Ứng dụng Pi Network biến mất khỏi Play Store
Sáng 21/12, nhiều thành viên cho biết ứng dụng hỗ trợ “đào” Pi bất ngờ biến mất khỏi kho ứng dụng Play Store của Android.
Theo kiểm tra, ứng dụng Pi Network không còn xuất hiện trên Play Store. Khi tìm kiếm với từ khóa “Pi Network”, kết quả chỉ bao gồm Pi Browser để truy cập một số tính năng, bên dưới là những app không liên quan đến Pi Network.
Đường dẫn đến Play Store của ứng dụng Pi Network vẫn xuất hiện khi tìm kiếm trên Google, tuy nhiên nhấn vào sẽ hiện lỗi “Không tìm thấy URL được yêu cầu trên máy chủ”. Trong khi đó, ứng dụng Pi Network vẫn có mặt trên kho ứng dụng App Store của iOS.
Ứng dụng Pi Network biến mất khỏi kho ứng dụng Play Store từ rạng sáng 21/12.
Trên một số hội nhóm, nhiều người ủng hộ Pi cho biết không thể tìm thấy ứng dụng Pi Network trên Play Store từ sáng 21/12.
“Mọi người cho mình hỏi sao app Pi Network biến mất trên CH Play vậy. Hoang mang quá”, người dùng Vũ Thanh Xuân viết. Một số bình luận cho rằng ứng dụng chỉ tạm ẩn, xóa đi để ngăn việc tạo tài khoản hoặc do đội ngũ phát triển đang chuẩn bị mainnet (đưa vào hoạt động trên mạng chính thức).
Trên nhóm ủng hộ Pi với hơn 17.000 thành viên, một tài khoản cho biết ứng dụng Pi Network trên Play Store đang “tạm ẩn để cập nhật lớn”. Trang chủ Pi Network ghi rằng app đang “trải qua đợt đánh giá thường xuyên và không có sẵn để tải xuống trên Google Play Store”, hướng dẫn người dùng tải file APK để cài đặt.
Nổi lên từ năm 2020, ứng dụng Pi đang có rất nhiều người dùng tại Việt Nam. Phần lớn người ủng hộ Pi tin rằng chỉ dành ra vài phút mỗi ngày để “đào” Pi trên điện thoại, họ có cơ hội sở hữu khối tài sản lớn sau này nếu đồng Pi lưu hành và tăng giá.
Cách đây ít ngày, Pi Network đã thông báo kế hoạch đưa vào hoạt động trên mạng chính thức.
Vào tháng 2, nhiều chuyên gia về tiền mã hóa và blockchain đã lên tiếng về những biểu hiện đáng nghi của ứng dụng Pi Network. Tuy tuyên bố đây là ứng dụng tiền mã hóa dựa trên blockchain, ứng dụng Pi thực chất chỉ là một trang đăng nhập điểm danh, hiển thị web view xem thông tin.
Thời gian gần đây, nhiều người trở lại “đào” Pi khi trang chủ Pi Network cho biết chuẩn bị giai đoạn mainnet, bên cạnh một số tin đồn đưa Pi lên sàn tiền số với giá trị quy đổi.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ứng dụng Pi không công bố lõi công nghệ, mã nguồn khiến nhiều chuyên gia nghiên cứu lĩnh vực blockchain phải lên tiếng cảnh báo sự thiếu minh bạch của dự án. Một số phân tích cũng cho thấy ứng dụng Pi thu thập danh bạ người dùng, tải lên máy chủ nhưng quản lý lỏng lẻo, dễ bị tin tặc đánh cắp.
CEO của BKAV bị phản ứng vì nói hàng nghìn CMND rò rỉ từ Pi Network
Bài viết được cho là của CEO Bkav đã nhắc đến ứng dụng Pi Network như nguồn lộ dữ liệu trong vụ hàng nghìn CMND bị rao bán trên mạng.
Ngày 13/5, một người dùng trên diễn đàn R**** đã rao bán khoảng 17 GB dữ liệu là thông tin cá nhân của người Việt Nam với giá 9.000 USD. Dữ liệu bao gồm ảnh chụp hai mặt chứng minh công dân, căn cước công dân, ảnh selfie xác thực, địa chỉ, số điện thoại và email.
Bài viết được cho là của ông Nguyễn Tử Quảng, CEO Bkav nhắc tới ứng dụng Pi. Trong bài viết hiện tại ở trang cá nhân của ông Quảng không có phần nhắc tới Pi.
Sáng 18/5, mạng xã hội lan truyền ảnh chụp một bài viết của ông Nguyễn Tử Quảng, CEO Bkav. Trong bài viết này, ông Quảng cho biết các chuyên gia an ninh mạng của Bkav khẳng định những thông tin bị rao bán là "dữ liệu của ứng dụng tiền ảo Pi, không liên quan đến dữ liệu quốc gia dân cư".
Thông tin từ ông Quảng lập tức gây ra tranh cãi, phản đối từ các cộng đồng người đào Pi tại Việt Nam. Nhiều cá nhân cho rằng CEO của BKAV đã có nhận định vội vã, thiếu kiểm chứng.
Tuy nhiên, trong bài viết mới nhất ở trang cá nhân của ông Quảng không nhắc tới phần ứng dụng Pi. Đại diện truyền thông của Bkav không đưa ra bình luận gì liên quan đến ứng dụng này, khẳng định đây là bài viết đã đăng và tồn tại từ sáng.
Pi Network có làm lộ CMND của người dùng?
Sau 2 ngày rao bán dữ liệu, thành viên diễn đàn R**** đăng bài viết mới cho biết chưa có ai mua tập dữ liệu, do vậy người này vẫn đang rao bán. Đáng chú ý, trong bài viết này người bán cho biết "tất cả dữ liệu đều lấy từ mạng lưới Pi", sau đó chính người này đính chính đây chỉ là lời nói đùa.
Tới sáng 16/5, toàn bộ các bài viết của thành viên Ox1337xO trên diễn đàn R**** đã bị xóa. Dù bài viết của Ox1337xO đã bị xóa đi, thông tin "dữ liệu lấy từ Pi Network" vẫn lan truyền rất nhanh trong các nhóm bàn về tiền mã hóa. Từ trước đó, Pi Network đã là chủ đề bàn luận, so sánh với các dự án tiền mã hóa có tên tuổi khác. Thông tin Pi Network lộ dữ liệu được bàn luận sôi nổi.
Tài khoản bán dữ liệu người Việt ban đầu khẳng định "mọi dữ liệu được lấy từ Pi Network".
Đối với câu nói dữ liệu lấy từ Pi Network, nhiều người tham gia "đào" Pi khẳng định thông tin này không chính xác, bởi người dùng Việt Nam không thể xác thực thông tin trên Pi Network bằng chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân.
Cụ thể, việc xác thực thông tin (KYC) trên Pi Network được thực hiện thông qua một dịch vụ bên thứ ba là Yoti. Phóng viên Zing đã tải và thực hiện toàn bộ quá trình KYC trên ứng dụng Yoti. Khi mới tải, app yêu cầu người dùng nhập tên, độ tuổi và quét khuôn mặt để tạo tài khoản ban đầu. Sau đó, người dùng có thể nhập giấy tờ cá nhân lên để xác thực.
Khi chọn quốc tịch Việt Nam, app sẽ chỉ có tùy chọn giấy tờ duy nhất là hộ chiếu (passport), không có những lựa chọn khác như giấy phép lái xe hay căn cước công dân. Theo Yoti, hiện tại chỉ người dùng tại 62 quốc gia có thể xác thực bằng giấy chứng minh công dân, trong đó không có Việt Nam.
Khi xác thực trên ứng dụng Yoti, nếu chọn quốc tịch Việt Nam người dùng chỉ có thể gửi ảnh hộ chiếu.
Theo những bài viết hướng dẫn xác thực thông tin (KYC) trên Pi Network mới nhất, do vẫn chưa đi vào giai đoạn chính thức hoạt động (mainnet) nên ứng dụng này chưa yêu cầu mọi người dùng phải xác thực. Do đó, ứng dụng Pi Network sẽ lựa chọn ngẫu nhiên những người thường xuyên mở app và tương tác với ứng dụng để yêu cầu KYC.
Ngoài ra, một số hình ảnh được chụp lại cũng cho thấy tài khoản Ox1337xO sau đó đính chính rằng đây là dữ liệu lấy từ nguồn khác, nhưng anh ta nhắc đến Pi vì ghét ứng dụng này.
Theo Trung tâm Giám sát An toàn Không gian mạng Quốc gia (NCSC), dữ liệu bị rao bán có thể bị lộ từ một dịch vụ cho vay tiền trực tuyến hoặc sàn giao dịch tiền mã hóa.
Sáng 17/5, trung tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng Bộ Công an, cho biết Cục An ninh mạng cùng các đơn vị liên quan đã vào cuộc kiểm tra, xác minh thông tin hàng nghìn CMND được cho là của công dân Việt Nam bị rao bán trên mạng.
"Cần phải kiểm tra, xác minh làm rõ hàng nghìn CMND đó bị lộ ra từ đâu để xử lý", tướng Xô nói, Theo ông Xô, đối với giấy tờ tùy thân, rất nhiều nơi có thể yêu cầu người dân cung cấp như ngân hàng, hàng không hay một số lĩnh vực kinh doanh cũng đòi hỏi cung cấp CMND.
Chánh văn phòng Bộ Công an nhận định thông tin cá nhân của hàng nghìn người có thể được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, trong đó "không thể không đề phòng những mục đích xấu". Do đó, ngay sau khi nắm bắt thông tin, các đơn vị liên quan của Bộ Công an đã vào cuộc để kiểm tra.
Vẫn có rủi ro dữ liệu với Pi Network
Do người dùng chỉ có thể xác thực thông tin trên Pi Network bằng hộ chiếu, thông tin ứng dụng này làm lộ chứng minh nhân dân của người Việt là không có cơ sở. Tuy nhiên, các chuyên gia bảo mật vẫn cảnh báo về rủi ro dữ liệu khi sử dụng Pi Network.
Vào cuối tháng 4, nhà nghiên cứu bảo mật Ryan Montgomery cho biết sau khi kiểm tra luồng dữ liệu từ ứng dụng Pi, anh này nhận thấy có 3.700 tài khoản trong điện thoại bị gửi đến máy chủ của Pi. Montgomery đã tìm cách liên lạc trực tiếp với nhóm phát triển của Pi trên Twitter nhưng không nhận được câu trả lời.
"Chúng ta nên nhờ tới Apple thôi", nhà nghiên cứu bảo mật này nhận xét.
Ứng dụng Pi yêu cầu truy cập danh bạ điện thoại nếu dùng tính năng mời bạn bè
Trong bài viết đăng tải sáng 18/5, hai nhà nghiên cứu bảo mật là manhnho và Cu64 của dự án Chống lừa đảo đã phân tích ứng dụng Pi Network phiên bản 1.30.3 trên hệ điều hành Android, được tải về từ Play Store.
Khi sử dụng tính năng mời bạn bè dùng Pi Network, ứng dụng sẽ yêu cầu quyền truy cập danh bạ trên điện thoại. Theo nhóm nghiên cứu, sau khi bấm đồng ý, ứng dụng Pi sẽ gửi danh bạ trong máy lên máy chủ. Sau đó, mỗi lần truy cập mục Nhóm khai thác, ứng dụng lại gửi một bản cập nhật của danh bạ.
Tuy nhiên, vấn đề nằm ở hệ thống quản lý dữ liệu của người dùng. Khi người dùng lựa chọn xóa tài khoản Pi, đúng ra các dữ liệu liên quan đến họ, bao gồm cả danh bạ, cũng phải được xóa đi trên máy chủ. Dù vậy, nhóm nghiên cứu cho thấy họ có thể khôi phục dữ liệu này.
Bằng cách lấy token xác thực của ứng dụng và gửi yêu cầu lên máy chủ, hai nhà nghiên cứu đã lấy lại được toàn bộ danh bạ mà ứng dụng Pi đã tải lên, ngay cả khi họ đã thực hiện yêu cầu xóa tài khoản của mình. Nhóm nghiên cứu khẳng định dữ liệu này đúng ra phải bị xóa hết sau khi người dùng xóa tài khoản.
Tôi vẫn bảo lưu quan điểm nhóm phát triển ứng dụng Pi cần minh bạch hơn nữa
Tiến sĩ Đặng Minh Tuấn, Trưởng Lab Blockchain thuộc Học viện Bưu chính Viễn thông.
"Việc không tôn trọng quyền riêng tư của người dùng là vấn đề rất đáng quan tâm, đặc biệt trong bối cảnh nếu dữ liệu trên không được sử dụng vào đúng mục đích, sẽ gây rất nhiều vấn đề rắc rối cho người dùng.
Hiện nay, chúng tôi vẫn chưa biết được họ dùng dữ liệu danh bạ của người dùng vào việc gì, có bán đi hay không. Hành vi của họ mơ hồ và rất cần cảnh giác", đại diện nhóm Chống lừa đảo chia sẻ.
"Tôi vẫn bảo lưu quan điểm nhóm phát triển ứng dụng Pi cần minh bạch hơn nữa. Nếu không minh bạch về mã nguồn, có khả năng ứng dụng thực hiện những hành vi mà người dùng không biết đến, như có thể truy nhập và danh bạ người dùng và gửi về server ở nước ngoài", Tiến sĩ Đặng Minh Tuấn, Trưởng Lab Blockchain thuộc Học viện Bưu chính Viễn thông chia sẻ.
Ứng dụng Việt bất ngờ vượt mặt cả TikTok, YouTube lẫn Instagram trong danh sách ứng dụng được yêu thích nhất trên App Store 2021 Mới đây, App Store đã công bố danh sách top các ứng dụng miễn phí được yêu thích nhất trên kho ứng dụng năm 2021. App Store đã công bố danh sách top các ứng dụng miễn phí được yêu thích nhất trên kho ứng dụng năm 2021. Không bất ngờ khi các ứng dụng MXH Facebook, Messenger và Zalo đứng đầu bảng...