Ukraine sở hữu loại vũ khí mới có thể tấn công sâu vào lãnh thổ Nga hàng trăm km
Dù mới được nhà sản xuất giới thiệu, nhưng loại vũ khí tầm xa này có thể đã được Ukraine sử dụng trong cuộc xung đột với Nga.
Máy bay không người lái cảm tử AQ 400 Scythe do hãng Terminal Autonomy Inc có trụ sở ở Kiev chế tạo. Ảnh: Terminal Autonomy Inc/X
Hãng Terminal Autonomy Inc có trụ sở ở Kiev mới đây đã giới thiệu mẫu chiếc máy bay không người lái cảm tử AQ 400 Scythe của Ukraine.
Những hình ảnh đầu tiên về chuyến bay thử nghiệm của AQ 400 Scythe được Terminal Autonomy Inc công bố trên tài khoản mạng xã hội X (Twitter trước đây) vào hôm 16/12.
Theo các thông tin công khai, AQ 400 Scythe có sải cánh là 2,3 m, có thể mang theo 32 – 43 kg thuốc nổ, càng mang nhiều chất nổ thì tầm hoạt động và tốc độ sẽ càng bị hạn chế.
Trong trường hợp mang lượng thuốc nổ tối thiểu là 32 kg, AQ 400 Scythe có thể bay với tốc độ 144 km/giờ và thời gian hoạt động lên tới 6,5 tiếng.
Video đang HOT
Điểm nổi bật của AQ 400 Scythe là giá khởi điểm khá rẻ, khoảng 15.000 USD và thân làm bằng gỗ ép, loại sử dụng để sản xuất nội thất, cho nên, nó rất dễ chế tạo đại trà và không phải đòi hỏi công nhân tay nghề kĩ thuật cao.
Đặc biệt, AQ 400 Scythe đã gây ấn tượng mạnh mẽ với tầm hoạt động khó tin là từ 750 – 950 km, tuỳ theo lựa chọn về động cơ.
Điều này có nghĩa AQ 400 Scythe mang đến cho Ukraine năng lực tấn công thường xuyên các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Liên bang Nga.
Dòng trạng thái “tới Moskva” (To Moscow) và biểu tượng ngọn lửa được Terminal Autonomy Inc đăng tải kèm với video thử nghiệm AQ 400 Scythe. Ảnh: Terminal Autonomy Inc/X
Dường như, Terminal Autonomy Inc cũng không giấu giếm cảnh báo đó. Bởi trong video về chuyến bay thử nghiệm AQ 400 Scythe được đưa ra cùng với dòng trạng thái “tới Moskva” (To Moscow) và biểu tượng ngọn lửa.
Cảnh báo này được gia tăng sức nặng khi Terminal Autonomy Inc còn tiết lộ hiện nay mỗi tháng, hãng sản xuất khoảng 50 chiếc AQ 400 Scythe, nhưng tới cuối quý II/2024, sản lượng dự kiến sẽ là 500 chiếc mỗi tháng.
Trong tương lai, như tiết lộ với Forbes của ông Francisco Serra-Martins, một sáng lập viên của Terminal Autonomy Inc, mục tiêu của hãng là mỗi tháng sản xuất 1.000 chiếc AQ 400 Scythe.
Trang tin quân sự Bulgaria cho rằng có vẻ như Terminal Autonomy Inc đã đạt được mục tiêu là tạo ra một phương tiện hủy diệt được sản xuất hàng loạt với giá rẻ.
Tần suất của các cuộc tấn công hàng loạt bằng máy bay không người lái gần đây vào Bán đảo Crimea, nơi đang nằm dưới sự kiểm soát của Nga, đã làm dấy lên suy đoán rằng AQ 400 Scythe có thể đã được sử dụng trên chiến trường.
Vũ lực quá mức và bừa bãi
Đó là cụm từ mà các quốc gia Arab dùng để lên án chiến dịch quân sự quy mô lớn mà Israel tiến hành hôm 3/7 (giờ địa phương) nhằm vào TP Jenin ở phía Bắc Bờ Tây.
Vụ tấn công này đã khiến 8 người Palestine thiệt mạng và hơn 100 người khác bị thương tính đến 17h ngày 4/7 (giờ Hà Nội).
Các quốc gia Arab đã lên tiếng phản đối chỉ vài giờ sau khi Israel phát động chiến dịch quân sự nêu trên. Tổng Thư ký Liên đoàn các quốc gia Arab (AL) Ahmed Gheit đã lên án mạnh mẽ chiến dịch quân sự tàn bạo của Israel đang diễn ra ở TP Jenin và kêu gọi những người ủng hộ hòa bình trên toàn thế giới can thiệp ngay lập tức và ngăn chặn "những hoạt động tội phạm" của Israel. Ông lưu ý rằng việc tấn công các thành phố và trại tị nạn của người Palestine dưới sự hỗ trợ của không quân Israel, cũng như việc phá hủy nhà cửa và đường sá sẽ chỉ dẫn đến căng thẳng leo thang hơn nữa. Trong khi đó, trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Ai Cập nhấn mạnh sự lên án mạnh mẽ nhất đối với cuộc tấn công do lực lượng Israel thực hiện nhằm vào TP Jenin.
Israel triển khai chiến dịch lớn nhất nhằm vào TP Jenin trong vòng 20 năm qua. Ảnh: Skynewsarabia
Tuyên bố khẳng định, Ai Cập hoàn toàn bác bỏ các cuộc tấn công của Israel vào các thành phố của Palestine, dẫn đến thương vong cho thường dân vô tội do sử dụng vũ lực quá mức và bừa bãi, đồng thời vi phạm trắng trợn các quy định của luật pháp quốc tế và tính hợp pháp quốc tế, đặc biệt là luật nhân đạo quốc tế. Ai Cập cảnh báo về những nguy cơ nghiêm trọng của việc Israel tiếp tục leo thang chống lại người Palestine, dẫn đến căng thẳng gia tăng, làm trầm trọng thêm sự đau khổ của người dân Palestine và làm suy yếu những nỗ lực của Ai Cập cũng như các đối tác khu vực và quốc tế nhằm giảm căng thẳng ở các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng. Tunisia cũng lên án cuộc tấn công nói trên, cho rằng đây là sự vi phạm các nghị quyết quốc tế, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế can thiệp để chấm dứt nguy cơ "leo thang nguy hiểm". Bộ Ngoại giao Jordan cũng có động thái tương tự khi kêu gọi hợp tác quốc tế để chấm dứt hậu quả thảm khốc trong chiến dịch của Israel tại TP Jenin.
Về phía Palestine, tại một cuộc họp khẩn diễn ra tại TP Ramallah ở Bờ Tây hôm 3/7, chính quyền nước này đã quyết định ngừng mọi liên lạc, các cuộc gặp gỡ và hợp tác an ninh với Chính phủ Israel nhằm phản đối vụ tấn công của Israel. Ban lãnh đạo Palestine đã quyết định ngay lập tức đến Liên hợp quốc để thực hiện Nghị quyết 2334 của Hội đồng Bảo an và các nghị quyết khác để bảo vệ người dân Palestine. Ban lãnh đạo Palestine một lần nữa kêu gọi cộng đồng quốc tế bảo vệ người dân Palestine ở Bờ Tây, Jerusalem và Dải Gaza. Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas kêu gọi người dân Palestine kiên định, đoàn kết để bảo vệ đất nước, đồng thời lên án cuộc tấn công của Israel. Trong khi đó, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Trung tâm của Quân đội Israel (IDF), tướng Yehuda Fox ngày 3/7 tuyên bố chiến dịch tấn công vào TP Jenin không phải là nhất thời và sẽ còn tiếp tục. Ông khẳng định: "Chiến dịch này không phải là duy nhất. Hôm nay không phải là duy nhất... Chúng tôi sẽ kết thúc chiến dịch này, và chúng tôi sẽ trở lại sau vài ngày hoặc 1 tuần".
Chiến dịch tấn công nhằm vào cái gọi là "sào huyệt khủng bố" tại các trại tị nạn ở Jenin do IDF thực hiện rạng sáng ngày 3/7, được cho là quy mô nhất trong 20 năm qua tại Bờ Tây, với sự tham gia của trên 1.000 binh sỹ và khoảng 20 cuộc tấn công sử dụng thiết bị bay không người lái. Quân đội Israel thông báo đã tấn công vào một trung tâm chỉ huy của Lữ đoàn Jenin - một đơn vị vũ trang gồm các tay súng thuộc các nhóm vũ trang khác nhau, song họ không nêu rõ có sử dụng máy bay không người lái trong cuộc tấn công ngày 3/7 hay không. Lực lượng này cho biết họ đã nhắm mục tiêu vào một trụ sở "do thám", cũng như một kho vũ khí và nơi ẩn náu của những đối tượng bị cáo buộc đã thực hiện các cuộc tấn công nhằm vào phía Israel trong những tháng gần đây. Tối cùng ngày, phát biểu sau cuộc họp đánh giá tình hình an ninh với Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết: Trong những tháng gần đây, Jenin đã trở thành một "hang ổ của khủng bố".
Các lực lượng của Israel đã tấn công và tiêu diệt một số, bắt giữ một số khác, đồng thời phát hiện và phá hủy một loạt thiết bị sản xuất súng và bom, trong đó một số "có quy mô công nghiệp". Ông Benjamin Netanyahu nêu rõ: "Chúng tôi sẽ tiếp tục chiến dịch này nếu cần thiết, nhằm khôi phục lại sự yên tĩnh và an ninh cho công dân Israel". Thông báo cùng ngày của quân đội Israel cũng cho biết, tại TP Jenin, họ đã phát hiện 2 địa điểm cất giấu vũ khí, 3 địa điểm thí nghiệm sản xuất vũ khí, 2 phòng điều hành, đồng thời tịch thu và phá hủy trên 300 thiết bị nổ của người Palestine.
Tình trạng bạo lực tại các vùng lãnh thổ do Israel chiếm đóng ở Bờ Tây và Gaza đã trở nên mất kiểm soát năm nay, làm dấy lên lo ngại về một cuộc xung đột lớn khác ở Trung Đông. IDF đã phản ứng mạnh mẽ với hoạt động của các tay súng Palestine dưới thời Thủ tướng Benjamin Netanyahu. Theo các số liệu chính thức, kể từ tháng 1/2023 đến nay, 24 người, hầu hết là người Israel, đã thiệt mạng trong một loạt vụ tấn công của các tay súng Palestine, và hơn 175 người Palestine, bao gồm cả trẻ em và phụ nữ, đã thiệt mạng trong các vụ tấn công của binh sĩ và người định cư Israel.
Các quan chức Mỹ vẫn chưa đưa ra tuyên bố nào về cuộc tấn công Jenin. Washington vốn là đồng minh lớn của Israel nhưng ủng hộ giải pháp hai nhà nước giữa Palestine và Israel. Hội đồng Quan hệ Hồi giáo - Mỹ, một tổ chức vận động Hồi giáo lớn đã nhiều lần lên tiếng phản đối hoạt động quân sự của Israel, kêu gọi Mỹ đáp trả hoạt động quân sự của Israel. Tuy nhiên, sau nhiều thập niên xung đột, các cuộc đàm phán hòa bình giữa Israel và Palestine do Washington làm trung gian đã bị đóng băng kể từ năm 2014.
Mỹ: 'Lằn ranh đỏ' của Nga linh hoạt hơn so với trước đây Sau cuộc nổi loạn thất bại của tập đoàn quân sự tư nhân Wagner ở Nga, các quan chức Mỹ lập luận rằng cái gọi là "lằn ranh đỏ" của Moskva linh hoạt hơn so với trước đây, bao gồm cả vấn đề cung cấp vũ khí cho Ukraine. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken trong một lần phát biểu trước báo giới. Ảnh:...