Ukraine từ bỏ gia nhập NATO
Cố vấn của Tổng thống Zelnsky nhận định, Ukraine đã chấp nhận rằng việc gia nhập NATO không còn được cân nhắc nữa và sẽ không thực hiện bất kỳ động thái nào để tham gia liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu này.
Ukraine đã chấp nhận rằng việc gia nhập NATO không còn được cân nhắc nữa và sẽ không thực hiện bất kỳ động thái nào để tham gia liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu này, Igor Zhovkva, cố vấn của Tổng thống Zelnsky nhận định với Financial Times ngày 25/6. Tuy nhiên, Kiev muốn có một tuyên bố trong chính sách của NATO.
Các nhà lãnh đạo NATO dự kiến sẽ gặp nhau ở thủ đô Madrid của Tây Ban Nha vào tuần tới và trong 2 ngày diễn ra hội nghị, liên minh này sẽ tiết lộ Khái niệm Chiến lược – một tài liệu vạch ra nhiệm vụ của liên minh và lập trường với các nước không phải là thành viên NATO, trong đó có Nga và Trung Quốc.
Ông Zhovkva cho biết chính quyền Tổng thống Zelensky muốn NATO thừa nhận Ukraine là “một nền tảng của an ninh châu Âu” và tái khẳng định quan hệ đối tác của liên minh này với Kiev, được thiết lập năm 1997.
Tuy nhiên, theo ông Zhouvkva, Ukraine sẽ không thúc đẩy việc trở thành thành viên NATO.
Triển vọng Ukraine gia nhập NATO từng là một nhân tố dẫn tới xung đột hiện tại với Nga. Ukraine đã đưa mục tiêu trở thành thành viên NATO vào Hiến pháp năm 2019 bất chấp cảnh báo từ Moscow rằng việc các lực lượng và vũ khí của NATO tập trung gần biên giới với Nga sẽ gây ra mối đe dọa an ninh không thể chấp nhận được.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg khẳng định việc gia nhập liên minh vẫn để ngỏ với các quốc gia quan tâm song không hứa hẹn hay loại trừ việc Ukraine gia nhập liên minh trong tương lai gần. Theo Tuyên bố Bucharest năm 2008, lập trường chính thức của NATO là Gruzia và Ukraine “sẽ trở thành thành viên của NATO” vào một ngày nào đó trong tương lai.
Ông Zhovkva muốn NATO chấm dứt việc đề cập đến Nga với tư cách là “một đối tác”, đồng thời bày tỏ nguyện vọng cuộc xung đột ở Ukraine sẽ được nêu trong tài liệu chiến lược của liên minh, cũng như cho rằng “sẽ không đủ khi chỉ gọi Ukraine bằng từ đối tác”./.
Tổng thống Mỹ chuẩn bị công du châu Âu
Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ thăm Đức và Tây Ban Nha từ ngày 25 - 28/6 tới để tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ công du châu Âu vào cuối tháng 6. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong tuyên bố ngày 8/6, người phát ngôn Nhà Trắng Karine Jean-Pierre thông báo Tổng thống Biden sẽ tới Schloss Elmau, miền Nam nước Đức, vào ngày 25/6 để tham dự hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo G7. Lãnh đạo các nước sẽ thảo luận về một loạt vấn đề toàn cầu cấp bách nhất, bao gồm cả sự ủng hộ của G7 đối với Ukraine, giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu, phát triển cơ sở hạ tầng, an ninh y tế toàn cầu và cuộc khủng hoảng lương thực và năng lượng hiện nay.
Tiếp đó, ngày 28/6, Tổng thống Biden sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh NATO 2022 ở thủ đô Madrid (Tây Ban Nha), trong đó "lãnh đạo các nước đồng minh sẽ thông qua một Khái niệm Chiến lược mới để định hướng sự chuyển đổi của NATO trong vòng thập niên tới".
Đức hiện giữ chức Chủ tịch luân phiên G7, nhóm gồm các nước Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Đức, Italy và Nhật Bản.
Tổng thư ký NATO dự báo cách thức cuộc xung đột Nga-Ukraine kết thúc Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg ngày 25/6 cho biết, xung đột giữa Nga và Ukraine có thể kết thúc bằng một thỏa thuận được thương lượng giữa các bên. Nhưng điều đó không có nghĩa là phương Tây sẽ ngừng cung cấp vũ khí cho Kiev hoặc giảm sức ép trừng phạt Nga. Phát biểu...