Ukriane ra mắt nội các tạm quyền ngay tại trại biểu tình
Đêm qua theo giờ Việt Nam, nội các tạm quyền Ukraine đã chính thức ra mắt tại quảng trường Độc lập ở thủ đô Kiev, trung tâm của làn sóng biểu tình 3 tháng qua. Trong khi đó, ẩu đả đả xảy ra giữa những người biểu tình hai phe tại bán đảo Crimea.
Thủ lĩnh biểu tình Arseniy Yatsenyuk (trái) được đề cử làm thủ tướng tạm quyền của Ukraine.
Nội các lâm thời của Ukraine được thành lập theo đề cử của Hội đồng Euromaidan(gồm các thủ lĩnh biểu tình). Theo đó, vị trí cao nhất đã được trao cho thủ lĩnh biểu tình thân Liên minh châu Âu (EU) Arseniy Yatsenyuk.
“Ông Arseniy Yatsenyuk đã được đề cử làm người đứng đầu chính phủ tạm quyền của Ukraine cho đến khi cuộc bầu cử tổng thống được tiến hành vào ngày 25/5″, một thành viên của Euromaidan công bố trước đám đông gồm hàng chục nghìn người tập trung tại quảng trường Độc lập.
Trong danh sách nội các lâm thời, vị trí Bộ trưởng Ngoại giao được trao cho ông Andriy Deshchytsya. Ông Oleksander Shlapak đứng đầu Bộ Tài chính, trong khi ông Andriy Parubiy phụ trách Hội đồng an ninh và quốc phòng.
Tuy nhiên, danh sách đề cử này còn phải nhận được sự chấp thuận của Quốc hội.
Trong tuyên bố sau khi chính phủ lâm thời ra mắt, Tổng thống tạm quyền Ukraine Oleksander Turchinov cho biết chính phủ lâm thời sẽ phải đưa ra các quyết định “không được lòng dân” để ngăn chặn nguy cơ vỡ nợ, xây dựng lòng tin của các chủ đầu tư và các chủ nợ, báo hiệu những khó khăn lớn đang chờ đợi các nhà lãnh đạo lâm thời của Ukraine đúng theo dự báo của các chuyên gia.
Trong khi phe đối lập hân hoan với các niềm vui chiến thắng ở Kiev sau khi lật đổ được Tổng thống thân Nga Yanukovych thì tại bán đảo Crimea, biểu tình đã bùng phát dữ dội giữa hai phe ủng hộ Nga và châu Âu.
Video đang HOT
Xô xát đã bùng phát giữa hai nhóm biểu tình trong sân của tòa nhà chính quyền khu vực ở Simferopol, thu phu hanh chinh cua Crimea, làm ít nhất một người bị thương.Các nguồn tin tại chỗ cho biết chi co môt hang rao canh sat ngăn cach những người biểu tình của hai phe.
Các cuộc tuần hành dẫn tới xung đột diễn ra trước khi cơ quan lập pháp Crimea tiến hành phiên họp bàn về quy chế của Crimea sau khi chính quyền Tổng thống thân Nga Yanukovych bị lật đổ. Tuy nhiên, Chu tich Quôc hôi Volodymyr Konstantinov nói rằng sẽ không có chuyện thao luân vê vấn đề ly khai cua Crimea, khu vực đang được hưởng quyên tư tri trong lanh thô Ukraine.
Crimea được chuyên tư Nga sang cho Ukraine hôi năm 1954. Đây là nơi tập trung đông người nói tiếng Nga, có quan điểm thân Nga và chỉ có một nhóm nhỏ người Tatar ủng hộ hội nhập với phương Tây. Ngoài ra, đây cũng là nơi đặt căn cứ hạm đội Hắc hải của Hải quân Nga.
Sư thay đôi chinh quyên tai Kiev khiên ngươi ta đăt câu hoi vê tương lai cua cac căn cư hai quân cua Nga tai thanh phô cang Sevastopol vơi hơp đông thuê đa đươc ông Yanukovych gia han tơi năm 2042. Hâu hêt cac chuyên gia đêu tin răng giơi lanh đao mơi của Ukraine se không yêu cầu Nga rut các chiên ham bơi điêu nay se cang đe doa tinh trang bât ổn cua Ukraine, cung như quan hê mong manh cua chính phủ tạm quyền hiện nay vơi quốc gia láng giềng lớn ở phía Đông.
Theo Dân Trí)
Lý do Thái Lan phải cầu cứu Liên Hợp Quốc
Phó Thủ tướng tạm quyền Thái Lan đã đề xuất mời Liên Hợp Quốc giải quyết cuộc xung đột không có lối thoát giữa 2 bên ở nước này hiện nay.
Tờ Bưu điện Bangkok dẫn lời ông Surapong nói: "Nếu chúng ta có thể mời Liên hợp quốc tham dự các cuộc đàm phán ban đầu, chúng ta có khả năng sẽ đạt được một giải pháp cho cuộc xung đột ở Thái Lan."
Phó Thủ tướng tạm quyền kiêm Ngoại trưởng Thái Lan Surapong Tovichakchaikul.
Ông Surapong cho biết sáng 26/2, ông đã có cuộc điện đàm với Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon để thảo luận về cách thức thoát khỏi cuộc khủng hoảng.
Theo Phó Thủ tướng Thái Lan, Liên hợp quốc là cơ quan phù hợp nhất để làm trung gian cho cuộc đàm phán hòa bình giữa các bên đối địch tại Thái Lan.
Ông Surapong cho biết sẽ đệ trình đề xuất này lên Trung tâm Duy trì Hòa bình và Trật tự của chính phủ Thái Lan.
Lời đề nghị của Thái Lan diễn ra trong bối cảnh xung đột giữa chính phủ và phe biểu tình vẫn không có hồi kết và ngày càng căng thẳng hơn.
Về phía phe biểu tình ngày càng có nhiều hành động liều lĩnh hơn khiến cho tình hình chính trị nước này ngày càng nghiêm trọng.
Nhiều người biểu tình chống chính phủ ngày 26/2 đã tập trung về trước trụ sở văn phòng cảnh sát Hoàng Gia yêu cầu tiến hành điều tra về các vụ bạo lực nhằm vào người biểu tình gây thương vong trong thời gian vừa qua. Người biểu tình kêu gọi cảnh sát nhanh chóng đưa thủ phạm ra trước công lý.
Rạng sáng 26/2, người biểu tình đóng tại khu vực Pathumwan và Ratchaprasong kể rằng nghe thấy tiếng súng và nhiều vụ nổ vào khoảng 2 giờ. Tuy nhiên, không có thương vong nào được báo cáo.
Trước đó, ngày 25/2, những người biểu tình chống chính phủ tiếp tục bao vây các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp được cho là có dính líu đến gia tộc Shinawatra.
Về phía chính phủ, Thủ tướng tạm quyền Thái Lan Yingluck Shinawatra đã chỉ đạo cấp dưới nộp đơn kiện Ủy ban Cải cách Dân chủ Nhân dân (PDRC) về những thiệt hại do người biểu tình gây ra.
Theo phó phát ngôn viên chính phủ Thái Lan Pakdiharn Himathongkham, trong phiên họp nội các hôm 25/2, bà Yingluck yêu cầu các bộ trưởng thu thập thông tin về những thiệt hại ở các trụ sở chính phủ và chi phí phát sinh từ việc thuê văn phòng trong thời gian chiến dịch đóng cửa thủ đô Bangkok diễn ra. Thông tin này sẽ được lưu lại để làm bằng chứng trong một vụ kiện dân sự chống lại PDRC.
Song song đó, bà Yingluck cũng chỉ đạo các bộ trưởng đánh giá độ an toàn ở các trụ sở các cơ quan này. "Trong trường hợp xấu nhất, họ có thể cần thêm các nhân viên an ninh để bảo vệ sau khi gửi yêu cầu tới Trung tâm Duy trì Hòa bình và Trật tự (CMPO)" - ông Pakdiharn Himathongkham nói.
Trước tình hình căng thẳng giữa 2 bên, Giám đốc Cơ quan Điều tra Đặc biệt Thái Lan, Tarit Pengdith cảnh báo, tình hình có thể "leo thang thành nội chiến" và kêu gọi "sự kiềm chế và kiên nhẫn" ở cả hai phe phái. Bình luận của ông Tarit cũng tương tự cảnh báo của người đứng đầu lực lượng quân đội Thái Lan, tướng Prayut Chan-Ocha.
Ông Prayut Chan-Ocha nói: "Theo tôi, có khả năng xảy ra một cuộc nội chiến tại Thái Lan. Và đến bây giờ thì khả năng đó đang lớn dần. Quân đội sẽ làm tất cả mọi thứ vì đất nước và nhân dân... chứ không vì một bên nào".
Trước đó, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon đã kêu gọi chấm dứt tình trạng bạo lực leo thang ở Thái Lan.
Trong một tuyên bố thông qua người phát ngôn, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon lên án các hành động tấn công vũ trang nhằm vào người biểu tình tại Thái Lan, kêu gọi chấm dứt bạo lực ngay lập tức và đưa những kẻ chủ mưu ra xét xử.
Ông Ban Ki-moon cũng hối thúc các bên ở Thái Lan tôn trọng nhân quyền và pháp luật, ngăn chặn các vụ tấn công, tham gia "đối thoại có ý nghĩa" hướng tới chấm dứt khủng hoảng và thúc đẩy cải cách.
Theo Báo Đất việt
Thủ tướng tạm quyền Thái Lan không ra điều trần về tham nhũng Thủ tướng tạm quyền Thái Lan Yingluck Shinawatra đã được ban hội thẩm chống tham nhũng triệu tập để nghe những cáo buộc lơ là trách nhiệm trong chương trình trợ giá lúa gạo quốc gia. Các đối thủ của bà Yingluck, những người tìm cách thay thế vị trí của bà, nói rằng đã xảy ra tham nhũng trong việc triển khai...