch đáp ứng với bệnh do nCoV, trong đó duy trì công tác thường trực 24/24 giờ; thành lập Đội phản ứng nhanh nội viện ứng phó với bệnh; chỉ đạo triển khai các hoạt động tăng cường truyền thông phòng chống dịch bệnh, giám sát, phát hiện, xử lý ổ dịch tại các khoa/phòng; thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo trong BV; thực hiện các biện pháp phòng hộ cho cán bộ y tế trực tiếp tham gia khám, điều trị, chăm sóc người bệnh, không để xảy ra hiện tượng lây nhiễm sang cán bộ y tế...
Đối với BV Nhi Trung ương, theo PGS-TS. Trần Minh Điển, Phó GĐ BV, thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế ngay từ khi có thông tin về dịch nCoV bùng phát và diễn biến phức tạp, BV đã xây dựng phương án phòng chống dịch bệnh này.
Theo đó, BV quán triệt tuân thủ việc tổ chức sàng lọc, phát hiện sớm và kiểm soát người bệnh nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm nCoV ngay tại nơi đón tiếp. Đồng thời, BV chuẩn bị sẵn khu cách ly và cơ số giường trong khu vực cách ly, bố trí phân luồng bệnh nhân 1 chiều; phân công cán bộ trực dịch để chủ động bám sát tình hình dịch và báo cáo kịp thời lãnh đạo BV về những diễn biến bất thường (nếu có).
Thực hiện tuyên truyền về bệnh, cách phòng chống ngay tại các cửa ngõ khám bệnh; yêu cầu nhân viên y tế tuân thủ đeo khẩu trang và rửa tay trong quá trình khám, chữa bệnh.
Với một số BV tại Hà Nội cũng khẩn trương thực hiện thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch; triển khai phân luồng, giám sát các ca bệnh.
Tại BV Đa khoa Sơn Tây cùng với việc thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch đã thành lập 4 đội cấp cứu cơ động để sẵn sàng ứng phó với các tình huống; có phòng khám riêng và biện pháp cách ly đối với những trường hợp bệnh nhân bị sốt...
Đối với BV Đa khoa Hà Đông, Bác sỹ Chuyên khoa 2 Đào Thiện Tiến, GĐ BV cho biết, trước diễn biến phức tạp của bệnh do nCoV, BV đã triển khai phân luồng bệnh nhân, có quy trình cách ly chặt chẽ. Các bệnh nhân sẽ được cách ly theo một chiều từ khi bệnh nhân vào đến khi bệnh nhân điều trị và chuẩn bị ra viện. Về cơ sở vật chất, BV đã được trang bị đầy đủ trang thiết bị để phục vụ cho công tác điều trị. Đơn vị cũng thành lập đường dây nóng trực 24/24 giờ...
Vân Hà
Theo PLXH
Nghi vấn bệnh nhi ung thư bị truyền hóa chất đã hết hạn sử dụng Bệnh viện Truyền máu Huyết học, TP HCM vừa quyết định đình chỉ 1 dược sĩ và 2 điều dưỡng vì nghi sử dụng hóa chất quá hạn truyền cho bệnh nhi bị suy tủy để phục vụ cho công tác điều tra. Thông tin ban đầu được biết, bệnh nhi là bé Lê Trần Khanh Ch. (4 tuổi, ngụ tại quận Thủ...