Ukraine triển khai hơn 100 UAV tập kích mục tiêu Nga
Quân đội Nga thông báo đánh chặn ít nhất 102 máy bay không người lái (UAV) được Ukraine nhắm bắn vào các mục tiêu của Nga ở bán đảo Crimea và nhiều khu vực khác.
Bộ Quốc phòng Nga ngày 17/5 thông báo phòng không nước này đánh chặn 51 UAV tự sát trên bầu trời bán đảo Crimea, 44 chiếc tại vùng Krasnodar, 6 UAV tại bang Belgorod và một chiếc tại bang Kursk trong đòn tập kích ban đêm của Ukraine, Interfax đưa tin.
Binh sĩ Ukraine triển khai máy bay không người lái trên chiến trường gần Bakhmut. Ảnh: GettyImages
Cùng ngày, máy bay và tàu tuần tra thuộc Hạm đội Biển Đen phá hủy 6 xuồng không người lái (USV) Ukraine đang hoạt động trên biển.
Thị trưởng thành phố Sevastopol trên bán đảo Crimea, ông Mikhail Razvozhaev, xác nhận một trạm biến áp chính ở thành phố bị hư hại và việc sửa chữa sẽ kéo dài ít nhất một ngày. Phần lớn trường học tại Sevastopol đóng cửa trong ngày 17/5.
Trong khi đó, các quan chức vùng Krasnodar cho biết hỏa hoạn bùng phát tại nhà máy lọc dầu Tuapse sau trận tập kích của Ukraine. Lực lượng cứu hỏa đã được huy động để kiểm soát ngọn lửa tại cơ sở này.
Video đang HOT
Thống đốc bang Belgorod Vyacheslav Gladkov sau đó thông báo UAV Ukraine rơi trúng một chiếc ôtô tại khu định cư Oktyabrsky, khiến một phụ nữ và con trai 4 tuổi thiệt mạng.
Ukraine những ngày gần đây tăng cường tập kích Crimea và các bang biên giới Nga bằng pháo, tên lửa và UAV, gây thiệt hại một số cơ sở lọc dầu và năng lượng của Nga. Tuy nhiên, đợt tập kích ngày 17/5 được đánh giá là có quy mô lớn nhất trong nhiều tuần.
Từ ngày 10/5, Nga mở đợt tấn công ở tỉnh Kharkov tiếp giáp bang Belgorod của Nga. Sau một tuần, lực lượng Nga đã thọc sâu vào phòng tuyến của Ukraine, kiểm soát một loạt khu định cư có diện tích trên dưới 100km2 ở Kharkov và đang tiếp tục tiến công.
Tổng tư lệnh quân đội Ukraine Oleksandr Syrsky ngày 12/5 thừa nhận Kiev đối mặt tình thế ngày càng khó khăn ở khu vực Kharkov, song đang làm tất cả những gì có thể để giữ vững phòng tuyến.”Các đơn vị của Ukraine đang chiến đấu rất ác liệt”, ông Syrsky nêu.
Theo giới quan sát, Nga dường như mở chiến dịch tấn công Kharkov để tạo vùng đệm bảo vệ Belgorod khỏi các đợt tập kích của Kiev. Song song hoạt động tiến công trên bộ, Nga triển khai bom phá hủy các cây cầu, tuyến đường quan trọng ngăn Ukraine tái triển khai lực lượng tới gần biên giới
Nga thay thế Mỹ tại Niger
Truyền thông quốc tế cho biết các nhân viên quân sự Nga đã tiến vào một căn cứ không quân ở Niger, nơi quân đội Mỹ đang đóng quân, sau quyết định của chính quyền Niger trục xuất lực lượng Mỹ khỏi nước này.
Động thái cho thấy Nga đang chính thức thay thế Mỹ để hỗ trợ quân sự Niger.
Theo giới quan sát, vào đầu tháng 5 vừa qua, khoảng vài chục quân nhân Nga đã tiến vào Căn cứ không quân 101 nằm cạnh sân bay quốc tế Diori Hamani ở thủ đô Niamey của Niger. Khi đó, các quân nhân Mỹ vẫn đang còn ở trong căn cứ, chưa rút đi, tạo nên một tình thế "chạm trán" bất đắc dĩ giữa quân nhân Nga-Mỹ vào thời điểm sự cạnh tranh quân sự và ngoại giao giữa hai nước ngày càng gay gắt vì xung đột ở Ukraine. Tuy nhiên, hai bên không có bất kỳ sự tiếp xúc nào mà sử dụng doanh trại riêng.
Trên thực tế, từ giữa tháng 4/2024, người ta đã nhìn thấy các chuyên gia quân sự Nga xuất hiện tại Niger với mục đích, nhiệm vụ là "giúp Niger huấn luyện các lực lượng quân sự chống khủng bố Hồi giáo cực đoan". Động thái "tiến vào Niger" này của quân đội Nga còn đặt ra câu hỏi về số phận của các cơ sở của Mỹ ở nước này sau khi rút quân.
Người dân Niger giương cờ Niger và cờ Nga.
Đây có lẽ là động thái "thay thế" rõ nét và mới nhất giữa Nga và Mỹ trên bàn cờ châu Phi. Trong khi Mỹ liên tục phải rút lui khỏi một số quốc gia vùng Hạ Sahara (Sahel) thì Nga lại tiến quân mạnh vào khu vực này. Trước Niger, một loạt quốc gia Sahel khác như Mali, Burkina Faso, Chad, Cộng hòa Trung Phi,... đã "đá" Mỹ và Pháp văng khỏi địa bàn mình. Phải chăng, thời của những chú "diều hâu" săn mồi ở lục địa đen đang khép lại rồi?
Việc mất chân đứng tại quốc gia Tây Phi có vị trí chiến lược quan trọng này đã bắt đầu ngay từ cuộc đảo chính quân sự vào ngày 26/7/2023, những dấu hiệu của sự rạn nứt có lẽ đã xuất hiện từ trước đó khi các vấn đề khó khăn về kinh tế, xã hội của các quốc gia trong khu vực đều bắt nguồn từ chính sách của Mỹ, Pháp và các đồng minh tại khu vực này. Các nhà nghiên cứu cho rằng, chính sách của Mỹ và đồng minh cũng chính là nguồn gốc dẫn đến các cuộc đảo chính quân sự trong 2 năm qua tại vùng Sahel, trong đó cuộc đảo chính tháng 7/2023 ở Niger được xem là điển hình cho nỗi bất bình của dân chúng đối với chính quyền của Tổng thống Mohamed Bazoum vốn bị xem như "bù nhìn" cho các chính sách của Mỹ, Pháp tại đây.
Cuộc đảo chính quân sự tại Niger đã biến thành phong trào chống Mỹ-Pháp lan rộng trong dân chúng với việc hàng nghìn người dân đổ xuống đường phố, bao vây các trụ sở chính phủ để ủng hộ phe đảo chính và giương cao khẩu hiệu ủng hộ nước Nga, ủng hộ Tổng thống Vladimir Putin. Từ trong cuộc đảo chính cũng đã vang lên những tiếng nói kêu gọi quân đội Mỹ, Pháp rút khỏi khu vực, rút khỏi các quốc gia từng là địa bàn đứng chân quan trọng của phương Tây trong cuộc chiến chống chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan như IS và Al-Qaeda.
Sau đảo chính, chính quyền quân sự tại Niger cũng như một vài quốc gia khu vực Sahel khác đã lên tiếng rằng sự hiện diện quân sự của Mỹ, Pháp tại đây không còn phù hợp nữa. Trong mắt các tướng lĩnh nắm quyền, Nga là sự lựa chọn thay thế phù hợp nhất. Do đó, bắt buộc các bên phải đàm phán lại về các thỏa thuận hợp tác đã ký trước đây về việc quân đội Mỹ, Pháp có được phép tiếp tục trú đóng tại các quốc gia này nữa hay không.
Sau cuộc đảo chính, quân đội Mỹ đã chuyển một số lực lượng của mình ở Niger từ Căn cứ không quân 101 đến Căn cứ không quân 201 ở thành phố Agadez, miền trung Niger. Hiện chưa rõ thiết bị quân sự Mỹ còn lại ở Căn cứ Không quân 101 là gì và các chuyên gia quân sự phương Tây lo ngại liệu quân đội Nga có tiếp cận được các thiết bị này hay không. Mỹ xây dựng Căn cứ không quân 201 với chi phí hơn 100 triệu USD. Đây là cơ sở điều hành máy bay không người lái chủ yếu của Mỹ ở châu Phi. Kể từ năm 2018, căn cứ này đã được sử dụng để nhắm mục tiêu vào các chiến binh Jama'at Nusrat al-Islam wal Muslimeen của Nhà nước Hồi giáo và chi nhánh al-Qaeda bằng drone có vũ trang. Trước viễn cảnh phải rút quân khỏi Niger, Washington lo ngại về việc phiến quân Hồi giáo ở Sahel có thể mở rộng hoạt động mà không có sự hiện diện của lực lượng quân sự và tình báo Mỹ tại đây.
Sự báo động của người Mỹ đã dấy lên khi Tổng thống Lamine Zeine đến thăm Moscow vào tháng 12 năm ngoái để thảo luận về các mối quan hệ kinh tế và quân sự, sau đó là chuyến thăm tới Tehran vào tháng sau, nơi ông gặp Tổng thống Iran Ebrahim Raisi.
Động thái của Niger yêu cầu rút quân Mỹ được đưa ra sau cuộc họp ở Niamey vào giữa tháng 3/2024, khi các quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao và Lầu Năm Góc đến thăm Niger trong nỗ lực giữ nguyên thỏa thuận quân sự. Chuyến thăm không thành công khi Mỹ nêu lên những lo ngại, bao gồm cả về sự xuất hiện dự kiến của lực lượng Nga và báo cáo về việc Iran đang tìm kiếm nguyên liệu thô ở nước này, bao gồm cả uranium. Các quan chức Nigeria bày tỏ sự tức giận trước những gì họ cho là sự nghi ngờ vô căn cứ của Mỹ về các cuộc đàm phán nhằm cho phép Iran tiếp cận tài nguyên uranium của Niger, có khả năng tăng cường chương trình hạt nhân của Tehran. Một quan chức Mỹ cho biết, mặc dù thông điệp của Mỹ gửi tới các quan chức Nigeria không phải là tối hậu thư, nhưng rõ ràng là lực lượng Mỹ không thể đóng cùng căn cứ với lực lượng Nga.
Các quan chức Mỹ đã bày tỏ hy vọng rằng các cuộc đàm phán hậu trường có thể cứu vãn thỏa thuận 12 năm đã rơi vào tình thế nguy hiểm vào ngày 15/3 khi một phát ngôn viên của chính quyền quân sự công khai tuyên bố sự hiện diện quân sự tiếp tục của Mỹ ở Niger là "bất hợp pháp". Nhưng, Mỹ cuối cùng đã thừa nhận thất bại sau cuộc gặp ở Washington vào ngày 16/4 giữa Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Kurt Campbell và Thủ tướng Niger Ali Lamine Zeine.
Hãng thông tấn Nga: Moskva đưa Tổng thống Ukraine vào danh sách truy nã Hãng thông tấn TASS của Liên bang Nga trích dẫn cơ sở dữ liệu của Bộ Nội vụ nước này cho biết Moskva mở một vụ án hình sự chống lại Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và đưa chính trị gia này vào danh sách truy nã. Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky. Ảnh: Văn phòng Tổng thống Ukraine Trong một bản tin phát...