Ultrabook 2013 – thay đổi để phát triển
Máy tính nói chung đang dần thu hẹp thị trường bởi sự cạnh tranh khốc liệt của các thiết bị di động khác, tuy nhiên với nền tảng phần cứng Haswell mới, hệ điều hành Windows 8 và sự thay đổi về thiết kế sẽ thúc đẩy ultrabook phát triển mạnh trong năm 2013.
X1 Carbon vẫn giữ thiết kế truyền thống của dòng ThinkPad đồng thời tạo được ấn tượng mạnh qua việc kết hợp tốt giữa kiểu dáng mỏng gọn, tính bảo mật cao và đáng tin cậy.
Khác với thái độ dè dặt trong giai đoạn khởi đầu, ultrabook đã nhận được hậu thuẫn tích cực của các nhà sản xuất máy tính trong năm 2012 thể hiện ở việc không chỉ gia tăng số lượng mà còn thay đổi cả về kiểu dáng lẫn thiết kế, bên cạnh việc chuyển qua sử dụng chip Ivy Bridge, bộ xử lý Core i thế hệ thứ hai. Ivy Bridge ứng dụng công nghệ bóng bán dẫn 3 chiều (3D transistor) Tri-Gate và được sản xuất theo công nghệ 22nm nên có mức tiêu thụ điện năng thấp hơn, tốc độ tính toán nhanh hơn và năng lực xử lý đồ họa cải thiện đáng kể so với bộ xử lý Sandy Bridge.
Có thể thấy trong năm 2012, ultrabook đã phân định thành hai dòng, trong đó dòng cao cấp nhấn mạnh đến tính di động, tính sẵn sàng của hệ thống và vấn đề bảo mật; ultrabook phổ thông có thiết kế hài hòa giữa các tiêu chí trên, hỗ trợ đầy đủ các kết nối, hiệu năng đáp ứng được đa dạng nhu cầu người dùng đồng thời vẫn đảm bảo tính di động linh hoạt và thời lượng dùng pin.
Việc Intel mở rộng các tiêu chuẩn đặt ra cho ultrabook đã thúc đẩy sự phát triển của dòng máy tính xách tay siêu di động, mang đến người dùng những sản phẩm với kiểu dáng mỏng nhẹ, thời lượng dùng pin tốt hơn và kết nối linh hoạt với các thiết bị khác.
Cấu hình phần cứng Asus S56CM không hề kém cạnh so với laptop phổ thông nhưng vẫn được hãng xếp vào nhóm ultrabook.
Dưới đây là một số công nghệ nổi bật được kỳ vọng tạo ra sự thay đổi cho ultrabook trong năm nay:
Video đang HOT
Nền tảng Haswell, kiến trúc chip mới
Theo lộ trình giới thiệu sản phẩm, Intel sẽ công bố nền tảng Haswell mới gồm bộ xử lý Haswell cùng một loạt chipset bo mạch chủ 8-series (tên mã Lynx Point) vào khoảng tháng 4/2013. Đây là nền tảng phần cứng được Intel kỳ vọng sẽ tạo ra những thay đổi mạnh mẽ cho ultrabook.
Lộ trình giới thiệu sản phẩm mới của Intel năm 2011 – 2013. Ảnh: Notebookcheck.
Chiến lược phát triển sản phẩm mới của Intel đưa ra dựa theo chu kỳ tick/tock, trong đó tick là giai đoạn thu nhỏ công nghệ chế tạo và tock là giai đoạn đưa ra vi kiến trúc mới; mỗi giai đoạn tương ứng một năm. Vi kiến trúc Haswell 22nm trong năm 2013 sẽ là giai đoạn tock và trong chu kỳ mới trong năm tới, Intel sẽ đưa ra bộ xử lý Broadwell 14nm.
Tương tự Ivy Bridge, bộ xử lý Haswell được sản xuất theo công nghệ 22nm nhưng sử dụng vi kiến trúc Haswell, giao tiếp (socket) LGA 1150 cho nền tảng PC và socket rPGA947 và BGA1364 cho nền tảng di động. Ngoài ra, bộ xử lý Haswell cũng ứng dụng công nghệ bóng bán dẫn 3 chiều (3D transistor) với tên gọi Tri-Gate giúp giảm hiện tượng rò rỉ điện khi đi qua một thành phần gọi là cổng (gate). Như vậy transistor sẽ tiêu thụ ít điện năng hơn so với thiết kế công nghệ transistor 2D thế hệ trước.
Một số thông tin ban đầu cho thấy những bộ xử lý Haswell dòng U và ULT (Ultra Light and Thin) sẽ có mức TDP (Thermal Design Power) là 10W; thấp hơn đáng kể so với mức 17W của các bộ xử lý Ivy Bridge đang được dùng phổ biến trong các mẫu ultrabook hiện nay. Lưu ý, TDP không phải là công suất tiêu thụ của bộ xử lý mà là công suất tối đa mà hệ thống tản nhiệt (hoặc quạt làm mát) phải đáp ứng để bộ xử lý không quá nóng (overheat). Mặc dù không chính xác lắm nhưng có thể hiểu một cách đơn giản TDP là công suất tiêu thụ tối đa của bộ xử lý.
Thiết kế tinh tế, kiểu dáng mỏng nhẹ, thời trang, bàn phím đèn nền LED cùng cấu hình phần cứng mạnh, Spectre XT 13 thích hợp với người dùng thường xuyên di chuyển.
Ngoài ra, đồ họa tích hợp của Haswell sẽ có 3 phiên bản khác nhau là GT1, GT2 và GT3; trong đó GT3 có thể có đến 40 đơn vị thực thi lệnh (execution unit – EU). Cả 3 phiên bản đồ họa này sẽ hỗ trợ đầy đủ thư viện đồ họa DirectX 11.1, OpenGL 4.0 và OpenCL 1.2. So với HD Graphics 4000 của Ivy Bridge, năng lực xử lý của GT3 được cho là mạnh hơn gấp đôi đối với dòng chip điện áp tiêu chuẩn và mạnh hơn khoảng 30% đối với các bộ xử lý dòng U và ULT (Ultra Light and Thin).
Như đã đề cập trên, dòng chip Haswell trình làng vào tháng 4 tới sẽ dành cho nền tảng máy tính để bàn trong khi các chip dòng U và ULT (Ultra Light and Thin) được thiết kế riêng cho ultrabook sẽ được trình làng vào đầu quý IV. Như vậy, những mẫu ultrabook đầu tiên sử dụng nền tảng Haswell chỉ có mặt trên thị trường vào cuối năm 2013 và phổ biến hơn vào năm 2014.
Laptop lai tablet, cuộc đua công nghệ mới
Sự phát triển mạnh mẽ của tablet trong những năm gần đây và đặc biệt là sự xuất hiện “ồ ạt” các mẫu iPad mới (iPad 3, 4 và iPad Mini) sẽ ảnh hưởng đến thị phần máy tính cá nhân (laptop và desktop). Tuy nhiên, sự ảnh hưởng này là không rõ ràng vì tablet và máy tính cá nhân là hai dòng sản phẩm có sự khác nhau nhất định. iPad nói riêng và máy tính bảng nói chung không có khả năng thay thế hoàn toàn máy tính cá nhân. Dù vậy, sức ép ngày càng mạnh của máy tính bảng đòi hỏi máy tính cá nhân cũng phải có sự thay đổi để tồn tại và phát triển.
XPS 12 ấn tượng người dùng với thiết kế độc đáo, thể hiện sự sáng tạo qua việc kết hợp giữa laptop và divt mang đến người dùng nhưng trải nghiệm thú vị khi sử dụng.
Nền tảng hệ điều hành mới, Windows 8 ra mắt đầu tháng 11/2012 với giao diện Modern UI sẽ góp phần thay đổi thiết kế ultrabook và laptop nói chung trong thời gian tới. Không chỉ trang bị màn hình cảm ứng, các nhà sản xuất máy tính đều trình làng những sản phẩm có thiết kế độc đáo, thể hiện sự sáng tạo qua việc kết hợp giữa laptop và tablet mang đến người dùng nhưng trải nghiệm thú vị khi sử dụng. Chẳng hạn, Asus Transformer Book và Samsung Series 5 Hybrid PC với thiết kế tháo rời giữa màn hình và bàn phím. MSI Slider S20, Satellite U920t và Sony Vaio Duo 11 có thiết kế màn hình dạng trượt trong khi Lenovo IdeaPad Yoga và Dell XPS 12 với màn hình có thể xoay linh hoạt, giúp người dùng dễ dàng làm việc cộng tác, chia sẻ thông tin hiển thị trên màn hình hoặc sử dụng như một máy tính bảng (tablet).
Dù vậy, qua một số mẫu ultrabook Số Hóa thử nghiệm thực tế, thiết kế “lai” giữa laptop và tablet vẫn còn nhiều điểm cần hoàn thiện và đây cũng là cuộc cạnh tranh công nghệ giữa các nhà sản xuất máy tính trong năm 2013.
Không chỉ ấn tượng người dùng về độ mỏng và nhẹ, thiết kế của Aspire S7 còn giúp người dùng tương tác tốt hơn với giao diện Modern UI và những tính năng mới của Windows 8.
Theo VNE
Acer: "laptop màn hình cảm ứng sẽ như nấm sau mưa"
Trong 1 cuộc phỏng vấn mới đây với trang báo Đài Loan Digitimes, Chủ tịch Acer là Jim Wong cho rằng laptop dùng màn hình cảm ứng sẽ sớm phổ biến trên thị trường PC mặc dù khuyến cáo Windows 8 sẽ phải mất 1 thời gian nữa mới "được lòng" người dùng. Jim Wong cho biết Acer đã tiến hành các nghiên cứu về nhu cầu người dùng và thấy rằng rất nhiều người dùng sau khi dùng laptop (chạy Windows 8) khoảng 20 phút, họ luôn tìm cách điều hướng trên máy bằng các thao tác tay trên màn hình cảm ứng. "Điều này cho thấy màn hình cảm ứng là một xu hướng tất yếu" - vị này phát biểu.
Wong cũng đưa ra 1 vài nhận định mang tính chế giễu Apple. Ông cho rằng Apple thường làm rất tốt ở khả năng đi trước đón đầu các công nghệ mới và đưa nó lên sản phẩm của mình, mà màn hình Retina là 1 minh chứng. Tuy nhiên, theo Wong thì "Táo khuyết" đã sai lầm khi không đưa màn hình cảm ứng lên dòng máy tính xách tay MacBook của họ.
Laptop màn hình cảm ứng Aspire S7 của Acer.
Mặc dù các hãng sản xuất máy tính đã đi theo xu hướng trang bị màn hình cảm ứng cho laptop, nhưng Apple cho tới nay vẫn giữ quan điểm rằng người dùng máy tính xách tay không cần tới cảm ứng. Vào tháng 10 năm 2010, cố CEO Steve Jobs từng nói rằng Apple đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu thử nghiệm và nhận ra rằng người dùng laptop không cần tới loại màn hình này, và triết lý đó có vẻ vẫn được giữ nguyên dưới thời Tim Cook hiện nay.
Chủ tịch Acer cũng đưa ra nhiều phát biểu về Windows 8, cho rằng HĐH này không thể ngay lập tức thu hút được sự quan tâm của người dùng mà điều này sẽ phải cần thời gian. "Windows 8 là 1 HĐH mới và điều đó yêu cầu người dùng cần có thời gian để thích nghi, làm quen. Bởi thế đòi hỏi Windows 8 tạo ra 1 cú "hit" ngay lập tức là điều không tưởng" - Jim Wong cho biết.
Đứng trước thực tế Windows 8 chưa thực sự nhận được sự quan tâm từ người dùng, Wong cho rằng các công ty (sản xuất máy tính) phải chấp nhận mạo hiểm khi áp dụng những công nghệ mang tính cách tân như laptop màn hình cảm ứng.
Theo Genk
Windows mới có thể được bán với giá dưới 40 USD Phiên bản Windows Blue mới sẽ có giá bán thấp hơn so với Windows 8 để theo kịp xu hướng giá bán hệ điều hành ngày một giảm như hiện tại. Windows 8 hiện tại mới phát triển đến bản build 9200. Ảnh: Extremetech. Theo ExtremeTech, mặc dù có nhiều thay đổi về cả giao diện lẫn tính năng so với phiên bản...