Ứng cử viên ĐBQH tỉnh Đồng Tháp tăng cường tiếp xúc cử tri trực tuyến
Chiều 9/5, tại thành phố Cao Lãnh, lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp đã có cuộc gặp gỡ với các ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XV đơn vị tỉnh Đồng Tháp.
Ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XV (đơn vị tỉnh Đồng Tháp) Hà Thị Nga – Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phát biểu.
Theo đó, tỉnh Đồng Tháp có 3 đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội, số đại biểu được bầu là 8 người, số người ứng cử là 14 người. Cụ thể, đơn vị bầu cử số 1 gồm thành phố Hồng Ngự và 3 huyện: Hồng Ngự, Tân Hồng, Tam Nông. Đơn vị bầu cử số 2 gồm thành phố Cao Lãnh và 3 huyện: Thanh Bình, Cao Lãnh, Tháp Mười. Đơn vị bầu cử số 3 gồm thành phố Sa Đéc và 3 huyện: Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành. Trong số 14 ứng cử viên, có 5 người tái cử, 1 người ngoài Đảng và 8 người là nữ. Về trình độ chuyên môn, có 3 ứng cử viên là tiến sĩ, 7 ứng cử viên là thạc sĩ, 3 ứng cử viên trình độ đại học và 1 ứng cử viên trình độ trung cấp.
Video đang HOT
Ông Lê Thành Công – Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Tháp thông tin, các ứng cử viên sẽ tiếp xúc cử tri từ ngày 10 – 15/5. Trước diễn biến mới của dịch bệnh COVID – 19 nên mỗi đơn vị bầu cử, đoàn ứng cử viên tiếp xúc trực tiếp ít nhất 7 cuộc (giảm ít nhất 3 cuộc so với dự kiến). Song hành với việc tiếp xúc trực tiếp, địa phương sẽ tăng cường tiếp xúc cử tri thông qua hình thức trực tuyến, qua đó tạo sự tương tác giữa cử tri địa phương với ứng cử viên.
Tại buổi gặp mặt, ông Huỳnh Minh Tuấn – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp thông tin về tình hình phát triển kinh tế – xã hội 5 năm (2016 – 2020); kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2021 và 5 năm (2021 – 2025). Trong giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Đồng Tháp xây dựng 5 nhiệm vụ trọng tâm và 4 đột phá chiến lược. Đặc biệt, đề ra mục tiêu tăng trưởng GRDP bình quân tăng 7,5%/năm (giá năm 2010); đến năm 2025, GRDP/người đạt 92 triệu đồng (tương đương 3.434 USD), tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 79%, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều thấp hơn 3%, tỷ lệ dân cư tham gia bảo hiểm y tế đạt 95%.
Ông Phan Văn Thắng – Phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp cho biết, đây là những thông tin quan trọng để các ứng cử viên hiểu rõ địa bàn, nắm được định hướng phát triển của địa phương để trao đổi với cử tri. Trong thời gian qua, Đồng Tháp tập trung đổi mới nhận thức và phương thức lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và các tổ chức chính trị; phát huy nguồn lực từ yếu tố con người về kiến thức, kỹ năng quản lý,… Xuất phát là một tỉnh thuần nông, Đồng Tháp khai thác lợi thế từ chính đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã tạo được những dấu ấn và tạo những hiệu quả bước đầu.
Phát biểu tại buổi gặp mặt, các ứng cử viên đã bày tỏ sự tự hào khi được tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV. Đồng thời, cũng thể hiện tinh thần trách nhiệm trong từng chương trình hành động, những vấn đề tâm quyết như phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với yêu cầu của nền kinh tế thị trường, thích ứng biến đổi khí hậu; chăm lo người nghèo; bình đẳng giới, hỗ trợ, đồng hành cùng thanh niên nông thôn,… Qua đó, thể hiện rõ khát vọng, mong muốn được đóng góp cho sự phát triển kinh tế – xã hội nhanh, bền vững gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh vững chắc của tỉnh.
Tiền Giang nâng cao kiến thức bình đẳng giới cho cán bộ, người lao động
Hơn 50 cán bộ, người lao động thuộc các sở, ngành trên địa bàn tỉnh Tiền Giang được tập huấn nâng cao kiến thức về bình đẳng giới.
Cán bộ các sở, ngành tham gia lớp tập huấn "Bình đẳng giới thích ứng Biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 tỉnh Tiền Giang".
Trong hai ngày 1 và 2/4, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tiền Giang phối hợp với Dự án thích ứng, biến đổi khí hậu Đồng bằng sông Cửu Long, Tổ chức hợp tác phát triển Đức (Dự án GIZ MCRP) tổ chức lớp tập huấn "Bình đẳng giới thích ứng Biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 tỉnh Tiền Giang".
Lớp tập huấn có gần 50 đại biểu là lãnh đạo Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Tài nguyên -Môi trường; Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Sở Xây dựng; Hội LHPN tỉnh; đại diện Phòng Tài chính -Kế hoạch, Phòng Laođộng - Thương binh và Xã hội11 huyện, thành, thị.
Diễn ra trong 2 ngày, lớp tập huấn do Dự án GIZ MCRP tài trợ, trang bị những kiến thức bổ ích để thực hiện lồng ghép bình đẳng giới, thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai vào phát triển kinh tế - xã hội tỉnh trong 5 năm 2021-2025.
Cụ thể, gồm các nội dung tìm hiểu về: giới, giới tính; BĐG-định kiến giới; tiến trình hướng tới BĐG- Công bằng giới; xác định các giải pháp biến đổi khí hậu trong kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh; phân tích giới và thực hành các công cụ phân tích giới; xây dựng giải pháp biến đổi khí hậu trong phát triển kinh tế- xã hội có đáp ứng giới.
Mô hình nam giới tiên phong phòng ngừa bạo lực giới được nhân rộng Một dự án tại Đà Nẵng đã giúp nam giới hiểu nguyên nhân gốc rễ của bạo lực đối với phụ nữ, từ đó tiên phong tham gia hành động chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em gái đang được nhân rộng. Mô hình nam giới tiên phong trong phòng ngừa bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em...