Umami: Vị ngon làm nên nét độc đáo trong văn hóa ẩm thực Washoku
Washoku hiện không chỉ được biết đến là biểu tượng văn hóa ẩm thực của đất nước mặt trời mọc mà còn là một trong những nền văn hóa lành mạnh nhất thế giới.
Được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể thế giới vào năm 2013, đóng vai trò nền tảng trong việc tạo nên giá trị xuyên quốc gia cho Washoku chính là vị umami – thành viên thứ năm trong gia đình vị.
Washoku là gì?
Washoku là tên gọi chung của nền văn hóa ẩm thực xứ sở hoa anh đào, tuân thủ theo nguyên tắc tôn trọng thiên nhiên. Washoku không chỉ bao gồm món ăn mà còn hàm chứa khẩu vị, triết lý ẩm thực của người Nhật.
Washoku được chế biến từ những nguyên liệu tươi ngon, đảm bảo dinh dưỡng.
Washoku bắt đầu từ việc lựa chọn thực phẩm kỹ lưỡng, cấu trúc thực đơn với dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng, đồ dùng phù hợp cho tới cách phục vụ, bày biện bàn ăn với tất cả lòng hiếu khách của gia chủ và cuối cùng là cách thức thưởng thức món ăn đầy nghệ thuật và tao nhã.
Vị umami – Khám phá vĩ đại của đất nước mặt trời mọc
Trong tiếng Việt, umami có thể được hiểu là vị ngọt thịt hay vị ngọt của rau, củ, hải sản… Vị này được tạo ra bởi glutamate, một axit amin tạo thành chất đạm (protein) và có mặt trong hầu hết thực phẩm trong tự nhiên. Tuy xuất hiện trong nền ẩm thực nhân loại từ cách đây rất lâu nhưng vị umami chỉ chính thức được biết đến sau khám phá của Giáo sư người Nhật Kikunae Ikeda vào năm 1908. Tên gọi umami cũng xuất phát từ tiếng Nhật, là sự kết hợp của từ “umai” (ngon) và “mi” (vị).
Vị umami có sẵn trong nhiều loại thực phẩm tự nhiên.
Sau khám phá của vị umami vào năm 1908, với ước vọng “tạo ra một loại gia vị chất lượng có giá thành hợp lí và biến những thực phẩm bổ dưỡng thành những món ăn ngon”, Giáo sư Kikunae Ikeda đã tiếp tục nghiên cứu và tìm ra phương pháp để sản xuất gia vị umami với thành phần là mononatri glutamate hay còn gọi là bột ngọt vào năm 1909.
Cùng trong năm này, thương hiệu bột ngọt đầu tiên trên thế giới, bột ngọt AJI-NO-MOTO chính thức được ra đời. Kể từ đó, Bột ngọt AJI-NO-MOTO bắt đầu được những người nội trợ và đầu bếp tại Nhật Bản tin dùng như một giải pháp nhanh chóng và tiện lợi để mang đến những bữa ăn ngon hàng ngày và sau này trở nên nổi tiếng trên toàn cầu.
Vị umami trong di sản văn hóa phi vật thể Washoku
Video đang HOT
Nhờ khả năng kết hợp hài hòa các vị cơ bản trong ẩm thực, mang đến sự ngon miệng đặc trưng cho từng món ăn, vi umami đóng vai trò nền tảng tạo nên giá trị xuyên quốc gia của văn hóa ẩm thực Washoku.
Một trong những thành phần chính của văn hóa Washoku chính là nước dùng dashi – món nước dùng quốc hồn quốc túy của Nhật Bản. Đây cũng chính là khởi nguồn khám phá ra vị umami vào năm 1908. Nước dùng dashi thường được chế biến từ tảo bẹ kombu, cá ngừ bào katsuobushi, cá khô nhỏ niboshi, rau củ, nấm shiitake khô, ruột cá, đầu hay xương cá; đều là những nguyên liệu đậm vị umami.
Các loại nguyên liệu thường được dùng để chế biến dashi : cá khô nhỏ niboshi, tảo bẹ kombu,…
Bên cạnh dashi, Washoku cũng không thể thiếu các thực phẩm và gia vị lên men để ăn kèm với các món chính. Quá trình lên men nhiều tháng ròng giúp chất đạm (protein) có trong các nguyên liệu được phân giải thành các axit amin, trong đó có hàm lượng lớn glutamate và từ đó vị umami được tăng cường rõ nét.
Thực phẩm lên men tiêu biểu có shiokara, kusaya, narezushi và katsuobushi (lên men từ hải sản) hay natto và tera-natto (lên men từ đậu tương). Một số gia vị lên men như miso (xốt tương) và shoyu (nước tương), được làm bằng cách lên men đậu tương và các loại hạt ngũ cốc ướp muối, có vị umami đậm đà.
Như vậy, umami luôn hiện diện trong văn hóa ẩm thực Washoku, giúp mang đến sự ngon miệng hài hòa cho từng món ăn. Không chỉ thỏa mãn vị giác của người dùng, Washoku còn chinh phục những người yêu ẩm thực bởi cách trang trí và bày biện tinh tế, đẹp mắt cùng phong cách thưởng thức tao nhã đầy nghệ thuật đặc trưng của xứ sở hoa anh đào. Chính những giá trị độc đáo này đã giúp Washoku ngày càng được nhiều quốc gia trên thế giới đón nhận và yêu thích.
QUỲNH CHI
Theo vtcnemws
Oyakodon cơm gà trứng Nhật Bản ngon ngậy nóng hổi cho ngày mưa lạnh
Nhắc đến Nhật Bản là người ta nghĩ ngay đến những món ăn tinh tế với cách nấu ăn cực kì tỉ mỉ, tốn nhiều thời gian. Thế nhưng giữa vô vàn món ăn như thế, Oyakodon lại được chế biến cực kì nhanh gọn nhẹ.
Oyakodon được sáng tạo nên bởi nhà hàng Tamahide tại Tokyo vào năm 1891, gồm hai nguyên liệu chính là trứng (đại diện cho "con") và thịt gà (tượng trưng cho "cha mẹ"). Món ăn khiến chúng ta liên tưởng tới những bữa cơm gia đình quây quần thân thuộc và tình cảm gia đình ấm áp. Bởi thế, người Nhật rất coi trọng Oyakodon vì ý nghĩa nhắc nhở và hương vị mộc mạc nhưng không kém phần tinh tế của món ăn này. Oyakodon rất dễ làm và việc chuẩn bị cũng không tốn quá nhiều thời gian nên đây luôn là món ăn phù hợp dành tặng gia đình bất cứ khi nào bạn muốn. Hôm nay hãy thử làm ngay món ăn này cùng với Stylenews nhé!
Một bát cơm sẽ có đầy đủ cơm dẻo, thịt gà chín mềm, hành tây và gia vị thơm thơm cùng với trứng ngầy ngậy. Vì được nấu trong nước dùng dashi nên thịt gà rất mềm mọng, lại thấm đẫm vị ngọt của rong biển dashi và cá thu khô.
Dưới đây là công thức Oyakodon - cơm gà trứng Nhật Bản được chia sẻ bởi Food Blogger Bakeitglamorous:
Ảnh: bakeitglamorous
Nguyên liệu (cho 2 phần ăn)
- 2 bát cơm nóng
- 2 má đùi lọc xương (phần xương không dùng đến có thể giữ lại để nấu nước dùng)
- 2 củ hành tây
- 2 quả trứng to (với chút muối và hạt tiêu)
- 1 bát nước dùng dashi (hoặc nước dùng gà/ nước dùng rau củ)
- 3 thìa súp rượu saké
- 3 thìa súp mirin
- 3 thìa súp xì dầu
- 2 thìa súp đường nâu
- 1 nhánh hành lá
- 1 vài nhánh rau mùi
Cách làm :
Chuẩn bị phần nước sốt : cho nước dùng, rượu saké, mirin, xì dầu và đường nâu vào bát rồi trộn đều.
Thịt gà thái miếng vừa ăn.
Hành tây cắt múi cau mỏng hoặc thái lát mỏng.
Hành lá và rau mùi thái nhỏ.
Đập trứng ra bát rồi đánh tan với chút muối và hạt tiêu.
Cho 1/2 phần nước sốt vào chảo cùng với 1/2 phần hành tây và 1/2 phần thịt gà.
Đun trên lửa to vừa khoảng 5 -6 phút, có thể lật thịt cho thịt chín đều.
Rắc 1/2 phần hành lá và rau mùi lên thịt gà rồi đổ nhanh tay 1 quả trứng vào chảo, lắc nhẹ chảo để trứng không bị dính vào đáy chảo.
Đun thêm khoảng 20 giấy để trứng vẫn còn mềm chứ chưa chín hẳn. Đổ nhẹ nhàng lên bát cơm nóng. Tiếp tục làm bát thứ 2 với phần nguyên liệu còn lại.
Ăn nóng hoặc nếu thích ăn ngậy hơn, bạn có thể đập thêm một lòng đỏ trứng nữa vào bát
Theo thegioitre
Hà thành kim cổ ký: Rau muống thời bao cấp Thời bao cấp, cung cấp rau muống ruộng cho các cửa hàng rau quả của Nhà nước chủ yếu là các xã ở huyện Thanh Trì trong đó có Thịnh Liệt, Định Công. Rau trồng ở ruộng xâm xấp nước, khi rau dài, hợp tác xã cho xã viên đi cắt rồi mang cân cho công ty rau hoa quả. Có những cọng...