Ứng dụng công nghệ trong đào tạo nghề
Cách mạng 4.0 đặt ra yêu cầu đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố căn bản của giáo dục nghề nghiệp để đáp ứng được nhu cầu ngày một cao của thị trường lao động.
Lực lượng lao động toàn cầu trong đó có Việt nam đang đứng trước những thách thức lớn từ cuộc cách mạng 4.0, tự động hóa, sử dụng robots, trí tuệ nhân tạo và số hóa. Theo số liệu theo số liệu của tổ chức Manpower Group tự động hóa có thể thay thế 45% tác vụ trong công việc và 5% toàn bộ công việc, theo khảo sát tại 19.000 doanh nghiệp ở 44 quốc gia thì có tới 44% các công ty có kế hoạch tự động hóa một số tác vụ trong 2 năm tới. Đặt ra yêu cầu cần có sự thay đổi mạnh mẽ trong quá trình dạy và học nghề, để đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động.
Nhằm hỗ trợ đổi mới căn bản của giáo dục nghề nghiệp, Chính phủ đã phê duyệt chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp – Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016 – 2020 , trong đó nội dung “Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp”, góp phần thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp trình độ cao đẳng, trung cấp cho khoảng 1,35 triệu người (trong đó khoảng 5% đạt ở các cấp độ quốc tế, khu vực ASEAN và quốc gia) đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập.
Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường nghề theo Quyết định số 761/QĐ-TTg ngày 23 tháng 5 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển trường nghề chất lượng cao đến năm 2020 và khoảng 30 trường chuyên biệt đủ điều kiện để đào tạo cho một số nghề trọng điểm phục vụ phát triển kinh tế biển và các đối tượng là người dân tộc thiểu số học nội trú, người khuyết tật…
TS. Nguyễn Thị Hằng, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kỹ nghệ II cho biết: ” Trước bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động trực tiếp đến giáo dục làm thay đổi nội dung, phương thức đào tạo, nghề đào tạo, vị trí việc làm của người học tại doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc vận dụng công nghệ hiện đại có thể xem là giải pháp tối ưu trong việc đào tạo nghề trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0″.
Video đang HOT
“Hình thức face to face đang gặp phải một thách thức lớn trong việc cập nhật nội dụng, đáp ứng nhu cầu học tập và yêu cầu đổi mới phương pháp đào tạo. Chính vì vậy, nhằm đổi mới toàn diện công tác đào tạo, trường Cao đẳng Kỹ nghệ II đã ứng dụng cộng nghệ IoT trong đào tạo, linh hoạt cả về thời gian, địa điểm, nội dung và hình thức học tập”, bà Hằng nhấn mạnh.
IoT (Internet of Things) được hiểu là một mạng kết nối các đối tượng vật lý với nhau như: “Thiết bị điện tử, phương tiện giao thông, các tòa nhà; hoặc bất kỳ thiết bị nhúng khác. IoT cho phép các đối tượng được cảm nhận và điều khiển từ xa trên cơ sở hạ tầng mạng hiện có, cho phép tích hợp trực tiếp thế giới vật lý vào hệ thống máy tính, nhằm cải thiện tính hiệu quả, độ chính xác và lợi ích kinh tế”.
Các yếu tố cơ bản của công nghệ IoT được ứng dụng trong quá trình đào tạo tại trường Cao đẳng Kỹ nghệ II đó là việc giúp học viên tối ưu hóa khả năng học tập di động, bằng các bài giảng, tài liệu học tập đã được điện tử hóa, sử dụng các thiết bị thông minh trong quá trình giảng và dạy nhằm tăng cường tính trực quan sinh động cho các nội dung đào tạo.
Hệ thống internet được đầu tư bài bản tại các đơn vị trường, bước đầu nhà trường đã triển khai các hoạt động như tuyển sinh, thông tin nhà trường thông qua mạng xã hội, website. Bước đầu đã tạo lập cơ sở dữ liệu số trong việc triển khai các hoạt động của các đơn vị.
Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã lan tỏa trong toàn hệ thống giáo dục nghề nghiệp; bước đầu người học đã tiếp cận được các thông tin về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tuy nhiên, theo bà Hằng trước sự thay đổi nhanh chóng của khoa học công nghệ, cũng đặt ra không ít thách thức cho hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp như: Cơ sở vật chất, đội ngũ nhân lực còn hạn chế. Đa phần học sinh tiếp cận đến học tập tại các trường là đối tượng khó khăn, vùng sâu vùng xa, hệ thống internet ở các vùng nông thôn chưa được triển khai rộng rãi.
Định hướng đào tạo nghề gắn với công nghệ IoT tại trường Cao đẳng Kỹ nghệ II là thành lập phòng truyền thông như một kênh trung tâm để xử lý mọi thông tin, những vấn đề nảy sinh trong quá trình đào tạo; xây dựng hệ thống dữ liệu từng nghề đào tạo theo số hóa; quản lý đào tạo nghề theo hướng số hóa…
Và để làm được điều đó, việc phát triển đội ngũ giáo viên nắm vững công nghệ IoT là điều vô cùng quan trọng, đồng thời đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đồng bộ bộ hóa với công nghệ IoT, ứng dụng công nghệ IoT vào trong dạy học thông qua các lớp học số (tích hợp dạy học trên lớp với dạy học trực tuyến), phát triển mô hình cung cấp thông tin qua SMS, xây dựng chính sách phát triển bền vững ứng dụng công nghệ IoT trong quản lý của nhà trường. Phát triển sàn giao dịch việc làm gắn với công tác đào tạo nghề, giám sát các hoạt động đào tạo nghề thông qua camera.
Theo dân sinh
Nâng cao hiệu quả ứng dụng các đề tài, dự án khoa học và công nghệ vào thực tiễn
Những năm gần đây, việc triển khai thực hiện các đề tài, dự án khoa học và công nghệ (KH&CN) trên địa bàn tỉnh đã mang lại những kết quả nhất định, góp phần đưa các giống cây, con mới, tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống nhằm nâng cao thu nhập.
Góp phần xóa đói, giảm nghèo, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.
Mô hình trồng nấm của anh Phạm Lân Quang, phố Ái Sơn 2, phường Đông Hải (TP Thanh Hóa).
Một ví dụ điển hình, sau nhiều năm thực hiện các dự án về xây dựng mô hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ nấm ăn, nấm dược liệu, đặc biệt là Dự án "Xây dựng mô hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ nấm ăn, nấm dược liệu theo hướng công nghiệp tại Thanh Hóa", Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Phát triển công nghệ sinh học Thanh Hóa đã làm chủ được công nghệ và sản xuất giống nấm cấp 1, 2, cấp 3 các loại nấm rơm, nấm sò, mộc nhĩ, linh chi, nấm mỡ, nấm đùi gà, kim trâm,.. cung cấp giống cho sản xuất nấm trong và ngoài tỉnh. Cũng từ thực hiện dự án, đội ngũ cán bộ kỹ thuật được đào tạo chuyên sâu của trung tâm thường xuyên tư vấn kỹ thuật, tập huấn kỹ thuật sản xuất cho người dân trong tỉnh, góp phần tiết kiệm đáng kể về chi phí phải đi học nghề sản xuất nấm ở Hà Hội, TP Hồ Chí Minh... của người dân. Theo đó, nhiều tổ chức đoàn thể, người dân ở 27 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã nắm vững quy trình kỹ thuật, đủ năng lực hình thành trang trại phát triển nghề trồng nấm ăn, nấm dược liệu. Tiêu biểu như trang trại nấm của anh Phạm Lân Quang, phố Ái Sơn 2, phường Đông Hải (TP Thanh Hóa) với quy mô 2.000m2, cho thu nhập từ 400 đến 500 triệu đồng/năm. Không chỉ mô hình của anh Quang, nhờ được tập huấn chuyển giao công nghệ, nắm vững quy trình kỹ thuật, trên địa bàn TP Thanh Hóa đã có gần 10 hộ gia đình đầu tư phát triển nghề trồng nấm. Tại các huyện: Quảng Xương, Vĩnh Lộc, Thọ Xuân, Thường Xuân... nghề này cũng đang từng bước được nhân rộng.
Tương tự, sau gần 2 năm triển khai thực hiện Dự án "Ứng dụng KH&CN xây dựng mô hình trồng dược liệu theo tiêu chuẩn GACP và sản xuất một số loại thuốc đông dược truyền thống của tỉnh Thanh Hóa", đến nay, Công ty CP Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa đã xây dựng thành công mô hình trồng dược liệu hy thiêm, ích mẫu theo tiêu chuẩn GACP với diện tích hàng chục ha tại huyện Ngọc Lặc và Thạch Thành. Kết quả của dự án không chỉ giúp cho quy trình sản xuất các sản phẩm viên hoàn cứng bao phim, bao đường hy đan, ích mẫu hoàn của Công ty CP Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa được chuẩn hóa từ nguồn nguyên liệu đầu vào đến việc cho ra sản phẩm chất lượng tốt, mà còn góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng thu nhập cho người dân, phát triển vùng trồng dược liệu an toàn, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tỉnh nói riêng và cả nước nói chung. Hay như, từ việc thực hiện Đề tài "Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật phẫu thuật nội soi ngoài phúc mạc đặt mảnh ghép nhân tạo điều trị thoát vị bẹn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa", Bệnh viện Đa khoa tỉnh cũng đã ứng dụng thành công phẫu thuật nội soi ngoài phúc mạc đặt mảnh ghép nhân tạo điều trị thoát vị bẹn an toàn, hiệu quả, ít đau, ít tái phát, khả năng phục hồi sớm, giảm các chi phí cho người bệnh, giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên làm cơ sở chuyển giao kỹ thuật cho các bệnh viện tuyến huyện...
Sự thành công của các đề tài, dự án KH&CN đã và đang giúp các đơn vị, địa phương tiếp cận và ứng dụng thành công nhiều tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, hoạt động ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào thực tiễn từ việc triển khai các đề tài, dự án khoa học vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Qua khảo sát, đánh giá của ngành chức năng, vẫn còn không ít đề tài, dự án sau khi nghiệm thu chưa phát huy hiệu quả, đặc biệt là những đề tài được triển khai từ năm 2015 trở về trước. Minh chứng cho thấy, trong số 298 đề tài, dự án khoa học cấp tỉnh được triển khai thực hiện từ năm 2006 đến 2015, hiện nay chỉ có 170 nhiệm vụ phát huy hiệu quả, chiếm tỷ lệ 57%. Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp và phát triển ứng dụng công nghệ cao chỉ có 72/127 đề tài, dự án phát huy hiệu quả; lĩnh vực y dược phục vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng có 26/46 đề tài, dự án phát huy hiệu quả; lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội có 34/57 đề tài, dự án phát huy hiệu quả. Nhiều người cho rằng nguyên nhân của tình trạng trên một phần là do việc phổ biến kết quả của đề tài, dự án sau khi nghiệm thu chưa được rộng rãi; chất lượng của nhiều đề xuất đặt hàng nhiệm vụ KH&CN chưa đáp ứng yêu cầu; một số nhiệm vụ được chấp nhận đề xuất nhưng do năng lực của đơn vị chủ trì yếu nên gặp khó khăn trong việc thẩm định thuyết minh và kinh phí dẫn đến tiến độ thực hiện chậm, gia hạn kéo dài...
Trước những tồn tại, hạn chế trên, đòi hỏi ngành chức năng, chính quyền các cấp cần thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng của các đề tài, dự án KH&CN vào thực tiễn. Trong đó, cần quan tâm nhiều hơn nữa đến việc xét duyệt các đề tài, dự án, mạnh dạn loại bỏ những đề tài, dự án thiếu khả thi và không phát huy được hiệu quả. Bởi nguồn vốn đầu tư có hạn nên cần lựa chọn và ưu tiên đầu tư cho các đề tài, dự án mang tính bức thiết và giải quyết kịp thời những khó khăn do thực tiễn đặt ra. Cùng với đó, cần nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc tổ chức triển khai thực hiện các đề tài, dự án KH&CN, tránh tình trạng các đề tài, dự án sau khi nghiệm thu đưa vào áp dụng thực tế không mang lại hiệu quả, gây lãng phí ngân sách và giảm niềm tin của người dân.
Theo Thanh Hóa
Sinh viên Bách khoa giành giải Nhất cuộc thi SV-Startup 2019 Dự án 'ứng dụng công nghệ 3D chế tạo sản phẩm phục vụ y tế và giáo dục' của nhóm sinh viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi 'Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp' năm 2019. Lễ trao giải Nhất cuộc thi SV-Startup 2019 cho dự án "Ứng dụng công nghệ 3D...