Ứng dụng công nghệ nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập
Lenovo đang đầu tư mạnh mẽ về phát triển công nghệ thông minh hướng đến phân khúc giáo dục. Ông Nguyễn Văn Giáp, Giám đốc, Lenovo Việt Nam đã có những chia sẻ khá thú vị với Dân trí chiến lược này.
Thưa ông, được biết Lenovo là nhà sản xuất máy tính hàng đầu thế giới và thời gian gần đây cũng đã liên tiếp ra mắt các dòng máy tính mới như ThinkBook hướng tới phân khúc doanh nghiệp SMB và giới văn phòng hay Yoga C940 cho phân khúc cao cấp. Vậy với phân khúc giáo dục thì Lenovo có chiến lược như thế nào?
Ông Nguyễn Văn Giáp: Là hãng cung cấp công nghệ giáo dục hàng đầu thế giới, Lenovo cam kết luôn nỗ lực phát triển các công nghệ thông minh hơn để tăng cường sức mạnh cho sinh viên và giáo viên thông qua các giải pháp giáo dục được cá nhân hóa. Tại Lenovo, chúng tôi hiểu rằng giáo dục sẽ giúp thế giới của chúng ta tươi đẹp hơn – đó là nền tảng cho sự tiến bộ của nhân loại, của thế hệ tương lai và của xã hội chúng ta. Và công nghệ thông minh hơn sẽ truyền cảm hứng và thúc đẩy một nền giáo dục thông minh hơn.
Ông Nguyễn Văn Giáp, Giám đốc Lenovo Việt Nam
Thế giới đang vận động và thay đổi nhanh hơn bởi sự bùng nổ của các công nghệ số. Sinh viên ngày nay đang tích lũy kiến thức, chuẩn bị hành trang vào đời với nghề nghiệp chưa hình dùng rõ ràng trong tương lai. Một nghiên cứu toàn cầu gần đây của Lenovo cho thấy 73% người được khảo sát tin rằng công nghệ sẽ giúp sinh viên trở nên tự tin, độc lập và tự chủ giải quyết vấn đề. Vì thế, Lenovo cung cấp một danh mục rộng lớn các giải pháp dành cho giáo dục, bao gồm các thiết bị được thiết kế phù hợp với nhu cầu kiểu dáng và ứng dụng thực tế đa dạng của các tổ chức giáo dục đối với một hệ sinh thái học tập và giảng dạy kỹ thuật số ngày nay.
Bên cạnh đó, Lenovo cũng không ngừng sáng tạo dành cho giáo dục thông qua hợp tác chặt chẽ với các tổ chức giáo dục để phát triển các sản phẩm phù hợp với môi trường lớp học cũng như đáp ứng kỳ vọng của các sinh viên thời đại số.
Vậy ông có thể chia sẻ cụ thể các giải pháp Lenovo hiện có cho lĩnh vực giáo dục là gì không?
Ông Nguyễn Văn Giáp: Các giải pháp của chúng tôi bao gồm một loạt các thiết bị được thiết kế phù hợp với nhu cầu kiểu dáng và ứng dụng thực tế đa dạng của các trường học. Trong bất kỳ tổ chức giáo dục nào, một hạ tầng CNTT vững mạnh sẽ đảm bảo hoạt động của tổ chức được liên tục và hiệu quả cao. Giải pháp trung tâm dữ liệu và lưu trữ của Lenovo luôn mang tới sự ổn định, bảo mật và độ sẵn sàng cao, đảm bảo khách hàng dễ dàng lưu trữ, quản lý, bảo mật và phân tích dữ liệu đang ngày tăng nhanh để có những quyết định phù hợp, đồng thời triển khai những ứng dụng, dịch vụ phù hợp cho môi trường giáo dục của mình.
Tại các phòng học hay phòng thí nghiệm, các dòng máy để bàn thương hiệu ThinkCentre, IdeaCentre kèm màn hình chính hãng có thiết kế nhỏ gọn tiết kiệm không gian, hiệu năng mạnh mẽ, bền bỉ, hỗ trợ tốt cho các giải pháp máy ảo (VDI), đồng thời hoạt động êm ái, tản nhiệt tốt, tiết kiệm điện năng, sẽ đảm bảo giảng dạy và học tập đạt hiệu quả cao.
Ở cấp độ người dùng từ sinh viên, học sinh tới giáo viên hay nhà quản lý giáo dục, chúng tôi đều có những giải pháp phù hợp. Laptop dòng ThinkPad có thiết kế hiện đại, khả năng di động cao nhưng bền chắc, hiệu năng cùng bảo mật mạnh mẽ, tích hợp nhiều công nghệ thông minh sẽ hỗ trợ tối đa cho giáo viên trong xây dựng bài giảng phong phú và hấp dẫn. Các bạn sinh viên có những lựa chọn đa dạng với laptop dòng Idea hay Yoga với thiết kế mỏng nhẹ, màu sắc trẻ trung và hiệu năng mạnh mẽ, hay các máy trạm ThinkStation với năng lực tính toán vượt trội dành cho các bạn học chuyên ngành thiết kế, xây dựng. Hơn nữa, để tăng cường khả năng tương tác trong lớp học, các tổ chức giáo giục có thể trang bị máy tính bảng Lenovo Tab giúp các giờ học thú vị hơn.
Video đang HOT
Lenovo VR Classroom 2 – Giải pháp tăng cường chất lượng giảng dạy
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tin rằng các công nghệ mới như AR và VR sẽ mang tới cho các sinh viên những trải nghiệm học tập phong phú, toàn cảnh hơn mà bình thường họ khó có thể tiếp cận trong lớp học, như tìm hiểu về cuộc sống thiên nhiên hoang dã tại các châu lục thông qua bài giảng dạng chuyến đi thực địa trong môi trường ảo.
Goldman Sachs ước tính rằng đến năm 2025, khoảng 700 triệu đô-la Mỹ sẽ được đầu tư vào các ứng dụng AR/VR cho giáo dục trên toàn cầu. Đó chính là lý do mà Lenovo đang chuyển đổi và cải tiến các tính năng giảng dạy bằng cách tiên phong sáng tạo các công nghệ mới như thiết bị Lenovo VR Classroom series, giúp mang tới những trải nghiệm học tập phong phú và hiệu quả theo yêu cầu cho các sinh viên. Trong năm 2020, Lenovo VR Classroom 2 được ra mắt với tích hợp nhiều nội dung mới cùng tăng cường khả năng quản lý thiết bị, giúp các nhà quản trị CNTT và giáo viên dễ dàng kiểm soát lớp học hơn và bài giảng thú vị hơn.
Hiện nay, Lenovo đang triển khai những sản phẩm, giải pháp này như thế nào tại thị trường Việt Nam?
Ông Nguyễn Văn Giáp: Cùng với các đối tác trong nước của Lenovo, chúng tôi tích cực gặp gỡ, trao đổi và hợp tác với các khách hàng trong lĩnh vực giáo dục như các trường đại học, cao đẳng, phổ thông cơ sở để tìm hiểu nhu cầu, từ đó thiết kế ra các giải pháp hỗ trợ giảng dạy phù hợp với quy mô giáo dục của từng khách hàng, cùng khách hàng xây dựng những nội dung giảng dạy, học tập đa phương tiện, có tính tương tác cao, và các ứng dụng quản lý giáo dục phù hợp nhất. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng hợp tác với các hãng công nghệ hàng đầu thế giới như Microsoft, Google, AMD và Intel để xây dựng các giải pháp tốt nhất, đồng thời làm việc với nhiều nhà phát triển phần mềm và sáng tạo nội dung nhằm cung cấp các nền tảng giảng dạy có nội dung phong phú và hấp dẫn. Với những nỗ lực như vậy, nhiều tổ chức giáo dục trên thế giới đã hưởng lợi ích từ đó và coi Lenovo như một đối tác công nghệ tin cậy cho hoạt động giáo dục của mình.
Các giải pháp công nghệ của Lenovo giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục
Chúng tôi luôn nỗ lực không ngừng để việc ứng dụng trong giáo dục trở nên dễ dàng hơn. Dịch vụ Device-as-a-Service (DaaS – cung cấp thiết bị dưới dạng dịch vụ) sẽ giúp việc triển khai công nghệ đơn giản hơn và tiết kiệm chi phí hơn, trong khi đó Lenovo Integrated Solution Support (LISS – dịch vụ hỗ trợ giải pháp tích hợp) đảm bảo một đội hỗ trợ kỹ thuật sẽ hỗ trợ cho toàn bộ giải pháp. Lenovo cũng chú trọng tới việc quản lý vòng đời thiết bị của bạn và cung cấp dịch vụ hỗ trợ 24/7/365 toàn diện – nhờ đó các nhà quản lý CNTT có thể tập trung vào xây dựng hành trình chuyển đổi thông minh cho ngôi trường của họ, và giáo viên có thể toàn tâm, toàn ý với sinh viên.
Xin cảm ơn ông!
Nguyễn Hùng – Trường Thịnh
Cha đẻ Zoom: Tôi làm ra nó để 'yêu xa' với bạn gái
Bất ngờ nổi lên giữa xu hướng học tập và làm việc online mùa dịch, nhà sáng lập Zoom Eric Yuan đang là cái tên thu hút sự chú ý trong làng công nghệ.
Có lẽ chính Yuan cũng không ngờ giá trị vốn hóa thị trường của Zoom đã đạt đến con số 31 tỷ USD. Trong 3 tháng qua, giữa lúc đại dịch Covid-19 bùng phát dữ dội, khối tài sản của Yuan đã tăng hơn 4 tỷ USD, đạt mức xấp xỉ 7,6 tỷ USD theo ước tính của Bloomberg. Phần lớn số tiền đó đến từ 19% cổ phần Zoom mà ông nắm giữ.
Bỗng chốc trở thành cái tên đáng chú ý, ít ai biết chặng đường trở thành doanh nhân tỷ USD của Eric Yuan trải qua nhiều khó khăn.
Thành lập Zoom năm 41 tuổi, sự nghiệp thành công của Eric Yuan đến khá muộn so với các nhân vật nổi tiếng tại Thung lũng Silicon.
Từng 8 lần bị Mỹ từ chối visa
Eric Yuan sinh năm 1970 tại thành phố Phủ An, tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc). Theo Forbes, cha mẹ Yuan làm nghề kỹ sư khai thác mỏ. Năm 22 tuổi, Yuan kết hôn với bạn gái quen lâu năm trong khi đang học lên thạc sĩ.
Ông tốt nghiệp đại học chuyên ngành toán ứng dụng, lấy bằng thạc sĩ ngành kỹ thuật, từng dành 4 năm để làm việc tại Nhật Bản.
Yuan quyết định đến Mỹ sinh sống năm 27 tuổi. Ông từng bị từ chối thị thực (visa) 8 lần, đến lần thứ 9 mới thành công.
Theo CNBC, Yuan không quá giỏi tiếng Anh khi vừa đặt chân đến Mỹ. Trong một bài phỏng vấn, ông nói rằng mình học tiếng Anh từ bạn bè, còn bản thân thì vùi đầu viết code.
Năm 1997, Yuan làm kỹ sư phần mềm tại WebEx, công ty cung cấp giải pháp hội nghị truyền hình. Năm 2007, WebEx được Cisco mua lại với giá 3,2 tỷ USD. Yuan sau đó lên làm Phó chủ tịch Cisco trước khi rời công ty năm 2011 để theo đuổi đam mê.
Eric Yuan chính thức trở thành tỷ phú USD vào tháng 4/2019 sau khi Zoom phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO).
Tạo ra Zoom để nói chuyện với bạn gái yêu xa
Chia sẻ với Forbes năm 2017, ý tưởng tạo ra Zoom được Yuan nghĩ đến khi còn học đại học ở Trung Quốc. Vào thời điểm đó, ông và bạn gái đang yêu xa, chỉ gặp mặt 2 lần mỗi năm bằng những chuyến tàu dài 10 tiếng. Đó là lúc Yuan muốn tạo ra một dịch vụ có thể giúp ông và bạn gái trò chuyện, gặp mặt từ xa.
"Một ngày nào đó, nếu tôi có một thiết bị thông minh, chỉ bằng một cú nháy chuột, tôi có thể nói chuyện với bạn gái và nhìn thấy cô ấy. Đó từng là suy nghĩ mơ mộng của tôi phải không?", Yuan chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với hãng đầu tư mạo hiểm của GGV Capital hồi tháng 7/2018. "Và tôi đã nghĩ về nó mỗi ngày".
Khác với hầu hết CEO công nghệ tại Mỹ, Yuan thành lập Zoom ở tuổi 41 (năm 2011). Dù không quá trễ, ít ai muốn lập một startup công nghệ ở độ tuổi này.
Những ngày mới thành lập, Yuan dùng tiền rất tiết kiệm, chỉ mua sắm những thứ cần thiết, bớt mua đồ sang trọng.
"Nếu tiêu tiền vào những món đồ sang trọng, tôi sẽ không có cơ hội phát triển công ty", ông chia sẻ với tạp chí Entrepreneur.
Zoom trở thành dịch vụ thịnh hành giữa xu hướng học tập, làm việc online mùa dịch nhờ những ưu điểm như ổn định, dễ sử dụng và hoàn toàn miễn phí.
Eric Yuan chính thức trở thành tỷ phú USD vào tháng 4/2019 sau khi Zoom phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO). Công ty hiện có giá trị vốn hóa lên đến 31 tỷ USD và có hơn 30.000 khách hàng doanh nghiệp, nổi bật trong số đó là Samsung, Uber, Walmart, Capital One...
Mọi cuộc họp của Yuan đều được thực hiện qua Zoom. Ông chỉ đi công tác 2 lần mỗi năm, còn lại dành thời gian cho gia đình. Vị tỷ phú đang cùng vợ và 3 con sinh sống tại thị trấn Saratoga, một trong những khu vực giàu có nhất Thung lũng Silicon.
Trong những ngày đầu thành lập Zoom, vị tỷ phú tham gia vào mọi hoạt động của công ty, kể cả bộ phận chăm sóc khách hàng. Ông được đông đảo nhân viên ủng hộ và đánh giá cao.
Với những doanh nhân trẻ, Yuan khuyên họ hãy tạo nên một văn hóa trong công ty ngay từ ngày đầu tiên.
"Văn hóa làm việc là ưu tiên số một của tôi. Nó quan trọng hơn nhân sự, sản phẩm, mô hình kinh doanh hay nhà đầu tư. Những thứ trên có thể khắc phục và cải thiện theo thời gian, nhưng văn hóa cần được tạo dựng từ đầu. Nếu bạn gặp vấn đề văn hóa, sẽ rất khó để khắc phục", CEO Zoom chia sẻ.
Phúc Thịnh
Hệ thống công nghệ khổng lồ sau những cuộc gọi tự động Những hệ thống hỗ trợ tạo cuộc gọi tự động thường khá 'khủng', có thể nhận biết giọng nói, phân tích lời thoại của từng người thông qua trí tuệ nhân tạo và máy học. Những cuộc gọi tự động dù có người nói chuyện trực tiếp hay không thường được thực hiện trên một nền tảng chuyên biệt, thay vì thao tác...