Ứng dụng hơn 100 triệu lượt tải trên Play Store chứa mã độc
CamScanner, một ứng dụng rất phổ biến trên Google Play với hơn 100 triệu lượt tải xuống đã bị phát hiện chứa mã độc.
Đây là một ứng dụng cung cấp các chức năng hữu ích để quét và quản lý tài liệu. Ban đầu CamScanner là một ứng dụng sạch sẽ nhưng sau đó, vì muốn kiếm nhiều tiền hơn nên các nhà phát triển đã cập nhật để thêm thư viện quảng cáo có chứa mô-đun độc hại. Thành phần này được biết đến như là một trình điều khiển Trojan.
Theo các nhà nghiên cứu của Kaspersky Lab, những người phát hiện ra mã độc này cho biết nó có tên Trojan- Dropper. AndroidOS.Necro.n, có thể tải xuống và thực thi bất cứ điều gì các nhà phát triển muốn bất cứ lúc nào.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu nói rằng trước đây họ đã tìm thấy Trojan-Dropper.AndroidOS.Necro.n ẩn trong các ứng dụng được cài đặt sẵn trên một số điện thoại được bán ở Trung Quốc.
Các chức năng Trojan-Dropper.AndroidOS.Necro.n có thể tải xuống và thực hiện các lệnh từ máy chủ. Do đó, chủ sở hữu của mô-đun có thể sử dụng một thiết bị bị nhiễm vì lợi ích của họ theo bất kỳ cách nào họ thấy phù hợp, từ hiển thị quảng cáo xâm nhập của nạn nhân đến ăn cắp tiền từ tài khoản di động của họ bằng cách tính phí đăng ký.
Theo FPT Shop
238 ứng dụng với 440 triệu lượt cài đặt bị phát hiện chứa mã độc làm tê liệt smartphone Android
Bằng một cách nào đó các ứng dụng này đã vượt qua hàng rào kiểm duyệt Google Play Protect để xuất hiện trên Play Store.
Theo Ars Technica, các chuyên gia đã tìm thấy mã độc quảng cáo có tên BeiTaAd ẩn trong 238 ứng dụng trên Play Store của Google. Số ứng dụng này được tải xuống tổng cộng 440 triệu lần và mang lại thu nhập cho hacker đứng đằng sau bằng cách hiển thị quảng cáo trên thiết bị của người dùng. Với hàng trăm triệu thiết bị lây nhiễm, số tiền mà các hacker thu về sẽ không nhỏ chút nào.
Nghiêm trọng hơn, khi cài một trong số 238 ứng dụng trên, người dùng Android không hề nhận ra mình vừa cài đặt một ứng dụng chữa mã độc quảng cáo. Lý do là mã độc BeiTaAd được thiết kế để không làm bất cứ điều gì bất thường trong khoảng thời gian từ 24 giờ tới 1 tuần sau khi được cài đặt.
Khi được kích hoạt, BeiTaAd hiển thị quảng cáo bên ngoài ứng dụng nên người dùng cũng không thể biết ứng dụng nào là nguyên nhân của vấn đề. Các quảng cáo thường hiển thị trên màn hình khóa chứ không phải bên trong ứng dụng và thậm chí chạy âm thanh/video trong những thời điểm ngẫu nhiên.
Trên diễn đàn Android, nhiều người phàn nàn rằng smartphone của họ bị nhiễm BeiTaAd và không thể xóa nó. Trong số đó có một anh chàng nói rằng BeiTaAd khiến smartphone của vợ anh ta bị tê liệt, không thể sử dụng được.
"Vợ tôi cũng bị như thế. Cái con virus quái quỷ này sẽ hiển thị quảng cáo ngẫu nhiên, ngay giữa lúc đang gọi điện hoặc bất cứ khi nào cô ấy sử dụng các chức năng trên smartphone. Chúng tôi không tìm ra bất cứ cách nào để sửa. Nó cực kỳ khó chịu và gần như khiến chiếc điện thoại của cô ấy trở nên vô dụng", người dùng DazDilinger45 chia sẻ.
Hãng bảo mật Lookout cho rằng những kẻ đứng đằng sau 238 ứng dụng trên đã cố gắng hết sức để che dấu sự tồn tại của mã độc quảng cáo BeiTaAd. Tất cả các ứng dụng đều được tung ra bởi công ty Trung Quốc có tên là CooTek.
Lookout đã báo cáo danh sách 238 ứng dụng trên cho Google và phía Google cũng mau chóng gỡ toàn bộ chúng khỏi Play Store. Tuy nhiên, vẫn chưa biết số ứng dụng này làm thế nào để vượt qua hàng rào kiểm duyệt Google Play Protect và tồn tại trên Play Store nhiều tháng liền.
Theo GenK
Xu hướng tấn công bằng mã độc tống tiền tiếp tục tăng Theo báo cáo của hãng bảo mật Kaspersky, kết thúc quý 2/2019 hãng đã ngăn chặn 16.017 vụ tấn công của mã độc tống tiền (ransomware). Số lượng ransomware này tăng hơn gấp đôi so với quý 2/2018 (7.620 trường hợp). Đây là một phần nằm trong báo cáo Kaspersky IT Threat Evolution quý 2/2019, và cũng ghi nhận có hơn 230.000 người...