Ukraine sẽ liên bang hóa sau cuộc bầu cử?
Tiếc thay châu Âu lại quên mất câu phương ngôn của mình rằng “người đi xa nhất là người biết dừng lại đúng lúc nhất”.
Thỏa thuận 4 bên ngày 22/2 giữa phe đối lập, chính quyền của tổng thống Yanukovych, Nga và EU là ly rượu thưởng cho chính quyền Kiev hiện tại nếu như họ biết dừng tại đó.
Lịch sử châu Âu mới được viết ra ở thời kỳ cận đại, đương nhiên, sự oai hùng của một dân tộc Slavo Ukraine cổ xưa do vậy chỉ còn là quá khứ. Ukraine bây giờ thực chất là một quốc gia được hình thành từ năm 1991 khi Liên Xô tan rã bởi rất nhiều vùng đất và dân cư của nhiều quốc gia khác nhau.
Khu vực phía tây cho tới năm 1918 đang còn thuộc về Hungary và Áo bao gồm cả vùng Galizien, Lembergs.
Một vùng đất rộng lớn trước kia thuộc về Ba Lan bị Liên Xô cắt và đẩy Ba Lan về hướng Tây bằng cách lấy đất của Đức. Vùng đất đó nằm trên đất của Ukraina kéo dài tới tận gần biên giới Nga ngày nay, nơi có 20% người Nga sinh sống.
Một vùng đất của Nga được Chruschov “tặng” cho là Crimea vào năm 1954, nơi đại đa số người Nga sinh sống.
Vì sao lại như vậy, thì nói như tổng thống Nga Putin “chỉ có Chúa mới biết” là hợp lý nhất để khỏi ai phải đào bới lịch sử làm gì cho phiền phức
Tuy nhiên, vấn đề cần quan tâm ở đây là, vùng đất thì được định vị trên bản đồ rạch ròi nhưng lòng người trên các vùng đất đó thì không thế. Khi Đảng cộng sản Ukraine, độc quyền lãnh đạo, bị tan vỡ, Ukraine đã sinh ra các mảng quyền lực khác nhau mà các nhà trùm tài phiệt các khu vực luôn là đại diện cho quyền lực khu vực đó.
Chẳng hạn như bà Timoschenko, được gọi là “Nữ hoàng khí đốt”, hay tổng thống bị lật đổ Yanukovych, ông là người của trùm tài phiệt miền Đông Rinat Achmetow…Đây là nguyên nhân chủ yếu gây nên sự chia rẽ sâu sắc, mâu thuẫn đối kháng, trong Ukraine.
Như vậy, chính biến tại Ukraine, thực chất là sự tranh giành quyền lực, quyền lợi, chứ không phải vì lý tưởng, vì lợi ích quốc gia…giữa một bên là những nhà tài phiệt khu vực đất thuộc Áo và Hung cùng với khu vực thuộc Ba Lan trước kia mà đằng sau họ là Mỹ và phương Tây với bên kia những nhà tài phiệt khu vực Nga được hỗ trợ của Liên bang Nga.
Vì thế, với Ukraine, bất luận là chính phủ do ai cầm quyền, nếu muốn ổn định, xây dựng chiến lược phát triển lâu dài vì lợi ích quốc gia thì phải dung hòa các mối quan hệ quyền lực bên trong và thế lực bên ngoài. Ngả về bên nào hoàn toàn đều luôn gây ra bất ổn là căn bệnh kinh niên được bộ lộ rõ nét nhất từ chính phủ ông Yanukovych và chính phủ tạm quyền hiện nay.
Phương thuốc tránh tan rã cho Ukraine.
Hãy quay trở lại với thỏa ước 4 bên ký ngày 22/2 giữa phe đối lập (hiện đang chiếm quyền tại Kiev), chính quyền của TT Yanukovych, Nga và EU. Thỏa ước này buộc chính phủ tổng thống Yanukovych phải “tổ chức một cuộc bầu cử tổng thống sớm, thành lập một chính phủ đoàn kết quốc gia, quay lại với bản hiến pháp năm 2004, theo đó sẽ quay lại chế độ nghị viện ở Ukraine”.
Thỏa ước này ra đời khi phe đối lập dưới sự chỉ đạo của Mỹ và phương Tây đã giành chiến thắng trong cuộc biểu tình ở Maidan.
Và đây là thỏa thuận 4 bên tại Geneva ngày 17/4 với điểm quan trọng là “Tiến trình cải cách hiến pháp đã được công bố phải toàn diện, minh bạch và có trách nhiệm. Quá trình này sẽ bao gồm việc nhanh chóng tổ chức đối thoại dân tộc rộng rãi và giải thích rõ ràng ở tất cả các vùng miền và khu vực bầu vử trên toàn Ukraine, đồng thời cho phép xem xét các ý kiến và sửa đổi công khai”
Thỏa thuận này ra đời khi Crimea đã sáp nhập vào Nga, khi miền Đông Ukraine đều tuyên bố độc lập, đòi trưng cầu dân ý ly khai, không chấp nhận chính phủ tạm quyền, đòi liên bang hóa Ukraine… và nội chiến đẫm máu có nguy cơ xảy ra.
Video đang HOT
Như vậy, nếu như thỏa ước ngày 22/2 là ly rượu ngọt ngào đầy hương thơm cho phe đối lập và phương Tây (nếu như biết dừng lại tại đó thì họ sẽ có những lợi thế tiếp theo trong cuộc bầu cử sắp tới khiến Nga một lần nữa ăn không ngon, ngủ không yên với căn cứ quân sự của mình tại Biển Đen) thì thỏa thuận Geneva ngay 17/4 là ly rượu tràn đầy đắng cay cho phe đối lập với Mỹ và phương Tây. Họ đã mất Crimea và Ukraine hoặc là tan nát, nội chiến hoặc là theo thể chế liên bang hóa có lợi cho Nga.
Với đặc điểm địa lý, dân cư, chính trị như vậy thì sự can thiệp của Mỹ, phương Tây và Nga theo lợi ích riêng của mình vào Ukraine là không giải quyết được vấn đề. Chỉ có thể là liên bang hóa Ukraine trong đó các vùng miền được quyền độc lập, tự do lớn hơn. Đó là phương thuốc duy nhất để Ukraine hòa bình, không bị tan rã.
Tình hình tồi tệ hiện nay của Ukraine thì Mỹ, phương Tây và phe đối lập đừng vội trách Nga mà trước hết hãy tự trách mình. Phương Tây đã quên mất câu phương ngôn của mình rằng “người đi xa nhất là người biết dừng lại đúng lúc nhất” hay của Trung Quốc là “dục tốc bất đạt” nên họ đã mắc sai lầm mà hậu quả của sự sai lầm là thất bại.
Nội chiến xảy ra hay không?
Ứng cử viên nào của dung hòa được EU và Nga sẽ trúng cử Tổng thống Ukraine!
25/5, Ukraine tổ chức bầu cử tổng thống nhưng tình hình miền Đông sau ngày trưng cầu dân ý đã cho thấy họ sẽ tẩy chay bầu cử. Nếu như không thực hiện thỏa thuận ngày 17/4 thì ngày bầu cử Tổng thống cũng chính là thời điểm Ukraine tan rã. Mỹ và phương Tây cùng chính phủ tạm quyền Kiev quyết tâm bầu cử bằng được có nghĩa là họ muốn Ukraine càng bị chia rẽ sâu sắc thêm.
Tuy nhiên, cuộc bầu cử vẫn xảy ra và dù thế nào thì cuộc bầu cử này vẫn chọn ra được một Tổng thống mới cho Ukraine và chính phủ sau đó. Vấn đề là chính phủ của ông Tổng thống mới này sẽ sửa đổi hiến pháp chấp nhận liên bang hóa, trao quyền độc lập lớn hơn cho miền Đông Ukraine hay lập tức dùng quân đội tiến hành “bình định” miền Đông… mới khiến nhiều người quan tâm. Nội chiến hay liên bang hóa Ukraine?
Không phải ngẫu nhiên mà ông Putin đã hạ giọng tuyên bố sẽ công nhận kết quả bầu cử ngày 25/5, điều đó có nghĩa “Nga đã lấy đủ phần của mình, phần còn lại thì tùy các ngài muốn bầu chọn ai cũng được và Nga sẽ quan hệ với các ngài như những quốc gia khác”.
Rõ ràng để có tuyên bố này của ông Putin thì tình hình Ukraine chắc đã có sự thay đổi về quan điểm, lập trường đôi bên, ít nhất là cả 2 bên đều có trách nhiệm với thỏa thuận đã ký với nhau ngày 17/4 tại Geneva.
Đến đây những người yêu chuộng hòa bình trên thế giới có thể yên tâm nội chiến đẫm máu tại Ukraine khó xảy ra và liên bang hóa Ukraine là hiện thực mà Nga, EU, Mỹ đã thống nhất.
Theo Báo Đất Việt
Toàn cảnh cuộc bầu cử Tổng thống tại Ukraine
Cuộc bầu cử Tổng thống trước kỳ hạn tại Ukraine hôm 25/5 đã chứng kiến cảnh tượng rất đông người dân khu vực phía đông tổ chức biểu tình phản đối và tình trạng bạo lực cũng đã bùng phát tại đây.
Theo hãng tin Reuters, kết quả từ hai cuộc thăm dò ý kiến dư luận hôm 25/5 cho thấy ứng cử viên Tổng thống Ukraine, tỷ phú Petro Poroshenko (48 tuổi) với kinh nghiệm chính trị lâu năm đã giành được đa số ủng hộ của người dân với tỷ lệ 55.9% và 57,3%. Tỷ lệ này hoàn toàn áp đảo ứng cử viên Yulia Tymoshenko vốn là cựu Thủ tướng của Ukraine với 12% số người ủng hộ.
Nhờ giành được đa số phiếu ủng hộ từ các cử tri, ứng cử viên Poroshenko sẽ có khả năng trở thành tân Tổng thống Ukraine khi kết quả kiểm phiếu được công bố vào hôm nay (26/5). Theo đó, Ukraine sẽ không cần tổ chức cuộc bầu cử vòng hai vào ngày 15/6 tới.
Người dân Kiev đi bỏ phiếu bầu Tổng thống hôm 25/5.
Sau 6 tháng lâm vào khủng hoảng chính trị, Ukraine đang hy vọng vị tân Tổng thống sẽ giúp quốc gia 45 triệu dân này thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ, chia cắt dân tộc và nội chiến.
Thách thức đặt ra hiện nay với ứng cử viên Poroshenko là việc giải quyết lực lượng ly khai thân Nga tại khu vực miền đông cản trở các cử tri đi thực hiện quyền công dân. Nguồn tin địa phương cho hay ít nhất 1 người chết và 1 người bị thương trong một vụ nổ súng tại miền đông Ukraine.
Trong chiến dịch bầu cử, ông Poroshenko đã cam kết với các cử tri rằng ông sẽ thắt chặt mối quan hệ chính trị và kinh tế với các quốc gia phương Tây. Tuy nhiên, ông Poroshenko cũng sẽ nỗ lực cải thiện mối quan hệ với Nga - đối tác cung cấp phần lớn lượng khí đốt tự nhiên cho Ukraine và là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn của quốc gia này.
Một số hình ảnh về cuộc bầu cử Tổng thống tại Ukraine hôm 25/5:
Ứng cử viên Tổng thống Ukraine, tỷ phú Petro Poroshenko cùng vợ tham gia bỏ phiếu tại thủ đô Kiev hôm 25/5.
Hòm phiếu di động phục vụ một cụ già bỏ phiếu tại làng Kodra, phía bắc Ukraine.
Nhân viên bầu cử cầm hòm phiếu di động tại làng Kosmach, phía tây Ukraine.
Điểm bỏ phiếu tại Kiev.
Nhân viên bầu cử tại làng Nyzkovka.
Lực lượng thân Nga tại Donetsk, phía đông Ukraine phản đối cuộc bầu cử Tổng thống hôm 25/5.
Một cử tri hoàn thành nghĩa vụ bỏ phiếu tại Dnipropetrovsk.
Cựu Tổng thống Ukraine kiêm ứng cử viên Yulia Tymoshenko bỏ phiếu hôm 25/5.
Phạm nhân bỏ phiếu tại Zaparaozhye.
Một tù nhân nhận án chung thân bỏ phiếu tại nhà tù trong thị trấn Volnyansk thuộc vùng Zaparozhye.
Thủ tướng lâm thời Arseny Yatseniu cùng vợ tham gia bỏ phiếu tại Kiev.
Lực lượng thân Nga tại Donetsk cản trở hoạt động bỏ phiếu tại khu vực miền đông.
Hòm phiếu tại Donetsk bị biến thành thùng rác.
Theo Infonet
Bầu cử Ukraine bị gián đoạn tại nhiều khu vực Cử tri Ukraine ngày 25/5 đã tích cực tới các điểm bầu cử để bầu chọn cho vị Tổng thống mới của mình. Tuy nhiên, bầu cử đã không thể diễn ra suôn sẻ tại nhiều khu vực ở miền Đông do bị những người ly khai cản trở.Ukraine hiện đang đấu tranh cho sự tồn tại của mình sau khi vùng lãnh...