Ứng dụng di động truy lùng tội phạm
Theo nhật báo The Times of India, ứng dụng di động tìm kiếm tội phạm hình sự cho phép người dân cùng truy lùng tội phạm với cảnh sát đã được chỉ huy trưởng cảnh sát bang Tây Bengal Surajit Kar Purkayastha chính thức đưa vào sử dụng hồi cuối tháng 10 sau một năm hoạt động thử nghiệm.
Ứng dụng di động truy lùng tội phạm
Ứng dụng này có thể được tải về từ Google Play. Cùng với một website kèm theo phần mềm ứng dụng, người dân có thể tra cứu thông tin, nắm bắt tình hình các vụ phạm tội xảy ra ở Bengal, cũng như về người tình nghi phạm tội và trợ giúp cảnh sát truy bắt. Hiện tại, có 1.663 viên chức cảnh sát thành phố Kolkata và bang Tây Bengal sử dụng phần mềm này chứa rất nhiều dữ liệu vụ phạm tội và nghi phạm đang bị truy lùng. Đây là công cụ hữu ích giúp cơ quan chức năng điều tra và tăng cường tương tác với người dân nhằm bắt giữ tội phạm.
Video đang HOT
Ứng dụng này chia sẻ manh mối mà các nhà điều tra thu thập được cho người dân, đồng thời khuyến khích họ cung cấp thêm thông tin liên quan để có thêm thông tin tìm kiếm. Ví dụ như một video clip từ camera mạch kín CCTV có thể được chia sẻ và qua đó, người dân có thể giúp cơ quan điều tra hình sự xác định danh tính những người hiện diện trong đó. Họ có thể cung cấp thông tin tên tuổi, nơi ở hoặc xe của nghi phạm sử dụng. Cũng có thêm một bản đồ tương tác, chỉ rõ vị trí tất cả các trạm cảnh sát ở Bengal, với đầy đủ chi tiết như tên, số điện thoại của viên chức chịu trách nhiệm tại đó. Lần đầu tiên, cảnh sát Bengal có bản đồ chỉ rõ những điểm nóng, nơi bọn tội phạm hoành hành khi vắng mặt lực lượng an ninh, các đoạn đường nên tránh đi vào ban đêm…
Ứng dụng này cũng giúp cảnh sát có thể tìm ngay chi tiết nhân thân của nghi phạm như: tên tuổi, biệt danh, hình ảnh, tiền án, tiền sự… cũng như tình tiết các vụ phạm tội ngay tức thì trong tầm với của các ngón tay, thay vì phải mất thời gian lục tìm hồ sơ như trước đây.
Ông Purkayastha nhận định: “Đây là công cụ khổng lồ giúp người dân hội nhập các cuộc điều tra của cảnh sát, đồng thời cho phép công dân tương tác phòng chống tội phạm”.
Theo Người Lao Động
Ứng dụng hẹn hò Paktor huy động được 32,5 triệu USD tài trợ
Paktor - ứng dụng hẹn hò từ Singapore đã huy động được số tiền tài trợ lên đến 32,5 triệu USD, giúp công ty có thể mở rộng vào các thể loại giải trí di động mới.
Paktor khá phổ biến tại các quốc gia Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
Theo Techcrunch, sau 4 năm hoạt động, đến nay Paktor đã thu hút được 20 triệu người sử dụng trên toàn thế giới, với 110 nhân viên và huy động được nguồn tài trợ trị giá 32,5 triệu USD.
Không dừng lại tại đó, Giám đốc điều hành kiêm đồng sáng lập Joseph Phua nói rằng gần đây công ty đã đạt lợi nhuận, là cơ sở để Paktor thu hút được thêm các nguồn đầu tư mới, gồm K2 Global tại châu Á (Mỹ) và MNC Media Group (Indonesia). Trước đó, nguồn đầu tư vào Paktor đến từ YJ Capital (Yahoo Nhật Bản) và Vertex Ventures (Singapore).
Anh Phua cho biết, trước đây công ty huy động nguồn đầu tư để tồn tại, nhưng nguồn đầu tư mới sẽ giúp công ty mở rộng hơn nữa phạm vi hoạt động. Cụ thể, Phua cho rằng nguồn tài chính mới sẽ giúp anh định hướng về tương lai dành cho Paktor.
Theo Phua, House Party - sản phẩm đến từ nhóm đứng đằng sau dịch vụ live-steaming Meerkat, và ứng dụng hẹn hò với chức năng phát trực tiếp Momo của Trung Quốc, như là các bằng chứng về sự thay đổi của các ứng dụng truyền thống chuyển sang xu hướng giải trí xã hội mới.
Được biết, Paktor là ứng dụng hẹn hò được sử dụng phổ biến nhất trong khu vực Đông Nam Á và các quốc gia lân cận như Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản và Hàn Quốc. Nó cũng thu hút một lượng nhất định người dùng tại các khu vực khác trên thế giới. Bên cạnh đó, Phua cho biết đã hợp tác với một số công ty truyền thông xã hội khác để cung cấp những dịch vụ hẹn hò riêng biệt tại các khu vực Mỹ La tinh, Mỹ và châu Âu, nhưng không sử dụng tên gọi Paktor.
Thành Luân
Theo Thanhnien
Botnet khét tiếng vừa gây ra hàng loạt vụ DDOS trên 164 quốc gia cũng có lỗ hổng, hoàn toàn có thể hack ngược Dù mang lại một phương pháp phòng thủ chủ động cho các nạn nhân của cuộc tấn công, nhưng việc thực hiện nó lại gặp các trở ngại về mặt pháp lý. Mạng botnet Mirai đã trở nên khét tiếng khi nó được sử dụng trong vụ tấn công từ chối dịch vụ phân tán DDoS với quy mô lớn nhằm vào nhà...