Ukraine tung đòn trả đũa Nga trên nhiều mặt trận
Ukraine tung một loạt động thái trả đũa Nga sau khi cáo buộc quân đội Nga chiếm 2 căn cứ quân sự ở Crimea. Kiev cho biết sẽ đề nghị LHQ công nhận Crimea là khu phi quân sự, đồng thời tuyên bố rút khỏi Cộng đồng các quốc gia độc lập.
Lực lượng thân Nga đột chiếm trụ sở hải quân Ukraine tại bán đảo Crimea ngày 19/3.
Trong tuyên bố ngày 19/3, Giám đốc Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine Andriy Parubiy cho biết việc trao cho Crimea quy chế khu vực phi quân sự sẽ buộc lực lượng của Nga phải rút khỏi nước cộng hòa tự trị này.
“Chính phủ Ukraine sẽ lập tức kiến nghị Liên hợp quốc công nhận Crimea là khu vực phi quân sự và áp dụng những biện pháp cần thiết để các lực lượng Nga rời khỏi Crimea”, ông Parubiy tuyên bố.
Theo ông, với hướng đi mới này, Ukraine sẽ có thể tái triển khai lực lượng tại Crimea sau khi quân đội Nga rút đi.
Ngoài ra, Kiev cũng quyết định rút khỏi Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS), một liên minh do Mátxcơva đứng đầu thay thế Liên Xô trước đây.
“Quyết định đã được đưa ra nhằm bắt đầu quá trình rút khỏi CIS”, ông Parubiy phát biểu tại cuộc họp báo phát trên truyền hình.
Ông giải thích việc Mátxcơva sáp nhập bán đảo Crimea vào Liên bang Nga bất chấp phản đối của Kiev và cộng đồng quốc tế là nguyên nhân chính kiến Kiev phải đưa ra các động thái đáp trả.
Theo kế hoạch, Ukraine sẽ tiến hành các cuộc tập trận chung với Mỹ và Anh trong thời gian tới. Đây là 2 nước đã cùng với Nga ký Hiệp ước Budapest năm 1994 về đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine để đổi lại việc Kiev giao nộp toàn bộ vũ khí hạt nhân của Liên Xô cho Nga quản lý.
Video đang HOT
Ukraine cũng sẽ rút toàn bộ các binh sĩ và gia đình họ từ Crimea về Ukraine, đồng thời chính thức áp dụng chế độ thị thực đối với Nga.
“Bộ Ngoại giao đã được chỉ thị áp dụng loại thị thực dành riêng cho người Nga nhằm trả đũa việc Kremlin tìm cách thu nạp bán đảo Crimea”, người đứng đầu Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine khẳng định.
Ukraine đưa ra những biện pháp đáp trả trên sau khi có tin binh sĩ Nga chiếm thêm một căn cứ hải quân nữa của nước này ở Crimea. Đây thực chất là một cơ sở vận tải hải quân ở Bakhchisaray, cách thủ phủ Simferopol của Crimea khoảng 30 km về phía Tây Nam.
“Lực lượng Nga đến và yêu cầu chúng tôi rời khỏi căn cứ. Ngày mai chúng tôi sẽ một lần nữa thử trở lại căn cứ của mình”, một sĩ quan hải quân Ukraine phát biểu bên ngoài căn cứ này.
Trước đó có nguồn tin cho biết các binh sĩ Nga đã “chiếm giữ” trụ sở hải quân của Ukraine ở thành phố cảng Sevastopol, nơi đặt Hạm đội Biển Đen của Nga, sau một vụ đột kích. Cả hai vụ chiếm giữ đều đều diễn ra nhanh chóng, bất ngờ và không gây sát thương.
Vũ Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Tư lệnh hải quân Ukraine bị bắt giữ tại Crimea
Các lực lượng thân Nga tại bán đảo Crimea ngày 19/3 đã bắt giữ Tư lệnh hải quân Ukraine Serhiy Hayduk sau khi giành quyền kiểm soát trụ sở hải quân Ukraine tại thành phố cảng Sevastopol.
Không rõ hiện Tư lệnh hải quân Ukraine Serhiy Hayduk đang ở đâu.
Kiev cho hay ông Hayduk đã bị bắt giữ ngay sau khi khoảng 200 nhà hoạt động thân Nga, một số họ mang vũ khí, xông vào trụ sở hải quân Ukraine ở Sevastopol, thành phố cảng nơi có Hạm đội Biển Đen của Nga.
Một đại diện của lực lượng thân Nga, Igor Yeskin, xác nhận rằng người đứng đầu hải quân Ukraine đã bị bắt. "Ông ấy đã bị chặn lại và không có nơi nào để đi. Ông ấy đã bị giải đi", Yeskin nói.
Một số nguồn tin cho biết ông Hayduk đã bị Cơ quan an ninh liên bang Nga đưa đi nhưng phía Ukraine chưa xác nhận thông tin này.
Trang web Lenta.ru của Nga, trích dẫn thông tin từ hãng thông tấnKriminform tại Crimea, cho biết ông Hayduk bị bắt vì đã ra lệnh "sử dụng vũ khí chống lại các dân thường".
Quân đội Ukraine chưa xác nhận rằng ông Hayduk có đưa ra một chỉ thị như vậy hay không.
Tổng thống lâm thời Ukraine Olexander Turchynov đã kêu gọi trả tự do cho ông Hayduk. Ông Turchynov đã đặt ra hạn chót cho việc thả chỉ huy hải quân là 21 giờ tối ngày 19/3 giờ địa phương nhưng thời hạn này đã trôi qua mà ông Hayduk vẫn chưa được phóng thích.
Ngay sau đó, Bộ trưởng quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã kêu gọi giới chức Crimea thả ông Hayduk.
Một tuyên bố của Bộ quốc phòng Ukraine cho biết ông Hayduk đã được lệnh thực hiện các mệnh lệnh phù hợp với các quy định của quân đội Ukraine.
Tổng thống lâm thời Turchynov trước đó cảnh báo rằng nếu ông Hayduk và "tất các con tin khác - kể cả dân sự và quân sự - không được thả, giới thức sẽ tiến hành biện pháp đáp trả thích hợp".
Không rõ ông Turchynov định ám chỉ điều gì, nhưng biện pháp trả đũa có thể bao gồm việc cắt nguồn cung cấp điện và nước cho Crimea.
Bộ trưởng quốc phòng và Phó thủ tướng thứ nhất Ukraine bị chặn vào Crimea
Lực lượng thân Nga đã chiếm trụ sở hải quân Ukraine tại Crimea ngày 19/3.
Đám đông thân Nga hôm qua đã phá cổng trụ sở hải quân Ukraine tại Sevastopol và xông vào bên trong. Các binh sĩ Ukraine tại căn cứ không kháng cự và cũng không có phát súng nào bị bắn đi, mặc dù Bộ quốc phòng Ukraine cho phép các binh sĩ tại Crimea sử dụng vũ lực để phòng vệ, sau khi một binh sĩ thiệt mạng trong một vụ bạo lực ở Simferopol hôm 18/3.
Trong cuộc đột chiếm hôm qua, các nhà hoạt động thân Nga đã lục soát các văn phòng, gỡ bỏ các biểu tượng của Ukraine và thay thế cờ Ukraine bằng lá cờ 3 màu của Nga.
Cũng trong ngày 19/3, một căn cứ hải quân khác của Ukraine tại Novo-Ozyorne ở phía tây Crimea cũng bị chiếm sau khi một chiếc xe tải được sử dụng để húc đổ các cổng bên ngoài của căn cứ. Khoảng 50 binh sĩ Ukraine được nhìn thấy rời khỏi đây.
Các nguồn tin cho biết Bộ trưởng quốc phòng Ukraine Ihor Tenyukh và Phó thủ tướng thứ nhất Vitaly Yarema hôm qua đã cố gắng vào Crimea nhằm làm dịu bớt căng thẳng nhưng họ bị chặn vào bán đảo.
An Bình
Tổng hợp
Theo Dantri
Trụ sở Hải quân Ukraine tại Crimea bị đột kích Các binh sĩ trong quân phục không phù hiệu, được cho là lính Nga, đã đột kích vào trụ sở Hải quân Ukraine tại thành phố Sevastopol của Crimea vào ngày 19.3. Lính Ukraine bước ra khỏi trụ sở Hải quân Ukraine tại thành phố Sevastopol của Crimea ngày 19.3 - Ảnh: Reuters Các binh sĩ này xông vào và nhanh chóng kiểm...