Ứng dụng điện toán đám mây trong doanh nghiệp Việt – Những tên tuổi gặt hái thành công mạnh mẽ
Trong cuộc đua chuyển đổi số, rất nhiều doanh nghiệp đã đạt được những thành công nhất định khi ứng dụng công nghệ điện toán đám mây. Vậy doanh nghiệp nào đã ứng dụng thành công? Kết quả đạt được là gì?
Năm 2020 vừa qua, hội Truyền thông số Việt Nam đã tổ chức “Chuyển đổi số Việt Nam – Vietnam Digital Awards 2020″ để vinh danh 58 đơn vị chuyển đổi số xuất sắc. Bên cạnh những đơn vị được trao thưởng còn có hàng trăm đơn vị thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau cũng đã thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng điện toán đám mây thành công vào hệ thống.
Tổng hợp những doanh nghiệp ứng dụng công nghệ điện toán đám mây theo từng lĩnh vực
Tác động của công nghệ điện toán đám mây đến mỗi lĩnh vực đều có sự khác nhau nhất định. Tuy nhiên, chung quy lại chúng đều mang đến hiệu quả, tăng hiệu suất cho doanh nghiệp. Phần lớn các doanh nghiệp tiêu biểu trong nhiều lĩnh vực đều đã áp dụng công nghệ cho mục tiêu phát triển ổn định, bền vững.
1. Admicro
Được thành lập vào năm 2006, trực thuộc Công ty CP VCCorp (VCCorp) là công ty tiên phong trong lĩnh vực công nghệ và nội dung số. Sở hữu 2/3 thị trường quảng cáo trực tuyến, với hệ thống quảng cáo trên 200 website uy tín hàng đầu, độ phủ tới trên 50 triệu độc giả, tương đương 90% người dùng Internet và mobile tại Việt Nam, Admicro hiện là một trong những đơn vị hàng đầu quốc gia trong lĩnh vực khai thác quảng cáo trên Internet
2. Đất xanh Miền Bắc
Chính thức hoạt động từ tháng 7 năm 2010, Đất Xanh Miền Bắc là đơn vị cung cấp giải pháp bất động sản toàn diện và chuyên nghiệp khu vực miền Bắc. Đất Xanh Miền Bắc đã tham gia phân phối hơn 500 dự án, đầu tư khoảng 10 dự án và tư vấn cho thuê hơn 100 sản phẩm, phục vụ hơn 200.000 khách hàng lựa chọn được các sản phẩm bất động sản ưng ý.
Video đang HOT
3. Ahamove
AhaMove là dịch vụ giúp hơn 100.000 chủ shop, chủ doanh nghiệp ship hàng nội thành tại Hà Nội hoặc TPHCM với tốc độ nhanh, chi phí hợp lý và đội ngũ shipper hùng hậu. AhaMove cũng giúp hơn 25.000 nghìn tài xế Việt có thu nhập hàng tháng với chính sách phí và thưởng hấp dẫn. Ahamove đảm nhận dịch vụ giao hàng giữa 63 tỉnh, thành và mạng lưới phủ tới 11.000 xã, phường khắp cả nước với tốc độ cao và chất lượng dịch vụ ổn định.
4. SohaGame
SohaGame là nhà phát hành tiên phong về mảng game mobile tại thị trường Việt Nam. Sau 9 năm hoạt động và phát triển, SohaGame vẫn là một trong những đơn vị hàng đầu, luôn đem đến những sản phẩm chất lượng nhất để thỏa mãn nhu cầu của game thủ.
5. Tima
Năm 2015, TIMA bắt đầu tham gia thị trường tài chính công nghệ từ với vai trò là nhà cung cấp nền tảng công nghệ cho vay ngang hàng (P2P) đầu tiên tại Việt Nam. Tháng 6 năm 2016, TIMA bắt đầu triển khai dịch vụ tư vấn và kết nối tài chính, cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính đơn giản, nhanh chóng và tin cậy đến khách hàng trên Toàn Quốc.
6. VinFast
Là một nhà sản xuất ô tô tiên phong của Việt Nam được thành lập vào năm 2017, có trụ sở tại Hải Phòng. Công ty này là một thành viên của tập đoàn Vingroup, được Phạm Nhật Vượng sáng lập.
7. Sapo
Được thành lập năm 2008, Sapo nhanh chóng khẳng định được vị trí hàng đầu trong lĩnh vực bán lẻ và thương mại điện tử với 2 sản phẩm chủ đạo là Bizweb và Sapo. Đến tháng 4/2018, Bizweb và Sapo hợp nhất với nhau, trở thành Nền tảng quản lý và bán hàng đa kênh được sử dụng nhiều nhất Việt Nam. Tính đến tháng 12/2019 Sapo đã có 67,000 khách hàng lựa chọn sử dụng.
8. Bệnh viện đa khoa Thu Cúc
Thành lập từ năm 2011, sau 1 thập kỷ đi vào hoạt động, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đứng top 3 bệnh viện tư và top 5 toàn bệnh viện có điểm chất lượng dẫn đầu Hà Nội.
Điện toán đám mây đang được ứng dụng trong tất cả các lĩnh vực từ giáo dục, kinh doanh, bất động sản, chăm sóc sắc đẹp đến tài chính, giao vận, mạng xã hội. Những lĩnh vực liên quan đến công nghệ thường ứng dụng điện toán đám mây sớm hơn và có được thành công rõ ràng hơn. Đặc biệt trong lĩnh vực truyền thông và báo chí, báo điện tử là một thành công tiêu biểu trong ứng dụng điện toán đám mây.
Trong giao vận và mạng xã hội, ứng dụng điện toán đám mây gần như là bắt buộc nếu muốn phục vụ số lượng người dùng lớn. Bên cạnh đó, tài chính, y tế, game, ô tô… cũng đã có những bước đi đầu tiên trong ứng dụng điện toán đám mây. Ngay ngày hôm nay, xu hướng chuyển đổi vẫn đang diễn ra mạnh mẽ sau những động thái quyết liệt của Chính phủ với định hướng tiến tới một Việt Nam số tự chủ về công nghệ. Và bước đi đầu tiên thường là thực hiện ứng dụng điện toán đám mây.
BizFly Cloud là nhà cung cấp đa dịch vụ đám mây được vận hành bởi VCCorp, sở hữu bộ giải pháp 20 sản phẩm giúp phục vụ đa dạng, linh hoạt các nhu cầu chuyển đổi số từ cơ bản đến phức tạp cho mọi mô hình doanh nghiệp.
Doanh nghiệp Việt lo lắng gì khi quyết định "lên mây"?
Đây là vấn đề đã được đặt ra tại phiên Tọa đàm Nền tảng Điện toán đám mây Việt Nam an toàn phục vụ chuyển đổi số quốc gia trong khuôn khổ Ngày An toàn thông tin sáng 2/12.
Trong phiên thảo luận, ông Hoàng Văn Ngọc - Giám đốc Công ty TNHH Viettel - CHT (Viettel IDC) chỉ ra các rào cản khi doanh nghiệp chuyển lên nền tảng điện toán đám mây. Thứ nhất là họ không biết bắt đầu từ đâu, lựa chọn công nghệ gì.
Thứ hai là không biết lựa chọn đối tác nào. Bài toán này đã được Bộ Thông tin và Truyền thông giải quyết bằng cách ban hành bộ 153 tiêu chí và lựa chọn ra 5 doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các tiêu chí này là: Viettel, CMC, VNPT, VCCorp (BizFly Cloud) và VNG.
Rào cản thứ ba là doanh nghiệp không biết hạ tầng cũ sẽ được tận dụng thế nào, vì họ lỡ đầu tư rồi. Thứ tư là đảm bảo an toàn, an ninh trên nền tảng cloud, đây là vấn đề doanh nghiệp rất băn khoăn.
Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ Phần VCCorp Nguyễn Việt Hùng - Giám đốc BizFly Cloud - Nhà cung cấp giải pháp đám mây Việt Nam - chia sẻ nguy cơ về bảo mật trên nền tảng điện toán đám mây không khác gì so với các mô hình truyền thống. Tuy nhiên, trên nền tảng này, trách nhiệm sẽ thuộc về cả 3 phía, trong đó có nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây, nhà cung cấp dịch vụ, giải pháp an toàn thông tin và chính các đơn vị sử dụng.
Khi dịch chuyển lên điện toán đám mây, doanh nghiệp có thể gặp phải một số nguy cơ, rủi ro về an toàn thông tin. Thứ nhất là rủi ro về rò rỉ dữ liệu. Doanh nghiệp luôn lo lắng khi chuyển lên điện toán đám mây thì dữ liệu có đảm bảo tính riêng tư hay không. Thứ hai là rủi ro tổn thất dữ liệu.
Thứ ba là mất an toàn về mặt kiểm soát truy cập hệ thống và dữ liệu. Nguy cơ này cũng tương tự như nền tảng truyền thống nhưng trên nền tảng điện toán đám mây thì hạ tầng, hệ thống máy chủ, quản trị dữ liệu, quản trị hệ thống... phần lớn đều làm việc từ xa qua môi trường Internet nên nguy cơ này càng lớn hơn nhiều. Nguy cơ thứ tư là việc phân định trách nhiệm giữa nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng. Nếu không phân định rõ ràng trách nhiệm có thể tạo ra kẽ hở, khiến kẻ xấu, tin tặc lợi dụng khai thác.
Ông Đặng Tùng Sơn - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Hạ tầng viễn thông CMC bổ sung, những thay đổi liên tục về chính sách như chiến lược chuyển đổi số quốc gia, chiến lược chính phủ số, chính phủ điện tử... đã góp phần giải quyết phần nào thách thức của các doanh nghiệp kinh doanh điện toán đám mây trong nước.
Bên cạnh đó, khi các công ty đa quốc gia đã đạt được sản phẩm và giá thành rất tốt thì việc cá thể hóa cho phù hợp với khách hàng nội địa liên quan đến chất lượng, trải nghiệm khách hàng và an toàn thông tin sẽ là thế mạnh cho các doanh nghiệp nội địa, tiêu biểu là 5 doanh nghiệp nhận chứng nhận của Bộ Thông tin và Truyền thông lần này.
Tháng 4/2020 vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có nỗ lực lớn trong việc phát triển điện toán đám mây, với bước đi đầu tiên là ban hành bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật để đánh giá, lựa chọn giải pháp điện toán đám mây cho Chính phủ điện tử.
Tại sự kiện ngày 2/12, giải pháp của 5 doanh nghiệp đầu tiên gồm Viettel, VCCorp, VNPT, CMC và VNG đã đạt chứng nhận "Nền Tảng Điện Toán Đám Mây An Toàn Việt Nam" của Bộ Thông tin và Truyền thông. Đây là các nền tảng điện toán đám mây do doanh nghiệp Việt Nam làm chủ đáp ứng yêu cầu an toàn thông tin mạng phục vụ Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử.
Ông Vũ Quốc Khánh, Phó Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam cho biết, Hiệp hội An toàn thông tin rất ủng hộ định hướng của Bộ Thông tin và Truyền thông, cũng đang nỗ lực theo hướng tiêu chuẩn hóa nhiều sản phẩm an toàn thông tin nội địa. Sắp tới, Hiệp hội sẽ phối hợp với cơ quan nhà nước và một nhóm các doanh nghiệp chủ lực để sớm xây dựng các hệ thống thống nhất các giải pháp và tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.
BizFly Cloud - Nhà cung cấp đa dịch vụ đám mây với chi phí tối ưu nhất - được vận hành bởi VCCorp - hiện là đối tác uy tín của nhiều đơn vị lớn như VTV, Vingroup, Đất Xanh Miền Bắc, Thu Cúc, Ahamove, VNtrip...
Đồng Nai triển khai 5G để đồng bộ hạ tầng với sân bay Long Thành Đó là ý kiến của ông Lê Hoàng Ngọc, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đồng Nai tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2021 ngành thông tin - truyền thông ngày 22.1. Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai thực hiện nghi thức khai trương, vận hành thí điểm Trung tâm điều hành đô thị thông minh Theo ông Lê...