Ukraine phục hồi di sản văn hoá bằng doanh thu từ NFT
Ukraine dự định sử dụng số tiền thu được từ việc bán NFT để xây dựng lại các bảo tàng, nhà hát và các di sản văn hóa khác đã bị phá hủy trong khủng hoảng quân sự với Nga.
Theo Bộ Chuyển đổi Kỹ thuật số Ukraine, Ukraine đã bán được 1.282 NFT trong ngày đầu tiên mở bán với tổng số 190 Ether ( ETH), tương đương khoảng 655.000 USD vào thời điểm này.
Quốc gia Đông Âu dự định sử dụng số tiền thu được để xây dựng lại các địa điểm văn hóa và di sản như bảo tàng và nhà hát đã bị phá hủy trong cuộc khủng hoảng quân sự với Nga.
Trên Twitter, tài khoản Bảo tàng MetaHistory NFT-Bảo tàng Ukraina thường xuyên cập nhật tiến độ bán NFT. Theo đó, số liệu gần nhất là 1.153 NFT được bán với giá hơn 500.000 USD. Ukraine cũng thông báo sẽ tặng miễn phí một trong những NFT độc đáo để kỷ niệm việc đạt mốc nửa triệu USD.
Ngoài ra, META HISTORY thông báo chỉ những người sở hữu một trong các NFT mới đủ điều kiện mua 100 tác phẩm nghệ thuật đoạt giải, cũng như bốn tác phẩm nghệ thuật đầu tiên được tạo ra trong dự án.
Video đang HOT
Khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự vào Ukraine hồi cuối tháng 2, mọi người từ khắp nơi trên thế giới đã bắt đầu quyên góp tiền điện tử cho các tổ chức phi chính phủ để hỗ trợ trong cuộc khủng hoảng.
Ukraine đã nhanh chóng công bố các địa chỉ ví chính thức để mọi người quyên góp. Ngay sau đó, cộng đồng và ngành công nghiệp tiền điện tử đã hoạt động hết mình và quyên góp hàng triệu USD tiền điện tử và thậm chí cả NFT tới Ukraine.
Trang web chính thức của chính phủ Ukraine cho biết đã nhận được hơn 70 triệu USD tiền điện tử kể từ khi chiến tranh bắt đầu. Cho tới thời điểm hiện tại, Ukraine đã chính thức công nhận tiền điện tử là tài sản hợp pháp.
Sau khi nhận được lượng lớn các khoản quyên góp, Ukraine cho biết họ sẽ tiến hành một đợt airdrop cho tất cả những ai đã quyên góp ETH. Tuy nhiên, chưa đầy một ngày sau, họ đã hủy bỏ các kế hoạch ban đầu và thay vào đó tập trung vào việc phát hành NFT để gây quỹ.
Công dân của cả Ukraine và Nga đã chuyển sang sử dụng tiền điện tử khi hệ thống tài chính của họ sụp đổ trong bối cảnh chính trị leo thang và các lệnh trừng phạt gia tăng.
Giám đốc chiến lược của Tổ chức Nhân quyền Alex Gladstein cho rằng Bitcoin (BTC) là một “công cụ nhân đạo quan trọng”, cho phép mọi người tồn tại trong các tình huống khắc nghiệt, chẳng hạn như chiến tranh.
Tiền điện tử thành nơi 'trú ẩn' an toàn khi xảy ra khủng hoảng Nga - Ukraine?
Trong bối cảnh khủng hoảng Nga - Ukraine, tiền điện tử mã hóa được cho là phương tiện cất giữ tài sản và huy động vốn an toàn vì tránh được các lệnh trừng phạt quốc tế hay những cuộc tấn công vào ngân hàng của tin tặc.
Sau khi khủng hoảng quân sự diễn ra tại Ukraine, Mỹ và đồng minh đưa ra các lệnh trừng phạt mới đối với Ngân hàng Trung ương Nga và điều này khiến thị trường chứng khoán lao dốc không phanh. Ở chiều hướng ngược lại, giá tiền điện tử mã hóa (cryptocurrencies) bất ngờ tăng mạnh từ hôm 28.2.
Cụ thể, ghi nhận đỉnh điểm hôm 1.3, đồng Bitcoin (BTC) đã đạt giá trị 44.404,10 USD, trong khi đó đồng Ether (ETH) đạt 2.973,34 USD.
BTC, ETH và nhiều đồng điện tử bất ngờ tăng giá, đạt đỉnh điểm hôm 1.3
Nhận định bởi nhà nghiên cứu Michael Rinko tại AscendEx, cuộc xung đột đã làm nổi bật tầm quan trọng của các tính chất không biên giới và chống kiểm duyệt của Bitcoin, tuy nhiên ông cho rằng đó không phải là lý do khiến tiền điện tử tăng mạnh. Theo ông, sự gia tăng của tiền điện tử hôm 28.2 dường như phản ánh rõ hơn việc tăng lãi suất và lạm phát có thể tăng mạnh trong bối cảnh địa chính trị không chắc chắn này.
Xung đột thời 4.0, tiền điện tử là nơi "nương tựa" tài sản?
Quay trở lại giữa tháng 2 vừa qua, Quốc hội Ukraine thông qua Luật tài sản ảo sửa đổi, chính thức hợp thức hóa tiền điện tử mã hóa tại đất nước này.
Xung đột quân sự xảy ra, chính sự hợp thức hóa tiền điện tử cách đó không lâu, kết hợp với tính chất không biên giới và chống kiểm duyệt, đã giúp Ukraine "tranh thủ" các khoản tài trợ quốc tế mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Ngay từ 26.2, chính phủ Ukraine đã đăng các địa chỉ ví điện tử trên Twitter để nhận tiền tài trợ. Theo thống kê bởi công ty chuyên blockchain Elliptic, chỉ trong vài ngày, Ukraine và các tổ chức phi chính phủ tại đất nước này đã huy động được 24,6 triệu USD, chủ yếu bằng Bitcoin (42%), Ethereum (38%) và các tiền điện tử khác (17%).
Ngoài ra, việc chuyển từ hryvnia (đơn vị tiền tệ chính thức tại Ukraine) sang tiền điện tử mã hóa cũng có sự tăng trưởng mạnh mẽ, thể hiện qua sự gia tăng đột ngột của phí giao dịch trên thị trường địa phương.
Không những ảnh hưởng trực tiếp đến Ukraine, xung đột bùng nổ đã "kéo" đồng tiền ruble của Nga mất hơn 22% giá trị so với đồng USD. Kết hợp với các lệnh trừng phạt của phương Tây, chủ yếu đánh vào ngành tài chính - ngân hàng, nhiều người Nga cũng chọn "nương tựa" vào BTC và nhiều đồng tiền mã hóa ổn định khác để giữ tài sản của mình.
Bên cạnh đó, không gian mạng cũng là một mặt trận trong xung đột thời 4.0 và ngân hàng là một trong những đối tượng được nhắm đến đầu tiên. Những cuộc tấn công này được cho là một nguyên nhân góp phần thôi thúc nhiều người chuyển sang tiền điện tử mã hóa.
Các vụ tấn công tiền mã hóa chấn động không kém Axie Infinity Tựa game Axie Infinity bị hack 625 triệu USD chưa phải vụ tấn công tiền mã hóa chấn động nhất lịch sử. Ngày 29/3, Ronin Network, sidechain của tựa game Axie Infinity, thông báo bị tấn công mạng và tổn thất hơn 625 triệu USDC và Ether (ETH). Đây có thể là vụ hack tiền mã hóa lớn nhất lịch sử. Mới đây,...