Ukraine: Sau chính phủ mới sẽ là khủng hoảng kinh tế?
Trong khi người dân Ukraine hân hoan sau chiến thắng thì giới lãnh đạo và các nước phương Tây lại phải đau đầu tìm cách ngăn chặn nguy cơ khủng hoảng kinh tế. Bởi Ukraine đang phải đối mặt với tình trạng nợ công đầy vô vọng sau khủng hoảng chính trị – một viễn cảnh vỡ nợ khiến Liên minh châu Âu (EU) liên tưởng ngay tới Hy Lạp.
Thực tế, tỉ lệ nợ hiện tại của Ukraine là dưới 40% GDP – khá thấp để đến mức nguy hiểm theo tiêu chuẩn ClubMed. Tuy nhiên, vấn đề nghiêm trọng là 25% tổng số nợ này là nợ ngắn hạn phải trả trước tháng 6.2015, trong năm 2014 Ukraine cũng phải trả 12 tỉ USD (tương đương 16,5% tổng số nợ 73 tỉ USD).
Chính phủ Kiev hiện tại biết rõ rằng tình hình kinh tế của họ đang rất tồi tệ và không có cách nào để kiếm ra tiền trả cho các khoản nợ đang đáo hạn. Chủ quyền quốc gia và những giá trị dân chủ mà người dân mới giành được sẽ nhanh chóng biến mất trước nguy cơ vỡ nợ và bị can thiệp kinh tế.
Trong cuộc họp của các bộ trưởng tài chính G20 diễn ra ở Sydney (Úc), các nhà lãnh đạo phương Tây đã nỗ lực tiến tới thỏa thuận về Ukraine để tránh nước này vỡ nợ. Tuy nhiên, theo tờ Financial Times, EU và Mỹ sẽ không giải cứu Ukraine nếu chính phủ mới của nước này không cam kết thực hiện cải cách kinh tế.
Vào 24.2.2014, trong cuộc họp với Kiev để thảo luận về gói giải cứu cho Ukraine, Catherine Ashton – đại diện ngoại giao của EU cũng tuyên bố rằng EU và các nước thành viên chỉ có thể giúp Ukraine thoát khỏi khó khăn tài chính nếu quốc hội thành lập một chính phủ có khả năng thương lượng với Quỹ Tiền tệ Quốc tế – vốn đòi hỏi cải cách kinh tế sâu rộng. Đồng thời, bà nhấn mạnh rằng sự giúp đỡ của Nga cũng rất quan trọng.
Lúc này, Ukraine chưa vỡ nợ là vì Nga đã mua một khoản nợ của Ukraine trị giá 3 tỉ USD vào tháng 12.2013 trong thỏa thuận thực thi gói viện trợ 15 tỉ USD. Tuy nhiên Tổng thống Nga Vladimir Putin đã dừng việc mua tiếp và Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho hay nước này sẽ chờ cho tới khi chính quyền mới và tình hình chính trị ở Kiev trở nên rõ ràng.
Nếu Nga quyết định hủy gói viện trợ này để “trả đũa” cho việc Yanukovych bị lật đổ và Ukraine nghiêng về phía EU thì tình hình kinh tế của Ukraine sẽ vô cùng nguy kịch. Thậm chí, nếu chưa hài lòng, Nga có thể sẽ yêu cầu Ukraine phải trả các chi phí năng lượng khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.
Video đang HOT
EU cũng không dư dả để chi trả cho một quốc gia thậm chí còn không phải là thành viên của liên minh. Trong khi đó, Mỹ đang vật lộn với khó khăn ngân sách và vừa phải đưa ra các biện pháp giải quyết như nâng trần nợ công, cắt giảm quy mô quân đội.
Dưới khía cạnh đó, sẽ là dại dột nếu cố gắng loại bỏ Putin ra khỏi cuộc chơi, nhưng dường như EU lại không nhận thấy điều này.
Tình hình của Ukraine càng trở nên nguy kịch trong những ngày qua. Chứng khoán rớt giá kỷ lục vào tuần trước, khả năng vỡ nợ tăng nhanh chóng và nó dường như không phải là điều mà Brussels (EU) không biết trước. Khảo sát của S&P vào tháng 10.2013 đã xác nhận mối nguy hiểm hiện hữu của nền kinh tế Ukraine.
Những nước có khả năng vỡ nợ cao nhất
Các quốc gia và các định chế tài chính không thể cho Ukraine vay tiền nếu chính phủ mới chưa ra đời. Trong khi quốc hội Ukraine đã quyết định lùi việc thành lập chính phủ mới tới ngày 27.2.2014.
Vào cuối tháng 12.2013, EU tuyên bố sẽ cho Ukraine vay 20 tỉ euro (27,5 tỉ USD) nếu Kiev ký một thỏa thuận thương mại với khối này. Các nhà ngoại giao EU khẳng định mặc dù đã bị ông Yanukovych hủy bỏ, thỏa thuận này vẫn có thể được ký kết với chính quyền mới của Ukraine.
Vào 24.2.2014, tổng thống lâm thời Ukraine Oleksander Turchinov đã khẳng định nước này sẽ đi theo con đường thân phương Tây, nhưng ông Turchinov cũng đề nghị các đối tác phương Tây cho Ukraine vay một khoản tiền lên tới 35 tỉ USD.
Vào ngày 26.2.2014 Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết Mỹ đã đưa ra khoản hỗ trợ ban đầu trị giá 1 tỉ USD để viện trợ cho Ukraine, EU cũng đang tìm khoản vay bảo lãnh trị giá khoảng 1,5 tỉ USD để tạm giải quyết tình hình.
Thế nhưng nếu không nhanh chóng thành lập một chính phủ hợp hiến mới và đề xuất các biện pháp cải cách kinh tế thì Ukraine có thể sẽ phải lựa chọn giữa 2 con đường: (1) khủng hoảng kinh tế theo EU và (2) rơi ngược vào vòng kiểm soát của Nga.
Theo Motthegioi
Ai Cập bất ngờ "thay máu" toàn bộ chính phủ
Nội các lâm thời Ai Cập bất ngờ từ chức, nhiều khả năng sẽ mở đường cho tư lệnh quân đội ra ứng cử chức tổng thống.
Chính phủ lâm thời Ai Cập được quân đội hậu thuẫn do Thủ tướng Hazem el-Beblawi đứng đầu đã bất ngờ tuyên bố từ chức trong một "cuộc thay máu" toàn diện sau khi bị chỉ trích mạnh mẽ về khả năng điều hành kinh tế yếu kém.
Theo trang mạng Abrham của Ai Cập, nhiều khả năng Tổng thống Adly Mansour sẽ chấp thuận đơn từ chức của Thủ tướng Beblawi và yêu cầu Bộ trưởng Nhà ở Ibrahim Mahlab đứng ra thành lập chính phủ mới.
Ông Beblawi và nội các của mình đã bị chỉ trích vì đã thông qua một đạo luật đầy tranh cãi về mức lương tối thiểu, gây nên những cuộc đình công lớn trong cả nước.
Thủ tướng lâm thời Ai Cập Hazem el-Beblawi bất ngờ tuyên bố từ chức
Trong một bài phát biểu ngắn trên truyền hình, ông Beblawi cho biết chính phủ non trẻ của ông được thành lập sau khi cựu Tổng thống Mohamed Morsi bị lật đổ hồi năm ngoái đã "rất nỗ lực" nhưng không thể giải quyết hết các vấn đề an ninh, tháo gỡ những khó khăn về kinh tế và bất ổn chính trị.
Bản thân ông Beblawi cũng bị các phương tiện truyền thông chỉ trích mạnh mẽ vì không ngăn chặn được nền kinh tế đang lao dốc và không thể đoàn kết các nhân vật thân cận của mình.
Nhiều người cho rằng động thái này là một bước đệm tạo điều kiện cho Tư lệnh quân đội Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi ứng cử vào vị trí tổng thống. Với vị thế là một nhân vật đầy quyền lực và ảnh hưởng, ông El-Sisi nhiều khả năng sẽ giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử vào giữa tháng Tư tới đây.
Nhiều khả năng Tư lệnh quân đội Ai Cập El-Sisi sẽ ra ứng cử chức tổng thống
Trong khi đó, sự trừng phạt đối với các lực lượng chống đối vẫn tiếp diễn. Một tòa án tại thủ đô Cairo mới đây đã ra phán quyết coi Anh em Hồi giáo là một chổ chức khủng bố, một động thái ủng hộ tuyên bố tương tự của Chính phủ lâm thời vào tháng 12 năm ngoái.
Phản ứng lại phong trào biểu tình của sinh viên tại các trường đại học, chủ yếu là những người ủng hộ tổ chức Anh em Hồi giáo, tòa án trên cũng đã ra phán quyết rằng lực lượng cảnh sát có thể sẽ được triển khai vô thời hạn trong các khuôn viên đại học, đi ngược lại với một lệnh cấm triển khai lực lượng năm 2010.
Tuần trước, một đạo luật khác đã được sửa đổi nhằm cho phép hiệu trưởng các trường đại học có thể đuổi học sinh viên nếu họ quấy nhiễu các khóa học và kỳ thi, phá hoại các cơ sở vật chất, tấn công người khác, kích động và tham gia các hoạt động bạo lực. Những người ôn hòa và cánh Tả dự kiến sẽ phá vỡ lệnh cấm này bằng các cuộc biểu tình không được cho phép vào hôm nay nhằm kêu gọi trả tự do cho các tù nhân chính trị. Cuộc tập hợp lực lượng này sẽ diễn ra trên cầu mùng 6 tháng 10, tuyến đường chính nối thủ đô Cairo và sông Nile.
Theo Khampha
Năm 2014, Châu Á bình yên hay bất ổn? Trong năm 2014, giới chuyên gia dự báo châu Á sẽ chứng kiến chuỗi sự kiện đầy bất ngờ nối tiếp sau những bất ổn chính trị, tranh chấp chủ quyền, cải cách kinh tế vốn khấy đảo dư luận năm 2013. 1. Chính trị Triều Tiên ngày càng đáng sợ Những hành động khiêu khích hay đe dọa của Triều Tiên đối...