Ứng dụng giao hàng Grab, Ahamove, Săn Ship đua nhau tung khuyến mãi Valentine
Ngày tình nhân Valentine Day năm 2019 trùng với ngày Vía Thần Tài được các ứng dụng giao hàng nhanh coi là ngày kích hoạt cho thị trường đầu năm mới, Săn Ship, Ahamove, Grab đã đồng loạt tung mã giảm giá cho các đơn hàng trong ngày 13-14/2/2019.
Săn Ship tặng mã VALENTINE đồng giá ship 10.000 đồng cho các đơn giao hàng trong phạm vi bán kính 5km ở nội thành Hà Nội trong ngày 13/2.
Ahamove cũng áp dụng mã giảm giá 8.000 đồng/đơn cho 50 đơn hàng từ ngày 13/2 đến hết 21/2/2019. Ông Trường Bomi, CEO Ahamove cho hay, dịch vụ ship hàng sau kỳ nghỉ Tết vẫn chưa trở lại 100% như ngày thường do nhiều shop bán online vẫn nghỉ và shipper chưa trở lại làm việc. Nhưng ngày 13/2/2019 số lượng đơn trên Ahamove đã đạt khoảng 80% so với 1 ngày của tháng 12/2018. Các dịp lễ như 14/2, 8/3, 30/4 chính là những thời điểm hâm nóng thị trường thương mại điện tử, cũng là cơ hội cho các ứng dụng giao hàng online tăng số lượng đơn hàng.
Ông Trường cho biết, dịch vụ ship quà tặng 14/2 đã trở lại rất sôi động, tuy nhiên với dịch vụ ship vàng (ngày Vía Thần Tài) thì Ahamove không cung cấp vì vàng có giá trị cao nên cũng không có tiệm vàng nào bán hàng online.
Siêu ứng dụng Grab cũng tranh thủ tung một loạt chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhân ngày Lễ Tình nhân như khuyến mãi 20% khi mua mã nạp thẻ điện thoại qua Ví Moca, tặng mã giảm giá dịch vụ giao hàng từ 10.000 – 20.000 đồng/đơn, tặng mã giảm giá Grabfood lên tới 40.000 đồng, hoặc giảm 50% tiền mua đồ ăn qua ứng dụng.
Video đang HOT
Trên ứng dụng Grab, tất cả các xe GrabBike và GrabCar đều được “gắn tim” màu hồng, tạo nên hình ảnh khá lãng mạn cho ngày Lễ Tình yêu sắp tới. Hình ảnh xe Grab mang theo trái tim có trên ứng dụng của người dùng tại Việt Nam và Thái Lan. Chưa rõ biểu tượng này có được gắn trên xe của người dùng ứng dụng Grab trên các quốc gia Đông Nam Á khác hay không, tuy nhiên khả năng cao là biểu tượng này được gắn trên ứng dụng Grab toàn khu vực, do Lễ Tình nhân là sự kiện được biết đến toàn cầu.
Cách đây vài ngày, các phương tiện trên Grab tại Việt Nam được chuyển thành màu đỏ với mục đích mang lại may mắn trong dịp Tết. Trước đó, các xe này cũng gắn cờ đỏ sao vàng dịp Lễ Quốc khánh 2/9, hay mang hình quả bóng trong các sự kiện bóng đá lớn có tuyển Việt Nam tham dự.
Theo ICTNews
Tuyên bố thu chiết khấu vào 'thời điểm nhạy cảm', Go-Viet đang 'tự làm khó' mình?
Được xem là một trong những đối thủ mạnh của Grab, việc Go-Viet tuyên bố thu chiết khấu khiến rất nhiều tài xế cảm thấy thất vọng khi chỉ còn 2 tuần nữa là đến Tết Nguyên Đán.
Cùng với việc thu chiết khấu, Go-Viet cũng thay đổi chính sách thưởng mới đối với các tài xế.
Từ khi tuyên bố ra mắt tại thị trường Việt Nam, Go-Viet được xem là một đối thủ xứng tầm nhất với Grab khi được hậu thuẫn bởi Go-Jek, đối thủ mạnh của Grab tại thị trường khu vực. Go-Viet cũng tiếp tục cùng Grab tạo nên một cuộc chiến khốc liệt ở thị trường gọi xe khi liên tục chạy đua đốt tiền để khuyến mại cho khách hàng và thưởng chuyến để thu hút tài xế với hàng loạt chuyến đi đồng giá. Ứng dụng này cũng đã thu hút một lượng lớn tài xế và khách hàng của đối thủ.
Sau 6 tháng vào Việt Nam, Go-Viet đã liên tục có những động thái điều chỉnh chính sách với tài xế. Từ 21/1, Go-Viet bất ngờ tuyên bố thu phí dịch vụ ở mức 20% tính trên cước phí mà đối tác tài xế nhận được cho mỗi đơn hàng thành công. Mức phí dịch vụ này áp dụng cho cả 3 dịch vụ hiện có của Go-Viet là Go-Bike, Go-Send và Go-Food ở cả Hà Nội và TP.HCM. Đối với các tài xế đăng ký trước ngày 10/8/2018 tại TPHCM, sẽ giữ nguyên chính sách ban đầu cho đến hết 31/1/2019.
Cũng từ ngày 21/1, Go-Viet cũng điều chỉnh chương trình điểm thưởng và hiệu suất hoàn thành đơn hàng. Theo đó, mức hiệu suất tối thiểu mỗi ngày mà tài xế phải đạt được để nhận thưởng sẽ là 70%, thay vì 60% như trước đây (hiệu suất là phần trăm số lượng đơn hàng thực hiện thành công trên số lượng đơn hàng yêu cầu được gửi vào ứng dụng). Thông tin này áp dụng cho cả Hà Nội và TP.HCM. Đồng thời, điểm thưởng cũng sẽ tăng lên (có nghĩa là số tiền thưởng mà tài xế được hưởng sẽ giảm xuống).
Trước động thái của Go-Viet, ở một số hội nhóm trên mạng xã hội nhiều tài xế Go-Viet tỏ ra lo lắng thậm chí chán nản. Nhiều tài xế thì với mức thu phí (chiết khấu) khoảng 20% thì chiết khấu này tương đương với mức Grab đang thu với tài xế GrabBike. Mặc dù Go-Viet cho hoàn lại 10% nhưng rõ ràng đây chỉ là chính sách tạm thời. Đồng thời, chính sách tính phí này rất phức tạp và tài xế không thể theo dõi được nguồn thu nhập của mình.
Go-Viet thu chiết khấu tài xế vào thời điểm sát Tết
Một số tài xế cho rằng, Go-Viet đã công bố thu chiết khấu và giảm tiền thưởng vào một thời điểm khá nhạy cảm khi dịp Tết Nguyên Đán đang đến gần. Thêm đó, cùng với mức thu phí này thì doanh thu tài xế Go-Viet sẽ rất thấp khi Go-Viet không hề tăng phí dịch vụ đối với khách hàng đồng thời cũng không hỗ trợ chính sách đảm bảo số tiền của mỗi cuốc xe tối thiểu cho các đối tác của mình.
Trong khi đó thì tính đến thời điểm hiện tại, ngoài các dịch vụ xe ôm, giao hàng và giao đồ ăn đang triển khai, Go-Viet vẫn còn đang gặp khó khi triển khai Go-Car và Go-Pay.
Theo tuyên bố của Go-Viet khi mới ra mắt, dự kiến ứng dụng này sẽ ra dịch vụ gọi xe 4 bánh Go-Car trong năm 2018. Tuy nhiên, vấn đề giấy phép của Go-Viet lại đang bị bỏ ngỏ. Đề án thí điểm vận tải hành khách bằng hợp đồng điện tử (Đề án 24) đã kết thúc sau 2 năm. Mặc dù Chính phủ đã cho phép kéo dài thời gian thí điểm cho đến khi có Nghị định mới thay thế Nghị đinh 86. Tuy nhiên, các doanh nghiệp muốn tham gia vào đề án này cũng phải đợi đến khi có Nghị định mới với các điều kiện hoạt động bị siết chặt hơn.
Đồng thời, việc mở rộng hoạt động dịch vụ của Go-Viet cũng có thể gặp khó khi nhiều địa phương hiện nay đang hạn chế hoạt động của các hãng taxi công nghệ khi không thể quản lý được các phương tiện do sự phát triển nhanh.
Trong khi đó đối với dịch vụ thanh toán điện tử Go-Pay, để được phép hoạt động, Go-Viet cần có giấy phép của Ngân hàng Nhà nước hoặc hợp tác với doanh nghiệp đã được cấp phép như cách mà Grab đã thực hiện khi bắt tay với Moca.
Theo ICTNews
Vượt Trung Quốc, Đông Nam Á thành điểm nóng kinh tế di động của thế giới Thái Lan, Indonesia, Singapore đang dẫn đầu thế giới trong các lĩnh vực dịch vụ ngân hàng, mua sắm và gọi xe trên nền các ứng dụng di động. Người dân tại Đông Nam Á đang vượt qua Trung Quốc trong việc nắm bắt lợi ích từ nền kinh tế di động, với tỷ lệ dân số cao hơn ở một số quốc...