Ukraine sẽ không tránh khỏi chiến tranh?
Chiến tranh có vẻ như đã đến gần khi quân đội Ukraine được điều động rầm rộ tới miền đông giữa lúc Nga tiến hành các cuộc tập trận quân sự ở gần biên giới hai nước.
Khoảng 40.000 binh sĩ Nga tập trung tại biên giới với Ukraine trong lúc các cuộc tập trận đang diễn ra. Giới chức Ukraine cũng điều động quân đội để lấy lại quyền kiểm soát tại các thành phố phía đông nơi các tòa nhà chính quyền đang bị các lực lượng thân Nga chiếm giữ.
Trên mặt trận ngoại giao, căng thẳng cũng leo thang do Mỹ thẳng thừng chỉ trích Nga không thực thi thỏa thuận Geneva hồi tuần trước. Washington cũng đe dọa sẽ áp đặt thêm các lệnh cấm vận kinh tế sau khi Mátxcơva cảnh báo có thể hành động để bảo vệ “những người Nga” đang chịu sự đe dọa của các lực lượng an ninh Ukraine.
Người biểu tình thân Nga ở miền đông Ukraine.
Vậy phải chăng với tình hình hiện nay ở Ukraine, chiến tranh là điều không thể tránh khỏi?
Theo BBC (Anh) câu trả lời là chiến tranh không phải không tránh khỏi nhưng những tiền đề cho một cuộc xung đột đang thực sự hiện hữu. Quân đội các bên đã được đặt vào vị trí sẵn sàng và các bên vẫn đang leo thang “khẩu chiến”.
Nga đã thể hiện cho dư luận thấy nước này có thể sẽ có hành động quân sự với lí do “gìn giữ hòa bình” và các lực lượng của Nga có thể hành động ngay sau khi có lệnh. Có thể chiến tranh không phải “không thể tránh khỏi” nhưng có khả năng các cuộc giao tranh với sự tham gia công khai của quân đội Nga sẽ nổ ra.
Các cuộc giao tranh rải rác hiện nay giữa các lực lượng chính quyền Kiev và các tay súng thân Nga có thể khơi mào cho xung đột. BBC đã vẽ ra 3 kịch bản cho sự “biến tướng” xung đột ở Ukraine, theo đó, gần như không có “một giải pháp hòa bình” nào được áp dụng thành công trong các kịch bản này.
Một cuộc tấn công tổng lực của Nga
Một điều chắc chắn là Mátxcơva có đủ quân, hậu cần và phương tiện vận tải để tiến hành một cuộc tấn công lớn vào miền đông Ukraine.
Các tư lệnh NATO tính toán rằng có thể Nga sẽ tìm cách tấn công xuyên lãnh thổ Ukraine tới tận vùng Odessa ở phía nam hoặc thậm chí cả vùng đất Moldova, Transnistria chịu sự kiểm soát của Nga.
Các tư lệnh này dự tính quân đội Ukraine sẽ phản kháng mạnh, các lực lượng Nga có thể sẽ phải đối mặt với một cuộc chiến tranh du kích chống lại mạng lưới liên lạc của và ngay cả lực lượng Nga hùng hậu cũng có thể sẽ bị căng mình và Nga có thể sẽ phải điều quân tiếp viện để đảm bảo chiến thắng.
Video đang HOT
Tiếp tục tình trạng bất ổn hiện nay
Một kịch bản khác là tình hình rối loạn hiện nay sẽ tiếp diễn, có nghĩa là các nhóm thân Nga sẽ được điều động vào bên trong Ukraine tham gia vào các cuộc giao tranh lẻ tẻ, dựng hàng rào chắn trên đường phố và phối hợp trực tiếp với các lực lượng đặc nhiệm của Nga.
Mục tiêu của Nga là duy trì tình trạng bất ổn bằng cách tiếp tục giữ các lực lượng nước này ở biên giới đồng thời liên tiếp đưa ra những lời đe dọa trong bối cảnh chính quyền Kiev không thể kiểm soát được chính lãnh thổ của mình. Sự nguy hiểm nằm ở chỗ các sự kiện diễn ra có thể khơi mào một cuộc giao tranh khiến Nga sẽ can thiệp sâu hơn.
Xe tăng của quân đôi Ukraine tiến vào Slavyansk, miền đông nước này.
Can thiệp có giới hạn thông qua một “lực lượng gìn giữ hòa bình”
Đây có vẻ là phương án được Nga ưa chuộng hơn cả nếu căng thẳng leo thang. Có thể Nga sẽ hành động can thiệp qui mô nhỏ để “bảo vệ những người nói tiếng Nga” tại một vùng nào đó.
Trước đó, Nga vẫn khăng khăng rằng nước này có cơ sở pháp lý cho hành động này. Tuy nhiên, có vẻ các lực lượng Ukraine sẽ đáp trả và một cuộc can thiệp “có giới hạn” của Nga sẽ nhanh chóng leo thang thành một cuộc tấn công lớn hơn.
Mặc dù chiến tranh có thể tránh được nhưng các sự kiện diễn ra hiện nay lại đang tiến tới thế đối đầu.
Tuy nhiên, câu hỏi ở đây không phải là điều gì sẽ xảy ra tiếp theo mà cuộc khủng hoảng này sẽ kết thúc như thế nào?
Nga có thực sự muốn chiếm đóng và sau đó sát nhập các vùng miền đông Ukraine như đã từng làm với Crimea không? Mátxcơva có dám đánh đổi những thiệt hại về kinh tế cho một hành động quân sự ở Ukraine không?
Hoặc phải chăng phương Tây đã không hiểu rằng Ukraine có vai trò quan trọng ra sao đối với Nga? Và phương Tây cũng có thể không ngờ rằng ông Putin sẵn sàng đánh đổi những tổn thất về kinh tế để bảo vệ cái mà ông cho là lợi ích quốc gia then chốt chiến lược của nước Nga?
Theo Infonet
Khi các chính trị gia Việt bật khóc
Thứ trưởng, Bộ trưởng dù có chức quyền cao đến mức độ nào đi nữa thì cũng có những cung bậc cảm xúc rất CON NGƯỜI và không tránh khỏi có lúc phải rơi lệ.
Giáo dục và y tế là hai lĩnh vực khiến các vị lãnh đạo đầu ngành trăn trở nhiều nhất và không ít lần phải bật khóc.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT khóc khi thấy cảnh trẻ bị hành hạ
Vụ việc hai bảo mẫu tại Trường mầm non tư thục Phương Anh, 18 đường Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, TP HCM liên tục dùng tay bóp cổ, lấy khăn bịt mũi, tát, thậm chí còn bế một cháu bé lên cắm đầu bé vào thùng nước dọa ném vào thùng nếu các bé không chịu ăn đang gây chấn động dư luận. Cộng đồng phản ứng mạnh trước những hành vi dã man, không thể chấp nhận được của các cô bảo mẫu.
Hình ảnh hai bảo mẫu liên tục hành hạ trẻ mầm non.
Trao đổi với phóng viên, chiều 17/12, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho biết, bản thân bà cũng không cầm được nước mắt khi nhìn thấy những hình ảnh này. Ngay lập tức, Bộ GD-ĐT đã có văn bản yêu cầu Sở GD-ĐT TP HCM, kiểm tra, phối hợp với chính quyền UBND quận Thủ Đức báo cáo Bộ GD-ĐT.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa.
Bà Nghĩa thừa nhận: "Để xảy ra sự việc có trách nhiệm của địa phương khi chưa kiểm soát được tình trạng này... Qua đây, chúng tôi cũng muốn nhấn mạnh trách nhiệm chính quyền địa phương và đặc biệt ở các khu công nghiệp phối hợp kiểm tra, chấn chỉnh. Nhiều người mở lớp mầm non chỉ để kinh doanh mà không quan tâm tâm lý, tình cảm, nhu cầu của trẻ."
Bộ GD-ĐT cũng đã tính đến những biện pháp khắc phục lâu dài bằng cách đề nghị với Chính phủ, các địa phương khi phê duyệt quy hoạch các khu đô thị, công nghiệp, chế xuất phải có trường lớp cho trẻ mầm non. Ngoài ra trong trách nhiệm của mình, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp thu ý kiến từ địa phương, nhà quản lý, nhà giáo để xem xét điều chỉnh tăng hơn nữa trình độ của chủ nhóm lớp.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT rơi nước mắt trước những tấm lòng hảo tâm
Xúc động trước tình cảm của những nhà hảo tâm hết lòng giúp đỡ các cháu nhỏ mắc bệnh hiểm nghèo có cơ hội học tập miễn phí, sáng 19/11/2012, Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã rơi nước mắt tại Lớp học hy vọng ở bệnh viện Nhi Trung ương.
Trước những câu chuyện cảm động, Bộ trưởng gửi lời cảm ơn các thầy cô đã quan tâm tới việc học của các cháu và trải lòng: "Có nhà sư dạy tốt không kém thậm chí hơn nhiều nhà giáo, kể cả về đạo đức. Dịp rảnh tôi vào nghe các thầy dạy. Họ không biết tôi là ai. Nghe xong lên hỏi chuyện mà rơi nước mắt. Để thấy rằng học sư phạm có khi giảng không hay, không chạm được đến trái tim học trò..."
Bộ trưởng Bộ Y tế đau đớn đến rơi nước mắt trước vụ Cát Tường
Trong phiên chất vấn của các đại biểu Quốc hội (ngày 19/11), khi trả lời về y đức, đặc biệt là hành động phi nhân tính của bác sĩ thẩm mỹ viện Cát Tường làm chết người gây bức xúc dư luận trong thời gian qua, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã xúc động, rơm rớm nước mắt.
Bà Tiến cho biết: "Vụ Cát Tường là sự mất nhân tính chứ không chỉ là đạo đức ngành y, nó đã gây đau đớn cho tất cả ngành y, tất cả cán bộ y tế đều không tin đó là sự thật."
Sau những vụ việc trên, tư lệnh ngành Y tế đã quyết định thành lập ngay đường dây nóng ở ba cấp, bao gồm Bộ Y tế, Sở Y tế, bệnh viện tỉnh, bệnh viện huyện để người dân có thể gọi phản ánh tất cả các vấn đề trong ngành y, nhưng dường như sau đó những bức xúc của dư luận vẫn chưa ngày nào được lắng xuống.
Tân Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khóc trong phiên họp Bộ trưởng cuối
Buổi họp báo cuối cùng do sự điều hành của Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam diễn ra ngày 27/10 được đánh giá là khác hơn thường lệ.
Chính tại phiên họp ngày hôm đó, lần đầu tiên ông Vũ Đức Đam đã rơi lệ, cánh phóng viên báo chí đã nhanh chóng ghi lại được khoảnh khắc này.
Khi rời vị trí điều hành phiên họp, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đã bị giới phóng viên níu lại đặt câu hỏi về cái chết của 3 cháu bé sau tiêm chủng ở Quảng Trị và hành động phi nhân tính của bác sĩ Thẩm mỹ viện Cát Tường. Trước những vụ việc đau lòng đó ông trải lòng: "Tôi từng này tuổi rồi nhưng nói thật vẫn có những vụ việc vẫn còn khiến tôi run người lên vì giận" rồi bật khóc và tất cả đều lặng đi trước những giọt nước mắt của Bộ trưởng.
Theo Vietnamnet