Ứng dụng đánh cắp thông tin nhạy cảm, có thể khiến bạn mất tiền oan
Công ty bảo mật Pradeo vừa phát hiện một loạt phần mềm trên kho ứng dụng CH Play có chứa mã độc Joker.
Trong đó, một ứng dụng có tên Color Message đã thu hút hơn 500.000 lượt tải xuống, nhận về số điểm 4,1/5 sao từ người dùng và có hơn 2.000 lượt đánh giá. Theo như thông tin đăng tải trên kho ứng dụng CH Play, phần mềm này cho phép người dùng có thể cá nhân hóa chủ đề của các cuộc hội thoại.
Hiện tại, ứng dụng này đã bị Google gỡ bỏ khỏi cửa hàng CH Play. Tuy nhiên, rất nhiều nạn nhân đã vô tình tải xuống và cài đặt phần mềm này. Do đó, bạn cần phải kiểm tra lại thiết bị của mình và gỡ hoàn toàn chúng ra khỏi điện thoại càng sớm càng tốt.
Ứng dụng Color Message có chứa mã độc Joker đã thu hút hơn 500.000 lượt tải xuống
Mã độc Joker được các nhà nghiên cứu phát hiện lần đầu vào năm 2017. Nó là một loại trojan, có khả năng âm thầm đánh cắp dữ liệu cá nhân từ điện thoại hoặc máy tính bảng Android của người dùng.
Nó có thể xâm nhập vào điện thoại và tự động đăng ký hàng loạt dịch vụ tính phí đắt đỏ. Những dịch vụ này sẽ tự động trừ tiền trong tài khoản của người dùng. Trong vài năm qua, loại mã độc này đã được tìm thấy trong hàng trăm ứng dụng khác nhau.
Bên cạnh Color Message, Pradeo cũng phát hiện ra hàng loạt cái tên khác có chứa loại mã độc này. Nếu đã vô tình cài đặt ứng dụng dưới đây, bạn hãy xóa chúng ra khỏi thiết bị để tránh bị đánh cắp dữ liệu và mất tiền oan.
Danh sách một số phần mềm có chứa mã độc Joker do Pradeo cảnh báo:
- Safety AppLock
- Convenient Scanner 2
- Push Message-Texting&SMS
- Emoji Wallpaper
- Separate Doc Scanner
Video đang HOT
- Fingertip GameBox
Hàng loạt ứng dụng dính nghi vấn đánh cắp thông tin tài khoản ngân hàng, tiền điện tử, người dùng smartphone nên gỡ gấp!
Nếu phát hiện smartphone của mình có các ứng dụng sau đây, bạn nên gỡ bỏ chúng ngay lập tức để tránh những thiệt hại về tiền bạc.
The Record dẫn nguồn tin từ hãng bảo mật di động ThreatFabric cho biết, hơn 300.000 người dùng Android đã bị nhiễm trojan đánh cắp tài khoản ngân hàng sau khi cài đặt các ứng dụng từ Play Store (CH Play) của Google.
Mã độc này ẩn mình bên trong các ứng dụng như trình quét mã QR, PDF, công cụ bảo mật, ứng dụng thể dục và trình xác thực hai yếu tố. Tuy nhiên, bên cạnh tính năng mà nhà phát triển cung cấp, các ứng dụng này cũng bao gồm một mô-đun đặc biệt được gọi là "trình tải".
Hơn 300.000 người dùng Android đã bị nhiễm trojan đánh cắp tài khoản ngân hàng sau khi cài đặt 11 ứng dụng từ Google Play Store (CH Play)
Trong lĩnh vực an ninh mạng, "trình tải" được hiểu là những phần mềm độc hại nhỏ được ẩn bên trong một ứng dụng. Chúng thường được sử dụng cho các mục đích xấu, chẳng hạn như kết nối với máy chủ từ xa để tải xuống và chạy mã bổ sung.
Thiết kế thu nhỏ này cho phép chúng vượt qua các đợt quét kiểm tra do phần mềm bảo mật thực hiện. Quá trình này lại càng không được xem xét kỹ lưỡng như lần cài đặt ứng dụng ban đầu.
Dựa trên lỗ hổng này, hacker đã sử dụng một kỹ thuật được gọi là versioning, hiểu đơn giản là đưa phiên bản sạch (không độc hại) của ứng dụng lên Play Store để lấy lòng tin người dùng. Sau khi đã đạt được một lượng người dùng nhất định, chúng lén chèn mã độc thông qua các bản cập nhật ứng dụng.
Đây cũng là cách thức được băng đảng hacker sử dụng để phát tán mã độc trong đợt phạm tội này.
Ứng dụng độc hại này đã có trên 50.000 lượt tải về trước khi bị phát hiện và gỡ bỏ khỏi kho ứng dụng Google Play Store
Một ứng dụng độc hại khác bị phát hiện và gỡ bỏ khỏi Play Store
Theo công bố của ThreatFabric, hãng bảo mật đã phát hiện ra bốn trojan đánh cắp tài khoản ngân hàng khác nhau được phát tán qua Google Play Store, trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 11/2021. Chỉ trong khoảng 3 tháng, bốn trojan này đã phát tán và lây nhiêm trên 300.000 thiết bị Android.
Bốn trojan được đề cập gồm Anatsa (hay còn gọi là TeaBot), Alien, ERMAC và Hydra. Những mã độc này được tinh chỉnh để trốn tránh gần như mọi chiến dịch truy quét, ngăn chặn của hệ thống bảo vệ.
Khi người dùng tải về và cài đặt những ứng dụng độc hại trong danh sách, nạn nhân có thể bị trojan lấy cắp thông tin đăng nhập các ứng dụng mạng xã hội, ứng dụng nhắn tin, tài khoản ngân hàng và tiền điện tử. Một số trong số chúng còn có khả năng bỏ qua xác thực hai yếu tố dựa trên SMS và tự động hóa việc đánh cắp tiền của người dùng.
Nếu phát hiện smartphone của mình có các ứng dụng sau đây, bạn nên gỡ bỏ chúng ngay lập tức để tránh những thiệt hại về tiền bạc
Dưới đây là danh sách 11 ứng dụng chứa trojan ngân hàng mà ThreatFabric công bố:
App name
Package name
Two Factor Authenticator
com.flowdivison
Protection Guard
com.protectionguard.app
QR CreatorScanner
com.ready.qrscanner.mix
Master Scanner Live
com.multifuction.combine.qr
QR Scanner 2021
com.qr.code.generate
QR Scanner
com.qr.barqr.scangen
PDF Document Scanner - Scan to PDF
com.xaviermuches.docscannerpro2
PDF Document Scanner
com.docscanverifier.mobile
PDF Document Scanner Free
com.doscanner.mobile
CryptoTracker
cryptolistapp.app.com.cryptotracker
Gym and Fitness Trainer
com.gym.trainer.jeux
Xóa ngay những ứng dụng di động này nếu không muốn mất tài khoản ngân hàng Công ty an ninh mạng ThreatFainst đã phát hiện ra rất nhiều ứng dụng có chứa mã độc tồn tại trên CH Play, có thể đánh cắp thông tin về tài khoản ngân hàng của người dùng. Một nghiên cứu được thực hiện bởi công ty an ninh mạng ThreatFainst cho thấy những mã độc này đã xuất hiện từ tháng 6 đến...