Ukraine: Tòa nhà chính phủ ở Crimea bị chiếm, cắm cờ Nga
Lực lượng an ninh Ukraine đã được đặt trong tình trạng báo động sau khi các tòa nhà chính phủ ở khu vực Crimea, với phần đông là người dân tộc Nga, đã bị những người đàn ông có vũ trang chiếm giữ.
Chướng ngại vật dựng ở trước tòa nhà chính quyền Crimea cùng với tầm biển “Crimea là Nga”.
Cờ Nga đã được cắm lên ở hai tòa nhà ở thủ phủ Simferopol của vùng Crimea.
Chính quyền địa phương cho biết họ đang đàm phán với các tay súng.
Việc chiếm giữ các tòa nhà diễn ra một ngày sau cuộc đối đầu giữa những người ủng hộ thân Nga và những người ủng hộ ban lãnh đạo mới ở Ukraine.
Đây là minh chứng mới nhất cho thấy căng thẳng ở khu vực với phần đa nói tiếng Nga này.
Bộ trưởng Nội vụ tạm quyền Ukraine Arsen Avakov cho hay khu vực gần các tòa nhà chính quyền đã bị phong tỏa để ngăn chặn “đổ máu”. Ông cũng cho biết “những kẻ khiêu khích” đã thực hiện vụ chiếm giữ.
Video đang HOT
“Các biện pháp đã được đưa ra nhằm đối phó với những hành động cực đoan và không cho phép tình hình leo thang thành đối đầu vũ trang ở trung tâm thành phố”, ông cho biết trên trang facebook của mình.
Khu vực tự trị Crimea của Ukraine Được chuyển giao từ Nga vào năm 1954 Người dân tộc Nga: 58,5% Người dân tộc Ukraine: 24,4% Người Hồi giáo Tatar: 12,1% Nguồn Thống kê của Ukraine năm 2001
Người đứng đầu khu vực Anatoliy Mohylyov cho biết trên đài truyền hình địa phương rằng ông đang đàm phán với các tay súng và đã thông báo các nhân viên chính quyền không tới làm việc.
Ông cũng cho biết những người chiếm giữ chưa đưa ra yêu cầu hay tuyên bố gì, song họ đã dựng tấm biển đề: “Crimea là Nga”.
Căng thẳng ở khu vực Crimea ngày một gia tăng kể từ khi Tổng thống Viktor Yanukovych bị phế truất vào tuần trước. Crimea, nơi có phần đa là người dân tộc Nga, đã được chuyển từ Nga cho Ukraine vào năm 1954.
Những người dân tộc Ukraine trung thành với Kiev và người Hồi giáo Tatars đã tạo thành một liên minh chống lại bất kỳ động thái nào liên quan đến Nga. Hôm qua, Thủ tướng lâm thời Ukraine Arseniy Yatsenyuk cho hay “Tại Crimea, chúng tôi đã luôn có những tình cảm khác nhau và các lực lượng khác nhau muốn chi rẽ đất nước và phát động chủ nghĩa ly khai”.
Nga, cùng với Mỹ, Anh, và Pháp đã cam kết tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine trong một bản ghi nhớ ký năm 1994.
Trung Anh
Theo Dantri/ BBC
Cựu Tổng thống Yanukovych đang 'hưởng lạc' tại Matxcova?
Hãng tin RBC của Nga cho hay cựu Tổng thống Ukraine bị lật đổ Viktor Yanukovych đã tới Nga vào đêm ngày 25/2 và hiện đang sống trong một khu nghỉ dưỡng hạng sang thuộc ngoại ô thủ đô Matxcova.
Dẫn nguồn tin từ một "doanh nhân nổi tiếng" người Nga giấu tên, tờ RBC cho biết cựu Tổng thống Yanukovych đã bay tới Matxcova vào đêm 25/2 và tới Khách sạn Hoàng gia Radisson Ukraine thuộc trung tâm thủ đô Nga.
Tiếp đó, ông Yanukovych lại di chuyển tới Barvikha Clinical Sanitorium, một khu nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe do Cơ quan phụ trách các vấn đề tổng thống của Nga điều hành và nằm trên con đường cao tốc nổi tiếng Rublyovka-Uspenskoe phía tây Matxcova.
Cựu Tổng thống Yanukovych bị nghi ngờ chạy trốn sang Nga
Tuy nhiên, trả lời tờ RBC, Cơ quan phụ trách các vấn đề tổng thống của Nga cho biết họ không có thông tin nào mặc dù một quan chức cấp cao giấu tên đã xác nhận chuyện này với RBC.
Trước đó, chính phủ lâm thời Ukraine tại Kiev khẳng định ông Yanukovych vẫn đang trên đường chạy trốn trong lãnh thổ Ukraine. Khả năng ông này đang sống ẩn dật tại khu vực Crimea.
Thậm chí, quyền trưởng công tố viên Ukraine Oleh Makhnytsky tuyên bố ông Yanukovych đang nằm trong danh sách tội phạm truy nã quốc tế. Song, không rõ lời đề nghị chính thức này đã được đệ trình lên Interpol hay chưa.
Theo ông Makhnytsky, cựu Tổng thống Yanukovych bị truy nã về tội "thảm sát" liên quan tới cái chết của gần 100 người biểu tình trong các cuộc trấn áp tại Kiev. Ukraine cũng đã liên lạc với các tổ chức quốc tế để đề nghị theo dõi các tài khoản ngân hàng và tài sản của ông Yanukovych và các thân tín của ông này.
Trong cuộc phỏng vấn với hãng tin Reuters, ông Makhnytsky cho biết cựu Tổng thống Yanukovych và các thân tín đã ăn cắp "hàng triệu chứ không phải hàng tỷ đôla".
Những tài liệu được phát hiện tại dinh thự và văn phòng làm việc của cựu Tổng thống Yanukovych đã cho thấy nhiều phi vụ chuyển tiền mặt lớn khả nghi. Chúng cũng tiết lộ cuộc sống xa hoa và những chi tiêu cá nhân vượt quá mức lương tổng thống 100.000 USD/năm của cựu Tổng thống Yanukovych.
Trong khi đó, tại thủ đô Kiev, các nhà lập pháp mới đã nhanh chóng công bố danh sách nội các lâm thời của Ukraine vào ngày 26/2. Nhà lãnh đạo biểu tình thân phương Tây Arseniy Yatsenyuk đã được đề cử là Thủ tướng tạm quyền Ukraine cho đến khi quốc gia này tổ chức cuộc bầu cử tổng thống vào tháng Năm tới.
Hội đồng Euromaidan gồm các thủ lĩnh biểu tình cũng đã bổ nhiệm ông Andriy Deshchytsya, cựu đại sứ tại Phần Lan và Iceland giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao.
Ông Oleksander Shlapak, cựu Bộ trưởng Kinh tế và cựu phó thống đốc ngân hàng trung ương Ukraine, làm Bộ trưởng Tài chính.
Ông Andriy Parubiy, người đứng đầu lực lượng "tự vệ" bảo vệ khu vực biểu tình tại thủ đô Kiev trước các cuộc xung đột với cảnh sát suốt 3 tháng qua, điều hành Hội đồng An ninh và Quốc phòng.
Theo infonet
Tỉ lệ ủng hộ ông Putin tăng chóng mặt Tỉ lệ người dân Nga ủng hộ Tổng thống Vladimir Putin đã đạt tới mức cao nhất kể từ khi ông này quay trở lại điện Kremlin trong nhiệm kỳ thứ ba năm 2012. Đây là kết quả của một cuộc thăm dò dư luận vừa được công bố ngày hôm qua (26/2). Tổng thống Putin Cuộc điều tra của Trung tâm Nghiên...