UNESCO vinh danh xà phòng thủ công nổi tiếng của Syria
Ngày 3/12, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc ( UNESCO) đã quyết định đưa xà phòng thủ công nổi tiếng của thành phố Aleppo, Syria vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể, trong bối cảnh thành phố thứ hai của Syria một lần nữa bị tàn phá bởi xung đột.
Xà phòng thủ công của thành phố Aleppo, Syria được UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể. Ảnh: AFP
Theo UNESCO, những thợ thủ công đã làm ra sản phẩm này bằng “kiến thức và kỹ năng truyền thống” có tuổi đời 3.000 năm, dựa vào sự kết hợp giữa các thành phần tự nhiên, được sản xuất tại địa phương và quy trình sấy khô có thể mất tới 9 tháng.
Đánh giá sự thiết yếu của xà phòng với cộng đồng ở đây, UNESCO cho biết “quy trình sản xuất hợp tác thúc đẩy sự gắn kết của cộng đồng và gia đình”.
Với vẻ ngoài thô kệch, xà phòng Aleppo được cho là loại xà phòng sinh thái nhất và được khuyến nghị dùng cho trẻ sơ sinh. Thay vì mỡ động vật, xà phòng Aleppo được sản xuất từ dầu ô liu, dầu hạt nguyệt quế. Đặc biệt, xà phòng Aleppo đòi hỏi rất nhiều thời gian chế biến: 3 ngày để nấu hỗn hợp dầu thành xà phòng, nhưng phải mất từ 9-12 tháng để phơi khô.
Trước thời điểm xảy ra xung đột tại Syria, sản xuất xà phòng ở Aleppo từng là một ngành sản xuất quan trọng của Syria, với sản lượng 20.000 tấn/năm vào năm 2010. Tuy nhiên, giao tranh đã khiến sản lượng xà phòng sụt giảm thê thảm chỉ còn vài chục tấn mỗi năm. Xung đột cũng làm phân tán các nhà sản xuất. Trong số 100 nhà máy xà phòng trong thành phố, chỉ còn khoảng 10 nhà máy còn hoạt động, nhiều nhà máy đã chuyển đến Damascus hoặc Thổ Nhĩ Kỳ lân cận có điều kiện khí hậu tương tự cho việc sản xuất, song họ cũng đang phải đối mặt với chi phí sản xuất cao. Những diễn biến bạo lực gần đây cũng làm dấy lên lo ngại về những ảnh hưởng đối với nền kinh tế vừa mới hồi phục của thành phố này.
Ngoài xà phòng, Al-Qudoud al-Halabiya, một thể loại âm nhạc truyền thống của Aleppo cũng nằm trong danh sách di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO. Bản thân thành phố Aleppo cũng được công nhận là di sản thế giới vào năm 1986 – và đã được đưa vào danh sách các di sản nguy cấp vào năm 2013 trong bối cảnh cuộc xung đột kéo dài.
Phiến quân HTS ở Syria là ai và vì sao lực lượng này tấn công Aleppo?
Cuối tuần vừa qua, phiến quân dưới sự lãnh đạo của lực lượng HTS đã tấn công dữ dội và chiếm thành phố Aleppo, khiến chính quyền Syria phải đối mặt với mối đe dọa lớn nhất trong nhiều năm.
Video đang HOT
Phiến quân Syria tại khu vực ngoại ô thành phố Aleppo. (Nguồn: Guardian)
Cuộc tấn công diễn ra nhanh chóng từ thứ Tư tuần trước, khiến các lực lượng trung thành với Tổng thống Syria Bashar al-Assad và các đồng minh của ông bị bất ngờ
8 năm trước, các cuộc không kích của Nga đã giúp quân đội của Tổng thống Syria Bashar al-Assad đẩy lùi phiến quân khỏi thành phố Aleppo, tạo một bước ngoặt quan trọng trong cuộc chiến diễn ra ở Syria. Tuy nhiên vào cuối tuần vừa qua, phiến quân đã tấn công dữ dội và chiếm lại Aleppo một lần nữa, khiến chính quyền Assad phải đối mặt với mối đe dọa lớn nhất trong nhiều năm.
Sau đây là những điều bạn muốn biết về câu chuyện đang diễn ra ở Syria
Chuyện gì đã xảy ra ở Aleppo?
Cuộc tấn công mới ở Syria bắt đầu vào thứ Tư tuần trước, khi các nhóm phiến quân tuyên bố nhanh chóng giành quyền kiểm soát một căn cứ quân sự và 15 ngôi làng do lực lượng chính phủ nắm giữ ở tỉnh Aleppo, phía Tây Bắc Syria.
Lực lượng phiến quân lần này do nhóm thánh chiến Hayat Tahrir al-Sham (HTS) cầm đầu, đã cắt đứt tuyến đường cao tốc chính dẫn từ Damascus đến Aleppo. Tính tới Chủ Nhật, phiến quân HTS dường như đã kiểm soát hoàn toàn thành phố Aleppo.
Nga lập tức tiến hành các cuộc không kích để đáp trả đòn tấn công bất ngờ. Quân đội Syria cũng nhanh chóng điều quân tiếp viện và thiết bị đến tỉnh Hama, trong bối cảnh giao tranh dữ dội xảy ra khi phiến quân cố gắng tiến về phía Nam hướng đến thủ phủ khu vực.
Lịch sử của cuộc nội chiến ở Syria?
Năm 2011, các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ, một phần của phong trào Mùa xuân Arab đã bị chính quyền đập tan. Tình trạng bất ổn sau đó đã dẫn đến một cuộc nổi dậy có vũ trang, cuối cùng đã biến thành một cuộc nội chiến gây chia rẽ với nhiều phe phái phiến quân tham gia, được các thế lực trong khu vực hậu thuẫn. Tham gia vào bức tranh hỗn loạn chung còn có hoạt động của các tổ chức thánh chiến cực đoan, bao gồm một chi nhánh của Al-Qaeda và phong trào Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Cuộc nội chiến đã khiến khoảng nửa triệu người thiệt mạng và làm cho gần 7 triệu người khác phải chạy trốn khỏi đất nước để tị nạn. Những người ở lại đang phải chịu đựng tình trạng khủng hoảng kinh tế kéo dài.
Mặc dù phiến quân từng là mối đe dọa nghiêm trọng đối với chính quyền Syria, Tổng thống Assad đã dần giành lại quyền kiểm soát khoảng 70% đất nước với sự hỗ trợ lớn từ Nga và Iran.
Phiến quân đã bị giới hạn hoạt động tại một số khu vực ở phía Bắc và Tây Bắc Syria, nơi họ bám trụ nhờ sự bảo vệ của Thổ Nhĩ Kỳ. Cuộc chiến chưa bao giờ dừng lại hoàn toàn, nhưng phần lớn đã rơi vào bế tắc kể từ khi Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đóng vai trò trung gian cho lệnh ngừng bắn ở khu vực Idlib tại phía Tây Bắc đất nước vào năm 2020.
Tại sao xung đột lại tái diễn?
HTS dường như đã chuẩn bị cho cuộc tấn công bất ngờ được một thời gian, với các báo cáo về những cuộc tập trận lớn diễn ra trong nhiều tuần vào mùa Thu năm nay. Các chuyên gia cho biết lực lượng của HTS chuyên nghiệp hơn đáng kể so với thời điểm ngừng bắn, với một trường quân sự mới được thành lập và lực lượng này nắm quyền kiểm soát hoàn toàn đối với chính quyền địa phương tại các thành trì của họ.
Một yếu tố quan trọng khác trong bước tiến mới là tình hình địa chính trị rộng lớn hơn và có cảm giác các đồng minh của Assad đang bị phân tâm hoặc suy yếu.
Hezbollah, một phong trào có quan hệ mật thiết với Iran và từng là yếu tố quan trọng trong lực lượng của Assad, đã bị suy yếu bởi các hoạt động của Israel ở Liban. Israel cũng tăng cường đáng kể các cuộc không kích nhằm vào lực lượng Iran trên bộ ở Syria và còn tấn công các kho vũ khí ở Aleppo.
Dareen Khalifa, một chuyên gia về Syria tại Crisis Group, nói với FT rằng những điều này đã tạo ra một "cơ hội ngàn năm có một" cho quân nổi dậy.
Hay'at Tahrir al-Sham là ai?
Người sáng lập HTS, Abu Muhammad al-Jolani, từng là nhân vật tham gia vào cuộc nổi dậy ở Iraq chống lại Mỹ, với tư cách là thành viên của một nhóm cuối cùng đã trở thành Nhà nước Hồi giáo (IS). Trong quá khứ, HTS mang tên Jabhat al-Nusra hoặc Mặt trận Al-Nusra. HTS sau đó đã tuyên bố trung thành với Al-Qaeda.
Nhóm công khai cắt đứt quan hệ với Al-Qaeda vào năm 2016 và đổi tên thành Hay'at Tahrir al-Sham, hay Tổ chức Giải phóng Levant. HTS hiện là phe phiến quân mạnh nhất ở Syria và đang kiểm soát Idlib, nơi có khoảng 4 triệu người sinh sống. Lực lượng này có trong tay khoảng 30.000 quân.
HTS bị Mỹ xem là một nhóm khủng bố, tuy nhiên có vẻ nhóm không có tham vọng toàn cầu. Dù sao, vẫn có những quan ngại nghiêm trọng về nhân quyền trong khu vực mà nhóm này kiểm soát, bao gồm cả việc hành quyết những người bị buộc tội liên kết với các nhóm đối thủ.
Chính quyền Syria sẽ phản ứng như thế nào?
Trong khi HTS tiến quân với tốc độ đáng kinh ngạc, giới quan sát tin rằng điều này không có nghĩa chính quyền Syria đang thua và sẽ không chống trả.
Ibrahim al-Assil, một thành viên cấp cao tại Viện Trung Đông ở Washington DC, cho biết: "Trận chiến thực sự vẫn chưa bắt đầu. Assad có thể đang áp dụng một chiến lược cũ đã từng hiệu quả với ông trước đây: rút lui, tập hợp lại, củng cố và phản công. Một bài kiểm tra quan trọng đối với sự thay đổi của quân nổi dậy sẽ là khả năng biết được khi nào nên dừng lại."
Với bối cảnh quân đội chính quyền Syria đang củng cố lực lượng ở Hama và các cuộc không kích của Nga có khả năng sẽ tăng cường trong thời gian tới, sức mạnh của HTS sẽ bị thử thách nghiêm trọng trong những ngày và tuần tới. Các cuộc đàm phán giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga có khả năng sẽ mang tới những kết cục quan trọng cho các cuộc đụng độ mới.
Lo ngại tình hình ở Syria, Iraq triển khai xe bọc thép tới biên giới Iraq đã triển khai xe bọc thép để tăng cường an ninh tại biên giới với Syria sau khi xuất hiện những lo ngại từ việc các tay súng thuộc lực lượng nổi dậy ở Syria bất ngờ tấn công và chiếm thành phố Aleppo. Thiết bị quân sự được vận chuyển về phía biên giới với Syria. Ảnh: Bộ Quốc phòng Iraq...