Ukraine ra mắt sáng kiến công nghệ tăng cường năng lực quân sự
Chính phủ Ukraine ngày 26/4 công bố một sáng kiến mới nhằm hợp thức hóa và thúc đẩy sự đổi mới trong việc phát triển máy bay không người lái (UAV) và các công nghệ quan trọng trong xung đột với Nga.
Một người lính Ukraine mang theo UAV đến gần tiền tuyến gần Avdiivka, vùng Donetsk, Ukraine ngày 17/2/2023. Ảnh: AP
Theo hãng tin Reuters, là một phần của sáng kiến có tên gọi BRAVE1, chính phủ Ukraine hy vọng sẽ huy động các nhà phát triển thuộc nhà nước, quân đội và tư nhân làm việc cùng nhau liên quan đến các vấn đề quốc phòng để tạo thành một “tổ hợp công nghệ” giúp Ukraine giành được lợi thế chiến trường.
Trong một tuyên bố với hãng tin AP, Bộ trưởng Chuyển đổi kỹ thuật số Ukraine Mykhailo Fedorov lưu ý nước này “chắc chắn cần phát triển công nghệ quân sự để có thể tự vệ”.
Theo nhà chức trách, chính phủ Ukraine đã dành hơn 2,7 triệu USD để tài trợ cho các dự án có khả năng giúp Kiev giành chiến thắng cuối cùng trong cuộc xung đột vốn dĩ kéo dài 14 tháng.
“Nhiều người trên chiến trường thuộc thế hệ trẻ có thể làm việc với công nghệ”, Bộ trưởng Fedorov giải thích.
Video đang HOT
Trong xung đột, Ukraine và Nga thường xuyên UAV vào mục đích trinh sát và tấn công. Năm ngoái, chính phủ Ukraine đã phát động một đợt gây quỹ công khai vào để yêu cầu các nhà tài trợ nước ngoài giúp họ xây dựng một “đội quân UAV.
Oleksandr Kviatkovskyi, thành viên hội đồng quản trị của tổ chức phi lợi nhuận đổi mới UAV chiến đấu Aerorozvidka, coi BRAVE1 là một nền tảng mà quân đội có thể sử dụng để truyền đạt nhu cầu tác chiến điện tử và cung cấp hỗ trợ chiến lược cho ngành công nghệ quân sự.
Tuy nhiên, ông Kviatkovskyi không chắc rằng xuất hiện một nền tảng như vậy có thể tạo ra một cú hích đáng kể cho sự phát triển của các công nghệ chiến tranh tại Ukraine.
“Ngay cả khi nó xảy ra, tác động của nó sẽ ở mức tối thiểu. Không có gì có thể bằng được sức mạnh xe tăng”, vị chuyên gia đề cập đến cách lực lượng Ukraine ngăn chặn quân đội Nga tiến vào thủ đô trong những tuần đầu tiên của cuộc chiến.
Fevzi Ametov, cựu binh sĩ Ukraine hiện là người đồng sáng lập Drone.ua – một công ty chuyên về UAV, cho biết các doanh nghiệp và kỹ sư của họ đã lắng nghe ý kiến của quân nhân và kết hợp phản hồi vào sản phẩm.
Ametov cho biết Ukraine đang đầu tư nhiều nguồn lực hơn vào công nghệ quân sự so với thời kỳ trước khi Nga triển khai chiến dịch quân sự. Ông dựa trên đánh giá của mình về các mẫu UAV khác nhau mà đơn vị đã thử nghiệm. Ametov dự kiến sẽ đóng vai trò cố vấn trong sáng kiến BRAVE1.
Công ty của Ametov đã chế tạo ra một khẩu súng chống UAV di động sử dụng tín hiệu vô tuyến để gây nhiễu và hạ gục chúng. Theo Ametov, các lực lượng Ukraine đang sử dụng hàng trăm khẩu súng trị giá 12.000 USD này, có thể hoạt động trong tối đa 30 phút khi pin được sạc đầy.
Hiện tại, Ukraine và Nga đang ở mức ngang nhau về khả năng sử dụng UAV. Tuy nhiên, khi đối mặt với đối phương được trang bị nhiều hơn và nhiều binh lính hơn, Ukraine phải cố gắng đạt được ưu thế về công nghệ.
Khai mạc Hội nghị Nhà báo Thế giới 2023
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Hội nghị Nhà báo Thế giới 2023 do Hội Nhà báo Hàn Quốc tổ chức với chủ đề "Lãnh đạo trong kỷ nguyên chuyển đổi kỹ thuật số và vai trò của báo chí đối với sự phát triển khu vực" đã khai mạc tại Seoul ngày 25/4.
Đây là lần đầu tiên sự kiện được tổ chức sau 4 năm gián đoạn vì đại dịch COVID-19 và là hội nghị lần thứ 11.
Chủ tịch Hiệp hội Nhà báo Hàn Quốc Kim Dong Hoon phát biểu khai mạc hội nghị Ảnh: Nguyễn Yến/Vietnam
Tham dự hội nghị có 70 nhà báo đến từ 50 quốc gia trên thế giới. Hội Nhà báo Việt Nam đã cử 2 đại diện tham dự sự kiện này.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch Hội Nhà báo Hàn Quốc Kim Dong-hoon nhấn mạnh: "Chúng ta hiện đang sống trong thời đại mà bất cứ ai cũng có thể truy cập tin tức và các thông tin cần thiết mọi lúc, mọi nơi chỉ bằng một chiếc điện thoại thông minh. Những điều không thể tưởng tượng chỉ vài năm trước đây đã trở thành hiện thực. Khoa học và công nghệ kỹ thuật số đang phát triển nhanh hơn bao giờ hết. Nếu chúng ta không chuẩn bị cho tương lai của mình, báo chí có thể phải đối mặt với những cuộc khủng hoảng chưa từng có."
Chủ tịch Quỹ Báo chí Hàn Quốc Pyo Wan-soo nêu rõ hội nghị là cầu nối để nhà báo từ khắp nơi trên thế giới phản ánh, chia sẻ ý tưởng, tranh luận và cùng hợp tác. Ông bày tỏ tin tưởng rằng các đề xuất khác nhau liên quan đến phát triển khu vực và thiết lập hòa bình sẽ được các nhà báo trên toàn thế giới trình bày để cùng hình thành một nền tảng hiểu biết chung.
Ngay trong ngày 25/4, các nhà báo đã tham gia 2 phiên thảo luận về các nội dung "Thách thức của báo chí đối với sự phát triển của khu vực" và "Lãnh đạo trong kỷ nguyên chuyển đổi kỹ thuật số và tương lai của báo chí". Ông Pyo Wan-soo cho rằng ngành báo chí đã bước vào một kỷ nguyên hoàn toàn mới khi vượt qua giai đoạn chuyển đổi kỹ thuật số và hiện đang chứng kiến sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (Al). Hiện vẫn chưa rõ liệu những thay đổi này sẽ dẫn đến khủng hoảng hay cơ hội cho lĩnh vực báo chí, nhưng điều rõ ràng là việc "xác minh" đúng cách của con người đối với các công nghệ mới như ChatGPT đã trở nên rất quan trọng. Đây có thể là mô hình lãnh đạo và chức năng của báo chí mà thế giới cần trong thời đại ngày nay.
Hội nghị các nhà báo thế giới khai mạc tại Seoul, Hàn Quốc Ảnh: Nguyễn Yến/Vietnam
Hội nghị Báo chí Thế giới năm 2023 được tổ chức với nhiều chương trình khác nhau như hội thảo, trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ, các bài giảng đặc biệt, các chuyến tham quan khu vực và thăm khu phi quân sự (DMZ) trên Bán đảo Triều Tiên. Trong thời gian diễn ra sự kiện từ ngày 24-29/4, các nhà báo sẽ có cơ hội tham dự nhiều hoạt động trải nghiệm văn hóa Hàn Quốc. Các nhà báo sẽ đến thăm các thành phố lớn như Gyeonggi, Suwon, Busan và Incheon.
Hội nghị Nhà báo Thế giới được tổ chức thường niên với nhiều chủ đề khác nhau như các vấn đề về báo chí, hòa bình thế giới và môi trường. Hội nghị đã trở thành sự kiện lớn trên thế giới thu hút đông đảo các nhà báo tham dự.
Hội Nhà báo Hàn Quốc được thành lập năm 1964 với hơn 10.000 thành viên đến từ 203 tổ chức, là các cơ quan báo chí, các đài phát thanh truyền hình, các công ty viễn thông và Internet.
Kiev nói Nga chuyển sang phòng ngự, hé lộ mục tiêu của Ukraine khi phản công Người đứng đầu cơ quan tình báo Ukraine, ông Kyrylo Budanov cho biết, Nga đã chuyển sang thế phòng ngự ở hầu hết các mặt trận, ngoại trừ Bakhmut. Giao tranh vẫn diễn ra ác liệt tại Bakhmut. Ảnh: Sky News Trả lời phỏng vấn hãng tin RBC của Ukraine, quan chức trên nói: "Nga đã hoàn toàn chuyển sang thế phòng ngự...