Ukraine “tố” Nga làm chết đội quân cá heo trung thành
Đội quân cá heo từng được Ukraine huấn luyện và nuôi dưỡng tại Crimea để thực hiện các chiến dịch quân sự được cho là đã “tuyệt thực” và chết phần lớn sau quyết định sáp nhập của Nga năm 2014.
Cá heo được nuôi tại Crimea năm 2014 (Ảnh: TASS)
Theo Guardian, Ukraine từng xây dựng một chương trình bí mật nhằm biến cá heo thành lực lượng có khả năng thực hiện các nhiệm vụ quân sự. Tại trung tâm cá heo quân sự Crimea, đội quân cá heo của Ukraine được huấn luyện và sẵn sàng được triển khai để thực thi nhiệm vụ.
Tuy nhiên sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ năm 2014, đội quân cá heo cũng bị Nga thu giữ. Ukraine từng yêu cầu Nga trả lại đội quân này, song Mocsow đã từ chối. Một số nguồn tin cho biết người Nga đã huấn luyện lại đội quân cá heo của Ukraine để đào tạo chúng thành các “binh sĩ” Nga, trong khi một nguồn tin khác tiết lộ với hãng thông tấn Nga RIA Novosti rằng các kỹ thuật viên đã phát triển công nghệ bể nuôi mới nhằm xây dựng các chương trình sử dụng cá heo hiệu quả hơn cho Nga.
4 năm sau ngày Crimea sáp nhập vào lãnh thổ Nga, đội quân cá heo của Ukraine được cho là chết gần hết và kế hoạch huấn luyện của Nga dường như không mấy hiệu quả. Tuần này, Boris Babin, một quan chức đại diện cho chính phủ Ukraine tại Crimea, cho biết những con cá heo này đã chết vì bảo vệ đất nước của chúng.
Theo ông Babin, đội quân cá heo của Ukraine đã chết vì “lòng yêu nước” khi chúng không muốn nghe theo mệnh lệnh hoặc ăn thức ăn của người Nga. Sau một thời gian “tuyệt thực”, chúng không thể tiếp tục duy trì sự sống. Thậm chí, ông Babin còn ca ngợi đội quân cá heo “đáng tôn kính” hơn các binh sĩ thực thụ.
Video đang HOT
“Những con vật không chỉ từ chối giao tiếp với các huấn luyện viên mới của Nga, mà còn không chấp nhận thức ăn (từ Nga) và chết sau một khoảng thời gian. Nhiều binh sĩ Ukraine thậm chí còn không trung thành bằng những con cá heo này”, ông Babin nói với báo Obozrevatel của Ukraine.
Trong khi đó, một số ý kiến khác đã quy trách nhiệm cho Ukraine vì đối xử tệ với đàn cá heo. Chia sẻ với kênh Sputnik của Nga, chính trị gia Ukraine Vladimir Oleinik cho biết các chính trị gia tại Ukraine thường tìm cách đổ lỗi cho Nga và những người hiểu biết có thể nhận ra đây chỉ là hình thức tuyên truyền hoặc là những lời đồn đại.
Theo Phó Chủ tịch Duma Quốc gia Nga (Hạ viện Nga) Dmitry Belik, toàn bộ số cá heo chiến đấu từng phục vụ trong lực lượng hải quân Ukraine đều đã được bán cho các tổ chức thương mại hoặc chết vì những lý do tự nhiên từ trước năm 2014. Ông Belik cho biết không hề có sự tồn tại của “chủ nghĩa yêu nước Ukraine” trong đội quân cá heo vì Ukraine thực chất đã giải tán số cá heo này hoặc sử dụng chúng cho các hoạt động thương mại.
Cá heo thường được đánh giá là sinh vật mang các đặc tính “trung thành” giống loài chó. Chúng có thể bơi lội nhiệt tình với những người mà chúng từng gặp. Tuy nhiên, đôi khi những con cá heo bị bắt giữ có thể từ chối nhận thức ăn nếu một con khác trong đàn chết. Ngoài ra, cá heo được cho là có thể ngừng thở nếu chúng bị tách rời khỏi những người mà từng có mối quan hệ thân thiết trước đó.
Cá heo có thể được quân đội các nước huấn luyện để dò mìn, phát hiện vật/người xâm phạm hoặc tìm đồ thất lạc dưới biển.
Thành Đạt
Theo Dantri
Cú "phản đòn" truyền thông của Nga
Nga và Mỹ đang đối đầu nhau trong một cuộc chiến truyền thông khi có những động thái "phản đòn" trên mặt trận dù không có tiếng súng song cũng chẳng kém phần nóng bỏng này.
Văn phòng đại diện của RT tại Washington, Mỹ
Hội đồng liên bang (tức Thượng viện) Nga ngày 22-11 đã thông qua dự luật yêu cầu các cơ quan truyền thông đại chúng được tài trợ từ nước ngoài phải đăng ký dưới danh nghĩa "cơ quan đại diện nước ngoài". Dự luật này cũng đã được Duma Quốc gia (tức Hạ viện) Nga thông qua với đa số tuyệt đối trước đó đúng một tuần (ngày 15-11) nên chỉ còn chờ Tổng thống Valdimir Putin đặt bút ký là chính chức trở thành luật.
Theo luật mới, các cơ quan truyền thông của Mỹ và các nước khác sẽ phải tự giới thiệu mình là "cơ quan đại diện nước ngoài" trong mọi giấy tờ và sẽ bị tăng cường kiểm tra về nhân viên cũng như tài chính. Cơ quan báo chí nào được công nhận theo quy chế này sẽ phải chịu những hạn chế và nghĩa vụ như các đại diện tại Nga của tổ chức phi lợi nhuận nước ngoài và sẽ phải chịu trách nhiệm như các tổ chức trên khi vi phạm pháp luật.
Bộ Tư pháp Nga sẽ là cơ quan ra quyết định về quy chế của các phương tiện thông tin đại chúng nước ngoài và những dấu hiện nhận diện mà phương tiện đó cần phải có. Theo quy định của cơ quan quản lý Nhà nước này của Nga, các phương tiện truyền thông trên có thể bị áp dụng luật về các tổ chức phi lợi nhuận nước ngoài, trừ những quy định ngoại lệ.
Theo giới quan sát, luật mới có thể sẽ "tước bỏ" một số "đặc quyền" của cơ quan truyền thông, báo chí khi đánh đồng nó với "cơ quan đại diện nước ngoài". Chính vì thế, đây được xem là cú "phản đòn" của Nga.
Bộ Tư pháp Mỹ vào đầu tháng 10 đã bất ngờ yêu cầu RT, tập đoàn truyền hình lớn nhất của Nga phải đăng ký hoạt động dưới danh nghĩa một "tác nhân nước ngoài" khi hoạt động tại Mỹ và đặt hạn chót là ngày 17-10 (sau đó lùi đến 13-11) phải đăng ký theo Đạo luật Đăng ký cơ quan nước ngoài (FARA). Luật FARA vốn được Mỹ thông qua từ năm 1938 nhằm trấn áp các hoạt động tuyên truyền của Đức quốc xã.
Ngoài tập đoàn truyền hình RT, các hãng truyền thông lớn khác của Nga như TASS, Sputnik cùng nhiều tờ báo và nhà báo của Nga cũng bị cản trở hoạt động hoặc gây khó dễ tại Mỹ. RT đã buộc phải thực hiện yêu cầu của phía Mỹ để được tiếp tục hoạt động ở nước này, nhưng Tổng biên tập của RT Margarita Simonian nhấn mạnh rằng, yêu cầu của Washington mang tính phân biệt đối xử và Matxcơva sẽ có hành động đáp trả.
Điện Kremlin đã chỉ trích mạnh mẽ rằng, Mỹ đang cố tình gây "sức ép chưa từng thấy", "chưa từng có tiền lệ" đối với các hãng truyền thông lớn của Nga hoạt động tại Mỹ và đây là một sự vi phạm quyền tự do ngôn luận và tự do truyền thông, đồng thời cảnh báo sẽ có hành động đáp trả tương xứng. Đích thân Tổng thống Vladimir Putin cũng tuyên bố, Matxcơva sẽ đáp trả nếu Mỹ cố tình áp đặt các biện pháp chống lại tập đoàn truyền thông RT của Nga.
Nói về đạo luật mới đang chờ người đứng đầu nước Nga ký phê chuẩn thành luật, Phó Chủ tịch Duma quốc gia Nga Petr Tolstoi khẳng định, việc ra luật này là một quyết định mà nước Nga buộc phải thực hiện, nhằm cho phép cơ quan hành pháp Nga áp dụng các biện pháp đáp trả tương xứng đối với những nước xâm phạm "tự do hành động và ngôn luận" của các nhà báo, cũng như cơ quan truyền thông của Nga.
Theo Hoàng Tuấn
An ninh thủ đô
Nga kiện nhà báo Mỹ "xúi" Ukraine đánh sập cầu Crimea Ủy ban Điều tra Nga (RIC) đã kiện nhà báo Tom Rogan của Mỹ sau khi người này "khuyên" Ukraine đánh sập cây cầu vừa khánh thành nối đất liền Nga với bán đảo Crimea. Cây cầu nối đất liền Nga với bán đảo Crimea (Ảnh: TASS) "Một vụ kiện vừa được mở ra nhằm vào công dân Mỹ Tom Rogan - người...