Ứng dụng ‘đầu tư chứng khoán với số tiền chỉ bằng cốc trà sữa’ gọi vốn thành công 1,5 triệu USD
Nhà sáng lập ứng dụng này là bà Nguyễn Thị Hương Giang – người từng có nhiều năm làm việc tại Vinacapital, SSI.
Mới đây, ứng dụng đầu tư thông minh Tititada đã công bố hoàn thành huy động 1,5 triệu USD vòng tiền hạt giống (pre-seed) từ Golden Gate Ventures – một quỹ đầu tư mạo hiểm được thành lập tại Silicon Valey và có hơn 10 năm hoạt động tích cực ở Đông Nam Á. Tititada huy động được vốn trước khi sản phẩm ra mắt thị trường, cũng đánh dấu là đợt huy động vòng tiền hạt giống có quy mô lớn nhất của một quỹ mạo hiểm vào công ty khởi nghiệp tại Việt Nam.
Tititada là ứng dụng đầu tư công nghệ mới ra mắt vào năm 2022, được sáng lập bởi bà Nguyễn Thị Hương Giang – chuyên gia có gần 20 năm kinh nghiệm trong ngành tài chính và đầu tư tại Việt Nam.
Bà từng có 8 năm làm việc tại VinaCapital, sau đó chuyển sang vị trí Investment Banking (IB) tại Chứng khoán SSI. Nhà sáng lập Tititada từng là người trực tiếp tham gia tư vấn IPO và bán vốn cho hàng loạt tên tuổi lớn như Novaland, HDBank, VRE, VHM… Ở tuổi U40, bà bỏ công việc mơ ước để khởi nghiệp, với mong muốn sẽ xây dựng một ứng dụng đầu tư thông minh để đào tạo các nhà đầu tư trẻ.
Bà Hương Giang chia sẻ: ” Việc hình thành được tư duy đầu tư dài hạn là rất cần thiết với giới trẻ, đặc biệt là đầu tư để chuẩn bị cho một tương lai vững vàng về tài chính, để được an nhàn khi về hưu. Chúng ta nghĩ mình còn trẻ, còn nhiều thời gian. Đến khi nhận ra sắp về hưu rồi, thì giai đoạn vàng son để chuẩn bị cho việc hưu trí đã qua. Thêm nữa, các xu hướng xã hội hiện nay như tuổi thọ cao hơn, chi phí sinh hoạt tăng, và quy mô gia đình nhỏ lại, dân số già hóa và số người cần được trợ cấp hưu trí tăng cao, có thể sẽ khiến nhiều người mất an toàn về tài chính khi về hưu, nếu không có kế hoạch tài chính từ trước.
Tititada mong muốn giải quyết các vấn đề xã hội tiềm tàng, giúp các bạn trẻ bắt đầu đầu tư từ sớm, đầu tư an toàn, và đầu tư một cách thông minh. Mục tiêu của chúng tôi là có thể cùng các bạn trẻ xây dựng tư duy đầu tư dài hạn, làm “giàu” cho chính mình, giàu cả về tài chính, về kiến thức, để mỗi cá nhân có sự tự tin về tài chính, tự do tạo tương lai, thay vì FOMO đầu tư ngắn hạn”.
Theo giới thiệu, ứng dụng Tititada cho phép người dùng bắt đầu đầu tư chứng khoán với số tiền chỉ bằng cốc trà sữa. Các thao tác đặt lệnh, nạp và rút tiền,… đều có thể thực hiện dễ dàng trên app. Tititada cũng tuyên bố miễn phí phí môi giới cho khách hàng.
Nói thêm về thương vụ này, ông Vinnie Lauria, Nhà sáng lập Golden Gate Ventures chia sẻ: ” Thị trường đầu tư và quản lý tài chính cá nhân ở Việt Nam từ lâu đã được nhìn nhận là đầy tiềm năng và sẽ có những bước tiến đột phá. Thời điểm hiện tại chính là lúc các yếu tố khách quan như dân số trẻ có sự tiếp cận công nghệ cao, sự tăng trưởng thu nhập đầu người, tăng trưởng tầng lớp trung lưu, sự thay đổi trong tư duy đầu tư dài, đang cùng hội tụ. Điều này tạo nên một môi trường tăng trưởng đầy tiềm năng cho Tititada”.
Video đang HOT
Cùng với sự bùng nổ phong trào độc lập, tự do tài chính cũng như của kênh đầu tư chứng khoán vài năm qua, nhiều công ty khởi nghiệp fintech trong lĩnh vực này đã ra đời. Cách đây không lâu, Finhay (thành lập từ 2017) – nền quản lý tài chính cho nhà đầu tư cá nhân với những khoản đầu tư nhỏ chỉ từ 50.000 đồng, đã công bố huy động được 25 triệu USD trong vòng gọi vốn Series B, đồng thời mua lại CTCP Chứng khoán Vina. Tháng 2/2022, một startup khác cũng cho phép đầu tư từ số tiền nhỏ là Infina gọi vốn thành công 6 triệu USD tại vòng hạt giống.
Cú lừa startup gây chấn động phố Wall
Startup giao hàng Trung Quốc đã lừa ngoạn mục từ nhà đầu tư đến các đối tác trong suốt 8 năm.
Năm ngoái, khi vội vàng huy động thêm tiền thì các nhà lãnh đạo của ứng dụng giao hàng tạp hóa Trung Quốc có tên Missfresh đã đưa ra loạt lời cam kết. Cuối cùng, công ty đã trụ vững và IPO thành công trên sàn Nasdaq.
Missfresh vốn là công ty đi tiên phong trong việc giao hàng tạp hóa nhanh chóng ở Trung Quốc. Họ đã huy động được 1,8 tỷ USD từ các nhà đầu tư bao gồm các quỹ tập trung vào công nghệ do Tiger Global và Goldman Sachs điều hành. Missfresh được định giá 3 tỷ USD trong đợt IPO từ một năm trước, ngay trước khi sụp đổ vào mùa hè năm nay.
Mô hình kinh doanh có vấn đề và không có lợi nhuận cao của Missfresh khiến các giám đốc điều hành liên tục tìm cách huy động vốn, bao gồm cả các thương vụ được thực hiện ngay trước khi IPO, hiện đã trở thành tâm điểm của các vụ kiện từ phía nhà đầu tư.
Trường hợp của Missfresh phơi bày sự nguy hiểm của việc các nhà đầu tư quá tin vào sự thổi phồng của một công ty được cho là tiên phong trong bối cảnh khởi nghiệp công nghệ Trung Quốc với hy vọng thu được lợi nhuận nhanh chóng.
Missfresh đã thu về 365 triệu USD vào năm ngoái từ chính quyền địa phương thành phố Thanh Đảo và một quỹ đầu tư được thành lập bởi Carl Chang, một ông trùm bất động sản ở nam California và là chủ tịch chi nhánh của Ngân hàng Dự trữ Liên bang San Francisco. Ông này đã cáo buộc bị Missfresh và chủ ngân hàng JPMorgan lừa gạt.
Khi kỷ nguyên tiền rẻ kết thúc, Missfresh thừa nhận đã phóng đại doanh thu và cạn kiệt tiền mặt sau khi nhận được "cứu cánh cuối cùng" là 30 triệu USD từ một tập đoàn khai thác than để đổi lấy 1/3 công ty. Thỏa thuận này diễn ra vào tháng bảy.
Hầu hết lực lượng lao động của Missfresh hiện đã bị sa thải, nhiều người vẫn còn nợ lương hai tháng. Các chủ nợ chưa thanh toán đã kéo đến các văn phòng của công ty trên khắp đất nước để phản đối và hàng loạt tài xế giao hàng của họ đã bắt đầu chuyển sang làm cho các công ty đối thủ.
" Giờ tôi đang lái xe cho Meituan và Ele.me", một người lái xe 35 tuổi nói khi anh ta bỏ hai suất cơm trưa nóng hổi vào hộp Missfresh màu hồng của mình. "Họ nợ mọi người rất nhiều tiền".
Người phát ngôn của Missfresh, Chen Yanqing cho biết công ty đang thực hiện kế hoạch tái cơ cấu nợ cho hoạt động kinh doanh giao hàng tạp hóa chính của mình.
Chỉ hơn một năm trước, khi tương lai của công ty vẫn còn tươi sáng, Xu như thường lệ đang tiếp tục tìm kiếm nguồn tài trợ để "đánh bóng" Missfresh cho đến khi có kế hoạch IPO tại New York vào mùa hè. Công ty này có 132 triệu USD tiền mặt trong tài khoản vào cuối tháng 12 năm 2020 nhưng đã tiêu hết khoảng 90 triệu USD mỗi quý.
" Missfresh không còn chút hy vọng nào", một nhà đầu tư ở Bắc Kinh nhận định.
Trong tám năm gây quỹ, Xu đã bị hầu hết các quỹ đầu tư công nghệ truyền thống của Trung Quốc hắt hủi. Vì vậy, trong thời gian chuẩn bị cho IPO, nhóm của Missfresh đã chuyển mục tiêu "săn" nhà đầu tư sang chính quyền địa phương Thanh Đảo và ông Chang ở Quận Cam.
Công ty của Kairos Investment Management của Chang đã quảng cáo thương vụ này rất xa và rộng rãi. "Mối quan hệ chiến lược" với Missfresh có nghĩa là các nhà đầu tư sẽ nhận được "chiết khấu hấp dẫn" cho "một trong những đợt IPO của công ty Trung Quốc được mong đợi nhất năm 2021", theo bài thuyết trình của nhà đầu tư Kairos được Financial Times đưa tin.
" Cổ phiếu của chúng tôi ở mức 5,27 USD một cổ phiếu định giá 3,5 tỷ USD", Chang nhắn tin cho một nhà đầu tư vào ngày 31/5/2021. " JP Morgan đã đề cập trong cuộc gọi độc quyền của chúng tôi vào tuần trước rằng họ tin tưởng một cách thận trọng định giá công ty là khoảng 12 tỷ USD", anh ta nói thêm.
Trong cuộc gọi, một sếp ngân hàng JPMorgan đã giải thích cách họ đạt được mức định giá 12 tỷ USD. Sếp ngân hàng cho biết, mảng giao hàng của Missfresh xứng đáng có bội số định giá tương tự như Amazon, trong khi có thể so sánh các bộ phận khác của hoạt động kinh doanh của họ với Alibaba và Shopify.
" Chúng tôi đang sử dụng bội số khá thận trọng", người này cho biết.
Xu nói thêm một cách dũng cảm: Thị trường mục tiêu của Missfresh trị giá 2,8 nghìn tỷ NDT (405 tỷ USD) và nó là thị trường dẫn đầu. Ông tuyên bố: " Chúng tôi đang lỗ nhẹ nhưng dòng tiền vẫn tích cực. Chúng tôi luôn đặt trọng tâm lớn nhất vào tăng trưởng chất lượng cao".
Chưa đầy một tháng sau, vào ngày 25/6, Missfresh IPO trên sàn Nasdaq nhưng với mức định giá chỉ 3 tỷ USD, có nghĩa là quỹ của Chang đã lỗ trước khi giao dịch bắt đầu.
Một người thân cận với tình huống này cho biết: " Khoản đầu tư này đã lỗ ngay khi họ mua trước IPO do tính toán sai. Sau đó mọi thứ rơi vào một vòng xoáy tử thần".
Cổ phiếu của Missfresh đã sụt giảm 26% trong ngày giao dịch đầu tiên. Vào đầu tháng 11, quỹ của Chang đã chứng kiến giá trị khoản đầu tư giảm 75% và ông đã gửi email cho các nhà đầu tư của mình với một kế hoạch mới để " khắc phục sự bất công mà chúng tôi và các nhà đầu tư của chúng tôi phải chịu đựng".
Kairos đã ký một thỏa thuận thỏa thuận với Xu, cho phép quỹ bán lại cổ phiếu của mình trong khoảng thời gian khoảng hai năm với mức lãi 20%, Chang giải thích. Các giao dịch này là một phần của vụ kiện của quỹ đầu tư Solaia Capital có trụ sở tại Connecticut, cáo buộc Chang đã lừa dối công ty đầu tư 500.000 USD.
Vào cuối tháng 6, Missfresh nợ các nhà cung cấp 2 tỷ NDT và chỉ có 200 triệu NDT tiền mặt, hầu hết trong số đó đã bị tòa án Trung Quốc đóng băng do các hóa đơn chưa thanh toán, theo một cựu nhân viên có quyền truy cập vào sổ sách của công ty. Công ty đã đóng cửa hoạt động kinh doanh giao hàng tạp hóa một cách nhanh chóng vào cuối tháng trước.
JPMorgan từ chối bình luận. Missfresh cho biết quy trình IPO và tất cả các thông tin liên lạc với nhà đầu tư của họ đều tuân thủ các quy định.
Công ty gần như tan rã đã khiến thành phố Thanh Đảo bị lỗ khoản đầu tư lên tới 290 triệu USD.
Khoản đầu tư này cũng khiến Qingdao phải chịu một phần trách nhiệm về những thất bại của Missfresh trước những nhà cung cấp không được thanh toán như Zhang Le, công ty vẫn đang nợ 1,8 triệu NDT vì đã cung cấp đồ ăn nhẹ thịt bò khô và rong biển khô cho siêu thị kỹ thuật số. Zhang nói: " Họ là một cổ đông nên họ phải chịu một số trách nhiệm".
Trong những tuần gần đây, cô ấy đã tham gia một nhóm hơn 40 chủ nợ, nợ chung hàng chục triệu USD, phản đối việc thanh toán tại các văn phòng của Missfresh trên khắp Trung Quốc.
Đấu giá NFT với nội dung "bài đăng Twitter đầu tiên của nhà sáng lập", một nửa số tiền sẽ được dùng vào mục đích từ thiện Năm ngoái, đã có người mua NFT này với giá 2,9 triệu USD. NFT chứa nội dung bài đăng Twitter đầu tiên, vốn thuộc về nhà sáng lập Twitter Jack Dorsey, sẽ có thể được trao tay với chỉ 280 USD. Chủ sở hữu hiện tại của NFT này mới rao bán nó với giá 48 triệu USD vào tuần trước. Nhà đầu...