Trung Quốc nghĩ gì về thanh trừng ở Triều Tiên
Từ vụ hành quyết và thanh trừng vị chỉ huy chỉ đứng sau Kim Jong Un là Jang Song Thaek, nhiều nhà quan sát cho rằng viễn cảnh này đang phủ bóng lên các hy vọng chế độ Bình Nhưỡng sẽ tiếp nối mô hình của Trung Quốc và đi theo hướng cải cách kinh tế.
Ông Jang Song Thaek bị bắt và xử tội. Ảnh: Nknews
Ông Jang đạo diễn nền kinh tế đối ngoại nhỏ bé của Triều Tiên, tổ chức các mạng lưới nội bộ cho phát triển hạ tầng, và có thể đã dấy lên những nỗi oán giận và đố kỵ trang hàng ngũ quan chức quân đội và thậm chí là với cả ông Kim Jong Un. Thế giới kỳ vọng Trung Quốc – nước bảo trợ duy nhất của Triều Tiên, sẽ kiểm soát được vị lãnh đạo thất thường và chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, Trung Quốc lúc này đang rơi vào thế khó xử trong việc giữ vững quan hệ của mình với Triều Tiên và tránh cho bán đảo này rơi vào tình trạng hỗn loạn.
Câu hỏi đặt ra là về lâu dài, Bắc Kinh sẽ ứng xử thế nào với một Triều Tiên vốn bất bình vì phải lệ thuộc vào Trung Quốc, có thể sẽ &’xử’ các quan chức gây dựng các mối quan hệ thân thiết với nước ngoài và hối thúc các cải cách thực dụng theo kiểu Trung Quốc.
Ông Jang được cho là người đứng đầu nhóm kinh tế thứ nhất, tốn nhiều công sức tìm cách đưa thêm đầu tư từ Trung Quốc vào khu công nghiệp chung đang được phát triển tại một hòn đảo ở sông Yalu và đặc biệt là nâng cấp các cơ sở cầu cảng ở Rajin-Sonbong mà Trung Quốc thuê trong 50 năm.
Các nhà phân tích phỏng đoán rằng các hoạt động điên cuồng của bộ máy của ông Jang trong lĩnh vực ngoại thương, như ở Bắc Kinh, Thẩm Dương, HongKong, Quảng Châu và Đông Nam Á, có thể đã gây nên mối ngờ vực cho lãnh đạo Kim. Không chỉ việc ông Jang đang xây dựng nên một nền tảng quyền lực rất độc lập ở một quốc gia đòi hỏi sự trung thành tuyệt đối với một người duy nhất, mà ông còn khiến nhiều nhân vật quyền lực xa lánh, khi ông tiếp quản nhiều dự án trọng yếu từ tay quân đội.
Video đang HOT
Nếu điều này là thật thì sẽ ngày càng ít nguồn lực được chuyển vào quân đội trong một chính quyền đặt chính sách quân đội trước nhất. Ngoài ra, cũng không thể loại bỏ khả năng những lời xì xào ghen ăn tức ở của các tướng tá quân đội truyền tới tai lãnh đạo Kim để lật đổ Jang.
Tòa án quân sự đặc biệt của Bộ An ninh nhà nước đã buộc tội ông Jang không chỉ lợi dụng tình hình khó khăn của nền kinh tế hiện thời để đảo chính, mà còn ủng hộ cho cuộc cải cách tiền tệ tai hại năm 2009 gần như phá hủy nền kinh tế với mức lạm phát tăng vọt.
Cuộc cải cách này và đặc khu kinh tế mà ông Jang bảo trợ vốn xuất phát từ các quyết định về mặt chính sách từ trên xuống, trong đó có cả trách nhiệm của cố lãnh đạo Kim Jong Il. Ông Pak Nam Ki, cựu trưởng ban Tài chính và Kế hoạch của Đảng Lao động Triều Tiên đã nhanh chóng bị xử tử vào năm 2009. Cuối cùng thì ông Jang cũng chịu sự chỉ trích tương tự, và phiên tòa buộc tội ông &’bán rẻ’ các tài nguyên quốc gia như than, gỗ và khoáng sản cũng như cho thuê cảng Rajin-Sonbong cho một quốc gia nước ngoài không nêu danh tính cụ thể (mà ai cũng biết là Trung Quốc). Ông Jang cũng bị buộc tội biển thủ 5,6 triệu Euro từ ngân hàng nhà nước để đánh bạc.
Những tội khác của ông Jang là chia bè kết cánh, xây dựng mạng lưới nhân sự độc lập riêng trung thành với cá nhân ông với lý do là khôi phục lại nền kinh tế. Lực lượng nòng cốt này được bố trí rải rác trên khắp Trung Quốc và Đông Nam Á, bao gồm cả các nhà hàng Triều Tiên.
Dù là một quốc gia nơi mà các cuộc thanh trừng diễn ra thường xuyên, nhưng việc hành quyết nhân vật số hai của đất nước như Jang Song Thaek, vẫn gây nghẹt thở vì tính chất của vụ việc. Với tầm ảnh hưởng và quyền lực sâu rộng, cùng với mối quan hệ mật thiết với quốc gia láng giềng hùng mạnh Trung Quốc đã khiến cho việc thanh trừng ông Jang không khác gì một cơn địa chấn chính trị mà các đợt dư chấn được sẽ còn cảm nhận rõ từ bên trong cũng như bên ngoài Triều Tiên trong nhiều tháng tới.
Tại Seoul, Hàn Quốc, các nhà phân tích nói dù tự mình hay là được những người theo đường lối cứng rắn trong quân đội hậu thuẫn, thì lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un vẫn quyết tâm làm trong sạch các nhà cố vấn đáng ngờ của mình, hầu hết đều là những người thực dụng có liên quan tới việc sửa đổi điều kiện kinh tế khó khăn của đất nước khi bị áp đặt cấm vận của Liên Hợp Quốc.
Các nguồn tin tình báo quốc gia cho biết có hàng chục người trong nhóm này tại Bắc Kinh, Thượng Hải, và Shenzen đã biến mất trong vài ngày gần đây, có thể là đã bỏ trốn. Các quan chức tình báo còn cho biết thêm là hàng trăm người khác ở Trung Quốc và Đông Nam Á nói rằng họ đang rất hoảng loạn và bỏ trốn, tìm cơ hội để đào tẩu sang Seoul hoặc thậm chí sang Mỹ. Nhiều khả năng Hàn Quốc sẽ tiếp nhận nhiều người tị nạn trong vài tháng tới.
Các viễn cảnh ngày càng theo chiều hướng xấu hơn, gạt bỏ mọi hy vọng mong manh về khả năng chế độ Kim Jong Un sẽ đi theo mô hình của Trung Quốc và tiến hành cải cách kinh tế. “Các cuộc thanh trừng chắc chắn là đã làm giản dần khả năng Triều Tiên đi theo hướng cải cách” – nhà lập pháp Suh Sang Kee, chủ nhiệm ủy ban tình báo quốc hội Hàn Quốc nhận định. “Trên thực tế, cuộc thanh trừng chứng thực một điều là Triều Tiên không còn tương lai nào nữa”.
Tuy nhiên, câu hỏi hóc búa nhất vẫn là mối quan hệ về lâu dài giữa Trung Quốc với một chính quyền khó lường, lại được trang bị vũ khí hạt nhân và tên lửa. Bình Nhưỡng nhanh chóng kết liễu nhân vật vốn là một mối quan hệ mà Bắc Kinh từ bao lâu nay làm ăn khá thuận lợi, và bất chấp thực tế là Bắc Kinh cung cấp một nửa lượng lương thực và 90% nhiên liệu mà Triều Tiên cần.
Trong một động thái phản ứng ngầm, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã gọi đây là một &’vấn đề nội bộ’ và bày tỏ hy vọng về việc &’ổn định’ tại Triều Tiên.
Từ trong sâu thẳm, Trung Quốc có rất nhiều lý do để lo ngại rằng điều này có thể dẫn tới một làn sóng cực đoan chống thị trường, chống Trung Quốc từ một quốc gia trước kia từng coi thường lời cảnh báo của Bắc Kinh về các cuộc thử nghiệm tên lửa.
Trong khi thế giới kỳ vọng Trung Quốc kiềm chế người đồng minh thất thường và liều lĩnh, Bắc Kinh chẳng thể làm gì, ngoài việc trầm tư nghĩ cách ngăn lại những hậu quả do đứt gãy quan hệ kinh tế với Triều Tiên gây nên, và không để cho các cuộc thanh trừng rộng khắp đe dọa ổn định ở vùng biên giới phía đông của mình. Vụ hành quyết ông Jang và các phụ tá của ông này không khỏi buộc Trung Quốc nghĩ lại về mối quan hệ với Bình Nhưỡng.
Theo Lê Thu
Vietnamnet/Yale Global
Trung Quốc công bố nhiều cải cách lớn
Ngày 15.11, Trung Quốc công bố thêm chi tiết về một số cải cách kinh tế - xã hội được quyết định tại Hội nghị trung ương 3 vừa qua.
Một trại lao động cải tạo ở tỉnh Hà Bắc - Ảnh: Hoàn Cầu thời báo
Về mặt xã hội, 2 quyết định quan trọng là nới lỏng chính sách một con và bãi bỏ chính sách cải tạo lao động gây nhiều tranh cãi, theo Tân Hoa xã.
Hệ thống trại cải tạo lao động ra đời từ năm 1957 để giam giữ những người phạm các tội danh không nghiêm trọng như trộm cắp, gây rối trật tự, mại dâm và sử dụng ma túy với thời gian từ 1-4 năm. Tuy nhiên, dư luận Trung Quốc và nhiều chuyên gia có uy tín thời gian qua liên tục kêu gọi dẹp bỏ vì cho rằng chính sách này tồn tại nhiều điều bất hợp lý nguy hiểm như chính quyền địa phương và công an có quyền ra lệnh giam giữ mà không cần ra tòa xét xử. Một số luật gia cáo buộc các trại cải tạo đã biến tướng thành nơi để chính quyền địa phương bỏ tù những người tố giác tham nhũng hoặc bị cho là chống đối. Tính tới đầu năm nay, có khoảng 60.000 người đang ở trong các trại cải tạo trên khắp nước và bị cho là phải lao động khổ sai. Theo tờ Beijing News hôm qua, Trung Quốc sẽ cho thử nghiệm tại 4 thành phố việc thay thế trại lao động cải tạo bằng hệ thống "cơ sở điều chỉnh hành vi thông qua giáo dục". Tuy nhiên, tờ báo không giải thích sự khác biệt giữa chúng cũng như không nói rõ thời gian.
Bên cạnh đó, Tân Hoa xã dẫn nghị quyết của Đảng Cộng sản cho hay các cặp vợ chồng mà một trong hai người là con một thì sẽ có quyền có con thứ hai. Đây là sự nới lỏng đáng kể so với quy định trước đó bắt buộc cả hai đều phải là con một thì mới được hưởng ngoại lệ. Các trường hợp được cho phép có con thứ hai khác là gia đình thuộc dân tộc ít người hoặc ở nông thôn có con đầu là nữ. Chính sách một con được cho là đã giúp kiểm soát tốt dân số Trung Quốc trong nhiều thập niên qua nhưng cũng để lại nhiều hệ lụy như nguy cơ thiếu hụt lao động, mất cân bằng giới tính, gánh nặng đè lên vai người già cũng như các cáo buộc cưỡng bức triệt sản và phá thai.
Về kinh tế, nhà nước cam kết sẽ tăng cường giám sát và đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của tập đoàn quốc doanh, tăng cường vai trò của khu vực tư nhân và có một số cởi trói về tài chính. Cụ thể, theo Tân Hoa xã, tập đoàn nhà nước sẽ phải nộp ngân sách dưới dạng cổ tức lên tới 30% thay vì chỉ từ 5-15% như trước nay. "Quyết định này sẽ góp phần tăng tính cạnh tranh và buộc tập đoàn quốc doanh phải tự gia tăng hiệu quả hoạt động cũng như phân phối vốn hợp lý hơn", chuyên gia Lưu Lợi Cường của Ngân hàng ANZ nhận định với AFP. Ngoài ra, Trung Quốc sẽ tiếp tục mở rộng mô hình khu thương mại tự do đang được thử nghiệm ở Thượng Hải và cho phép các công ty tư nhân có cổ phần trong những dự án của nhà nước. Những biện pháp nới lỏng khác bao gồm cho phép mở thêm ngân hàng nhỏ sử dụng vốn tư nhân, "cởi trói" về lãi suất, khuyến khích công ty và cá nhân đầu tư ra nước ngoài...
Theo TNO
Trung Quốc sẽ tiến hành "cải cách sâu rộng toàn diện" Kết thúc 4 ngày họp, Hội nghị TW3 khóa XVIII của Đảng cộng sản Trung Quốc đã thông qua nghị quyết thúc đẩy cải cách toàn diện sâu rộng, với trọng tâm là cải cách kinh tế theo xu hướng thị trường và hiện đại hóa hệ thống quản lý nhà nước. Các nhà lãnh đạo cấp cao nhất nhất trí cao thông...