Ứng dụng cho vay tiền của Trung Quốc tìm cách sang Việt Nam
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cảnh báo, P2P lending nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc đang tìm cách sang Việt Nam khi bị siết chặt ở nước nhà.
P2P lending là ứng dụng cho vay tiền online kết nối nhà đầu tư với cá nhân hay doanh nghiệp muốn vay vốn, mà không cần thông qua ngân hàng.
Trong “Dự thảo báo cáo đánh giá tác động của một số loại hình kinh tế chia sẻ tới kinh tế” trình Chính phủ mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, một số nước trong khu vực như Trung Quốc, Singapore, Indonesia… đang tăng cường quản lý hoạt động P2P lending. Trong bối cảnh này, các công ty nước ngoài, đặc biệt là các công ty của Trung Quốc đang tìm cách chuyển hướng hoạt động sang thị trường Việt Nam.
Một bài viết trên SCMP từng nhắc đến bi kịch của cho vay ngang hàng khi bùng nổ quá nhanh tại Trung Quốc. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngân hàng ngày càng thấp cùng với sự thiếu giám sát về mặt quy định từng khiến nước này là mảnh đất màu mỡ cho P2P Lending. Tuy nhiên, hàng chục triệu nhà đầu tư đã mất tiền tiết kiệm khi đầu tư vào chương trình hứa hẹn lợi nhuận hai con số từ những mô hình này.
Cùng với các chính sách siết chặt của Bắc Kinh, đến nay, ngành công nghiệp cho vay ngang hàng ở Trung Quốc đã gần như biến mất. Chỉ 15 nền tảng P2P còn hoạt động đến cuối tháng 8, giảm gần 100% so với 2.835 nền tảng vào hai năm trước, theo Ủy ban Giám sát Bảo hiểm và Ngân hàng Trung Quốc.
Theo Bộ kế hoạch và Đầu tư, mới xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2016, nhưng các công ty P2P lending tăng trưởng mạnh về số lượng công ty tham gia thị trường, lượng khách hàng, hợp đồng vay vốn. Họ được xem là các fintech trong lĩnh vực này vừa là đối thủ vừa là “cánh tay nối dài” cho các ngân hàng.
Video đang HOT
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, hiện có khoảng 100 công ty P2P lending, gồm cả công ty đã đi vào hoạt động chính thức và một số công ty đang trong giai đoạn thử nghiệm, chủ yếu do các nhà đầu tư có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nga, Indonesia, Singapore… chi phối.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng nếu không khẩn trương ban hành và triển khai chiến lược hỗ trợ doanh nghiệp trong nước, có thể dẫn đến hiện tượng bị nước ngoài chi phối hoàn toàn thị phần trong nước.
Một số ứng dụng cho vay tiền tại Việt Nam. Ảnh: Quỳnh Trang.
Do khung khổ pháp lý hiện hành ở Việt Nam hiện nay chưa có quy định cụ thể đối với hoạt động P2P lending, các công ty hoat động trong lĩnh này thường đăng ký ngành nghề kinh doanh là dịch vụ cầm đồ tư vấn tài chính, tư vấn đầu tư, môi giới tài chính…
Các sản phẩm cho vay vốn qua P2P lending tại Việt Nam, theo Ngân hàng Nhà nước, chủ yếu dưới hình thức vay vốn không có tài sản đảm bảo, thời hạn vay ngắn, khách hàng phải trả phí và lãi suất với các khoản vay. Đối tượng vay vốn trong mô hình P2P Lending chủ yếu là nhóm người lao động trẻ tuổi, có thu nhập thấp, không tiếp cận được tín dụng chính thức.
Bộ Kế hoạch và đầu tư lưu ý, hoạt động của mô hình P2P lending mang lại nhiều ảnh hưởng tích cực nhưng nếu không được quản lý, giám sát chặt thì có thể phát sinh các loại hình biến tướng, gây ảnh hưởng xấu tới xã hội.
Hiện nay, có hiện tượng một số công ty P2P lending là kênh phân phối, tìm kiếm khách hàng cho công ty cầm đồ hoặc công ty cầm đồ hợp tác với công ty công nghệ xây dựng nền tảng giao dịch trực tuyến để công ty cầm đồ tìm kiếm người đi vay và thực hiện cho vay.
Một số đối tượng có thể lợi dụng sự biến dạng của mô hình kinh doanh chia sẻ P2P lending rửa tiền, hoạt động tín dụng đen, cho vay nặng lãi, cho vay cầm đồ biến tướng, hoạt động tài chính theo kiểu kinh doanh đa cấp…, đưa ra quảng cáo sai sự thật, hứa hẹn lợi nhuận cao, lãi suất cạnh tranh để lừa đảo, chiếm dụng vốn của người dân…
Ngoài ra, lĩnh vực này cũng có rủi ro “kép” về thuế và quản lý ngoại hối khi người tham gia giao dịch là người không cư trú sẽ dẫn tới khó khăn trong quản lý ngoại hối và thu thuế, như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhà thầu.
ThinkZone Ventures, 500 Startups, CyberAgent Capital... tham gia Liên minh Quỹ đầu tư Việt Nam
Với mục tiêu hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam trong việc giải quyết những khúc mắc, rào cản trên, Liên minh Quỹ đầu tư Việt Nam (Vietnam Venture Capital Alliance - VVCA) vừa được thành lập.
Trong những năm gần đây, hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam ngày càng trở nên năng động và phát triển. Năm 2019, Việt Nam đứng thứ 3 Đông Nam Á về số lượng startup đang hoạt động, với hơn 3.000 startup từ đa dạng lĩnh vực. Bên cạnh đó, tổng vốn đầu tư mạo hiểm vào Việt Nam xếp thứ 2 Đông Nam Á, lần đầu tiên vượt qua Singapore và chỉ xếp sau Indonesia.
Tuy nhiên, hiện vẫn còn tồn tại những rào cản lớn khiến nhiều nhà đầu tư còn ngần ngại tham gia thị trường Việt Nam như startup thiếu kiến thức bài bản về đầu tư, hay những rào cản về pháp lý cho quỹ đầu tư nước ngoài...
Với mục tiêu hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam trong việc giải quyết những khúc mắc, rào cản trên, Liên minh Quỹ đầu tư Việt Nam (Vietnam Venture Capital Alliance - VVCA) vừa được thành lập.
Liên minh có sự tham gia của 17 thành viên là các quỹ đầu tư và công ty tư vấn trong nước và quốc tế, bao gồm: ThinkZone Ventures, 500 Startups, CyberAgent Capital, Vietnam Investment Group, Openspace Ventures, Access Ventures, Quest Ventures, Genesia Venture, Monk's Hill Ventures, eWTP Capital, Teko Ventures, VIC Partners, Venturra, Next100, Nextrans, FEBE Ventures, Duane Morris.
Sự ra đời của VVCA xuất phát từ ý tưởng của ThinkZone Ventures cùng Văn phòng Đề án 844 thuộc Bộ Khoa học & Công nghệ, về việc thành lập một liên minh tập hợp nguồn lực và tiếng nói chung giữa các quỹ đầu tư nhằm hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp, thay vì những nguồn lực riêng lẻ như trước đây.
Liên minh Quỹ đầu tư Việt Nam là một tổ chức không có tính chất pháp lý, bao gồm các quỹ đầu tư cùng hoạt động, chia sẻ các kiến thức đầu tư, thông tin thị trường, cũng như chỉ ra và đề xuất giải pháp cho những rào cản trong đầu tư. Liên minh sẽ đại diện cho các quỹ, có tiếng nói chung với Chính phủ cùng đề xuất những chính sách để có thể giúp Việt Nam thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư hơn và mở rộng hành lang pháp lý cho các mô hình kinh doanh của startup.
Các hoạt động của Liên minh sẽ được các thành viên triển khai với 3 trọng tâm chính bao gồm: Ban hành báo cáo tổng kết hàng năm về hoạt động đầu tư tại Việt Nam; Tổ chức đối thoại với Chính Phủ về đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và đề xuất kiến nghị chính sách để cải thiện môi trường đầu tư khởi nghiệp tại Việt Nam theo từng năm; La đau moi chinh thuc ve đau tu trong he sinh thai đe lien ket voi cac mang luoi đau tu, quỹ đầu tư, nha đau tu quoc te đe tang cuong thu hut nguon von cho doanh nghiệp khởi nghiệp Viet Nam.
Thành viên sáng lập của VVCA, Sáng lập & CEO của ThinkZone Ventures, ông Bùi Thành Đô cho biết: "Từ trước tới nay, chúng ta chưa có một tổ chức nào mà quy tụ nhiều quỹ đầu tư như thế này, Liên minh Quỹ đầu tư Việt Nam hy vọng sẽ là nơi để cho các quỹ đầu tư, các công ty luật đang hỗ trợ các thương vụ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam đưa ra được tiếng nói chung, tìm ra được đâu là bài toán cần giải quyết. Vì nếu chỉ là một quỹ đầu tư, một startup đơn lẻ thì không thể đại diện cho tất cả".
Gỗ Trường Thành quyết thoái sạch vốn tại công ty lâm nghiệp HĐQT Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF) vừa công bố Nghị quyết thông qua phương án chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp tại CTCP Lâm nghiệp Trường Thành (TTNLN). Khối lượng chuyển nhượng là 3,32 triệu cổ phiếu, tương đương với 37,48% vốn TTNLN. Theo đó, HĐQT giao cho Tổng giám đốc thương thảo, quyết định giá bán tối thiểu,...