Ukraine: Sân bay ở Crimea vẫn hoạt động bình thường
Hãng tin AFP cho biết sân bay tại thủ phủ Simferopol (Crimea, Ukraine) vẫn hoạt động bình thường vào ngày 28.2. Trước đó, hãng tin này đã đưa tin cho biết khoảng 50 người đàn ông có vũ trang đang chiếm giữ sân bay.
Sân bay tại thủ phủ Simferopol của khu tự trị Crimea thuộc Ukraine – Ảnh: simferopolrent.blogspot.com
Hành khách vẫn vào sân bay và làm thủ lên máy bay bình thường vào ngày 28.2, một phóng viên AFP có mặt tại hiện trường cho biết.
Tuy nhiên, hàng chục người đàn ông có vũ trang vẫn đang được nhìn thấy bên ngoài sân bay này, nhưng họ không chịu trả lời phóng viên về việc họ từ đâu đến, theo AFP.
AFP liên lạc với cơ quan thông tin của sân bay và các nhân viên này cho biết sân bay vẫn hoạt động bình thường.
AFP dẫn lời lại hãng tin Interfax (Nga), văn phòng ở Ukraine, cho biết khoảng 50 người đàn ông vũ trang cầm cờ Nga đã chiếm sân bay vào rạng sáng ngày 28.2, một ngày sau khi các tay súng kiểm soát các tòa nhà chính quyền Crimea.
Cũng trong ngày 28.2, một nhóm hàng chục người đàn ông khác (không có vũ trang) đứng ngay bên ngoài khu vực lối vào sân bay ở Simferopol, tuyên bố với AFP rằng họ đứng đấy để giữ gìn trật tự.
Video đang HOT
“Chúng tôi chống lại chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa dân tộc. Chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục đứng ngoài sân bay này”, một luật sư trẻ tên Dmitry cho AFP biết.
Đài Russia Today (Nga) ngày 28.2 dẫn lời ông Igor Stratilati, người phát ngôn của sân bay, cho biết có khoảng 50 người đàn ông đến sân bay tìm kiếm các binh sĩ không quân Ukraine.
Tuy nhiên, khi phát hiện không có sự hiện diện quân sự ở sân bay, họ đã xin lỗi và bỏ đi, ông Stratilati cho biết.
Dự kiến, đại diện của chính phủ lâm thời Ukraine sẽ bay đến Crimea trong ngày 28.2, theo AFP.
Khu tự trị Crimea nằm trên bán đảo Crimea, miền nam Ukraine, có dân số đa phần là người nói tiếng Nga.
Ngày 27.2, Quốc hội Crimea bỏ phiếu thông qua việc tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 25.5 tới để mở rộng sự tự trị, tách khỏi Ukraine.
AFP cho biết Crimea thuộc về Nga từ thế kỷ 18 cho đến năm 1954, khi đó Crimea được nhập về Ukraine (lúc đó thuộc Liên Xô) như một “món quà”. Ukraine tuyên bố độc lập sau sự đổ của Liên bang Xô viết.
Theo TNO
Ukraine: Tòa nhà chính phủ ở Crimea bị chiếm, cắm cờ Nga
Lực lượng an ninh Ukraine đã được đặt trong tình trạng báo động sau khi các tòa nhà chính phủ ở khu vực Crimea, với phần đông là người dân tộc Nga, đã bị những người đàn ông có vũ trang chiếm giữ.
Chướng ngại vật dựng ở trước tòa nhà chính quyền Crimea cùng với tầm biển "Crimea là Nga".
Cờ Nga đã được cắm lên ở hai tòa nhà ở thủ phủ Simferopol của vùng Crimea.
Chính quyền địa phương cho biết họ đang đàm phán với các tay súng.
Việc chiếm giữ các tòa nhà diễn ra một ngày sau cuộc đối đầu giữa những người ủng hộ thân Nga và những người ủng hộ ban lãnh đạo mới ở Ukraine.
Đây là minh chứng mới nhất cho thấy căng thẳng ở khu vực với phần đa nói tiếng Nga này.
Bộ trưởng Nội vụ tạm quyền Ukraine Arsen Avakov cho hay khu vực gần các tòa nhà chính quyền đã bị phong tỏa để ngăn chặn "đổ máu". Ông cũng cho biết "những kẻ khiêu khích" đã thực hiện vụ chiếm giữ.
"Các biện pháp đã được đưa ra nhằm đối phó với những hành động cực đoan và không cho phép tình hình leo thang thành đối đầu vũ trang ở trung tâm thành phố", ông cho biết trên trang facebook của mình.
Khu vực tự trị Crimea của Ukraine Được chuyển giao từ Nga vào năm 1954 Người dân tộc Nga: 58,5% Người dân tộc Ukraine: 24,4% Người Hồi giáo Tatar: 12,1% Nguồn Thống kê của Ukraine năm 2001
Người đứng đầu khu vực Anatoliy Mohylyov cho biết trên đài truyền hình địa phương rằng ông đang đàm phán với các tay súng và đã thông báo các nhân viên chính quyền không tới làm việc.
Ông cũng cho biết những người chiếm giữ chưa đưa ra yêu cầu hay tuyên bố gì, song họ đã dựng tấm biển đề: "Crimea là Nga".
Căng thẳng ở khu vực Crimea ngày một gia tăng kể từ khi Tổng thống Viktor Yanukovych bị phế truất vào tuần trước. Crimea, nơi có phần đa là người dân tộc Nga, đã được chuyển từ Nga cho Ukraine vào năm 1954.
Những người dân tộc Ukraine trung thành với Kiev và người Hồi giáo Tatars đã tạo thành một liên minh chống lại bất kỳ động thái nào liên quan đến Nga. Hôm qua, Thủ tướng lâm thời Ukraine Arseniy Yatsenyuk cho hay "Tại Crimea, chúng tôi đã luôn có những tình cảm khác nhau và các lực lượng khác nhau muốn chi rẽ đất nước và phát động chủ nghĩa ly khai".
Nga, cùng với Mỹ, Anh, và Pháp đã cam kết tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine trong một bản ghi nhớ ký năm 1994.
Trung Anh
Theo Dantri/ BBC
Bạo lực bùng phát tại bán đảo tự trị của Ukraine Cuộc xung đột đầu tiên diễn ra hôm qua giữa nhóm người ủng hộ và phản đối Nga ở khu tự trị Crimea cua Ukraine khiến một người thiệt mạng và 20 người bị thương. Khoảng 20.000 người Hồi giáo Tatar ủng hộ chính phủ lâm thời Ukraina đã đụng độ với một nhóm người thân Nga tại thành phố Simferopol thuộc Crimea....