Ukraine “rúng động” sau vụ 5 bộ trưởng đệ đơn từ chức
Chính trường Ukraine một lần nữa đối mặt với khủng hoảng khi có tới năm bộ trưởng cùng đệ đơn xin từ chức.
Chính trường Ukraine một lần nữa đối mặt với khủng hoảng khi có tới năm bộ trưởng cùng đệ đơn xin từ chức.
Dù đến ngày 4/2, bốn trong số năm bộ trưởng nói trên đã rút lại đơn, song điều này đã gây nên mối quan ngại không nhỏ cho các nước phương Tây và đặc biệt là Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) trong bối cảnh quỹ đang cân nhắc việc giải ngân khoản hỗ trợ tiếp theo cho Ukraine.
Phóng viên TTXVN tại Geneva (Thụy Sĩ) đưa tin, ngày 4/2, IMF đã hoãn phân bổ đợt hỗ trợ tài chính tiếp theo cho Ukraine, vốn được dự kiến thực hiện vào tháng Hai năm nay.
Video đang HOT
Dù lý do đưa ra là IMF và Kiev vẫn không thể nhất trí về phương án mới của bản ghi nhớ hợp tác, song không thể loại trừ tác động của các vụ từ chức nói trên vì trước đó, Tổng Giám đốc IMF Christine Lagarde đã bày tỏ quan ngại về việc Bộ trưởng Phát triển Kinh tế và Thương mại Ukraine từ chức kèm theo các cáo buộc chính phủ tham nhũng. Bà Lagarde tuyên bố nếu các cáo buộc đó là đúng sự thực thì những biện pháp chống tham nhũng mà Chính phủ Ukraine thi hành đã không có hiệu quả.
Bộ trưởng Phát triển Kinh tế và Thương mại Ukraine Aivaras Abromavicius từ chức và cáo buộc chính phủ tham nhũng.
Tin Bộ trưởng Phát triển Kinh tế và Thương mại Ukraine Aivaras Abromavicius từ chức và cáo buộc chính phủ đã khiến nhiều nước châu Âu, Mỹ và Canada phải quan ngại, đồng thời kêu gọi lãnh đạo Ukraine phải gạt bỏ “mâu thuẫn vụ lợi” và hoàn toàn đoạn tuyệt với những “lợi ích cá nhân, đang kìm hãm sự phát triển của đất nước trong nhiều thập kỷ qua”.
Bốn bộ trưởng đệ đơn từ chức ngày 4/2 khác là người đứng đầu các bộ Nông nghiệp, Y tế, Thông tin và Phát triển Hạ tầng. Tuy trong phiên họp bất thường chính phủ cùng ngày, các bộ trưởng này đã rút lại đơn từ chức, và Thủ tướng Arseni Yaseniuk tuyên bố chính phủ đoàn kết và có “tinh thần đồng đội”, song Bộ trưởng Phát triển Hạ tầng đã đưa ra hàng loạt các điều kiện để ông rút đơn từ chức. Ông này yêu cầu phải có chính sách lương công chức công bằng, đấu tranh chống tham nhũng, công khai hoạt động mua sắm chính phủ, đảm bảo tính minh bạch trong mua sắm công.
Theo TTXVN/Tin tức
Chủ tịch Ủy ban chứng khoán Trung Quốc đệ đơn từ chức
Người đứng đầu ủy ban chứng khoán Trung Quốc Xiao Gang đang phải hứng chịu sự chỉ trích từ các nhà đầu tư vì xử lý sai một cuộc khủng hoảng gần đây khiến gần 5 nghìn tỷ USD "bốc hơi" khỏi thị trường chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến.
Ông Xiao Gang
Trang tin Reuters cho biết, ông Xiao, 57 tuổi, đã đệ đơn từ chức Chủ tịch Ủy ban chứng khoán Trung Quốc hồi tuần trước, nhưng Ủy ban này đã bác bỏ thông tin này. Nhiệm kỳ của ông Xiao đến cuối năm 2018 mới hết.
Trong một bài phát biểu cuối tuần qua, ông Xiao nói rằng, sự biến động bất thường của thị trường chứng khoán nước này đã cho thấy một thị trường chưa trưởng thành, các nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm, hệ thống giao dịch không hoàn hảo và cơ chế giám sát không thích hợp.
Sau khi hồi phục khoảng 25% vào cuối năm ngoái, thị trường chứng khoán Trung Quốc lại tiếp tục rơi vào đà suy giảm trong tháng này, làm dấy lên những mối lo ngại về hoạch định chính sách của Trung Quốc, khi những con số tăng trưởng hàng năm cho thấy, nước này đang có tốc độ phát triển kinh tế chậm nhất trong một phần tư thế kỷ qua.
H.Vân
Theo_Hà Nội Mới
Tunisia: Đảng cầm quyền đứng trước nguy cơ chia rẽ Việc 16 nghị sĩ Tunisia thuộc đảng cầm quyền Nidaa Tounes đã từ chức khiến đảng này đang phải đối mặt với nguy cơ bị chia rẽ. Ngày 8/1, 16 nghị sĩ Tunisia thuộc đảng cầm quyền Nidaa Tounes của Tổng thống Caid Essebsi đã từ chức vì tranh cãi liên quan đến việc con trai của Tổng thống ủng hộ một phong...