Ứng dụng bảo mật được cài đặt sẵn khiến 150.000.000 người dùng Smartphone Xiaomi gặp rủi ro
Sau Samsung, Apple và Huawei, nhà sản xuất smartphone Trung Quốc Xiaomi có thị phần lớn thứ tư toàn cầu năm 2018.
Điều đó có nghĩa khi một lỗ hổng được phát hiện trong một ứng dụng bảo mật được cài đặt sẵn trong điện thoại Xiaomi thì rất nhiều người gặp rủi ro. Cụ thể là 150 triệu thiết bị bị ảnh hưởng.
Theo Forbes, đây là những gì bạn cần biết và những gì bạn cần làm nếu như bạn sử dụng smartphone Xiaomi.
Chuyện gì đã xảy ra?
Các nhà nghiên cứu của hãng bảo mật Check Point phát hiện ra ứng dụng Guard Carrier, được cài đặt ngay từ nhà máy sản xuất để bảo vệ người dùng khỏi phần mềm độc hại, đã mở toang cánh cửa để hacker khai thác qua lỗ hổng SDK.
Video đang HOT
Bộ phát triển phần mềm (SDK) là một phần và hệ thống của hệ sinh thái tạo ra ứng dụng. Vấn đề là một ứng dụng có thể sử dụng rất nhiều SDK đến nỗi nó làm cho ứng dụng đó bị phơi bày hết ra và do đó người dùng gặp phải nhiều vấn đề bảo mật tiềm ẩn.
Các ứng dụng Android được cho rằng sử dụng trung bình 18,3 SDK mỗi app. Lỗ hổng đặc biệt này thuộc loại Man-in-the-Middle (MitM), nghĩa là kẻ tấn công có thể nhồi mã lừa đảo vào SDK được sử dụng để đánh cắp mật khẩu hoặc phát tán ransomware. Việc không bảo mật liên lạc giữa các SDK khác nhau được ứng dụng sử dụng có nghĩa là khi được kết nối với cùng một mạng Wi-Fi công cộng, kẻ tấn công có thể truy cập vào điện thoại và bắt đầu một cuộc tấn công.
Cụ thể, ứng dụng Guard Provider cho phép người dùng lựa chọn 3 phần mềm diệt virus khác nhau để bảo vệ điện thoại của mình, bao gồm Avast, AVL và ứng dụng từ Tencent.
Những kẻ tấn công có thể sử dụng phương thức MiTM để phát hiện ra thời điểm ứng dụng Avast trên điện thoại Xiaomi tiến hành cập nhật, dự đoán tên của gói APK.
Từ đó, tin tặc sẽ chặn phần phản hồi của kết nối APK, đồng thời ngăn các bản cập nhật cơ sở dữ liệu virus Avast.
Xiaomi đã phát hành một bản vá ngay sau khi được họ thông báo về lỗ hổng nghiêm trọng này.
Tuy nhiên, vấn đề được phát hiện trong ứng dụng Guard Provider của Xiaomi đặt ra câu hỏi đáng lo ngại về việc người dùng có thật sự được bảo vệ? Khi ngay cả ứng dụng bảo mật do nhà sản xuất thiết bị tạo ra cũng không an toàn.
Bạn cần làm gì?
Vì bạn không thể xóa ứng dụng Guard Carrier do đó cách duy nhất bạn có thể làm là đảm bảo điện thoại của bạn đã được cập nhật và tất cả các bản vá bảo mật đã được áp dụng.
Andrew van der Stock, cố vấn chính cao cấp tại Synopsys, cho biết “các nhà sản xuất điện thoại và nhà cung cấp phần mềm có trách nhiệm đặc biệt trong việc đánh giá bảo mật, quản lý bảo mật chuỗi cung ứng và đảm bảo rằng mọi ứng dụng không thể gỡ bỏ khỏi điện thoại đều thực sự an toàn”.
Theo VN Review
Hơn 200 ứng dụng Android chứa phần mềm quảng cáo nguy hiểm
SimBad là dòng phần mềm quảng cáo mới xuất hiện trong số 206 ứng dụng trên Play Store, vừa được hãng bảo mật Check Point phát hiện.
Theo PhoneArena, các ứng dụng này đã được cài đặt hơn 150 triệu lần, và Google đã xóa chúng khỏi Play Store. Được biết, sau khi cài đặt các ứng dụng, điện thoại của người dùng sẽ bị tràn ngập bởi quảng cáo phát ở chế độ nền ngay cả khi ứng dụng đó không mở.
Có hơn 150 triệu lượt cài đặt các ứng dụng chứa SimBad - Ảnh: Check Point
Ngoài ra, các ứng dụng bị nhiễm có thể buộc trình duyệt của người dùng truy cập trang web do kẻ tấn công chọn với các hướng dẫn đến từ máy chủ của kẻ tấn công. Đặc biệt, các biểu tượng của ứng dụng cũng sẽ biến mất khỏi trình khởi chạy khiến người dùng khó gỡ cài đặt chúng.
Phần mềm quảng cáo được đặt tên là SimBad vì hầu hết các ứng dụng được tìm thấy là các trò chơi giả lập. Mặc dù hiện tại nó được xem là phần mềm quảng cáo nhưng Check Point nói rằng cơ sở hạ tầng của SimBad có thể phát triển nó thành một mối đe dọa lớn hơn nhiều.
Báo cáo cho biết, ứng dụng bị nhiễm phần mềm SimBad được cài đặt nhiều nhất là Snow Heavy Excavator Simulator với hơn 10 triệu lượt tải xuống. Một số ứng dụng khác có 5 triệu lượt cài đặt bao gồm Fire Truck Emergency Driver, Ambulance Rescue Driving và Car Parking Challenge.
Mặc dù Google đã xóa các ứng dụng chứa SimBad khỏi Play Store, nhưng nếu người dùng đã cài đặt bất kỳ ứng dụng bị nhiễm nào, nó vẫn có thể gây ra sự tàn phá với thiết bị.
Theo thanh niên
Năm 2018, tin tặc đã gây ra 116,5 triệu vụ tấn công vào thiết bị di động Điện thoại di động hiện nay đang là mục tiêu hấp dẫn cho tin tặc, trong khi đó nhiều người dùng tại Việt Nam hay bỏ qua các biện pháp đơn giản để bảo vệ thiết bị của mình. Điện thoại di động ngày nay đang là một nền tảng toàn cầu, vai trò của smartphone trong kinh doanh và đời sống cho...