Ukraine phóng nhiều tên lửa HIMARS tấn công cây cầu then chốt ở miền nam
Các lực lượng Ukraine đã phóng nhiều tên lửa HIMARS, làm hư hại nghiêm trọng một cây cầu quan trọng với lực lượng quân đội Nga ở miền nam Ukraine.
Cầu Antonovskiy bị hư hại do trúng tên lửa của lực lượng Ukraine. Ảnh: Telegram/CNN
Hãng tin AP dẫn lời ông Kirill Stremousov, Phó lãnh đạo chính quyền lâm thời ở khu vực Kherson, hiện do Nga kiểm soát, cho biết quân đội Ukraine đã tấn công cây cầu bắc qua sông Dnipro bằng tên lửa vào ngày 20/4, với 11 quả đã bắn trúng đích.
Quan chức này cho biết trong bản tin của hãng thông tấn Nga Interfax rằng cây cầu bị hư hại nghiêm trọng nhưng không bị đóng cửa ngừng lưu thông.
“Cây cầu hiện đang trong tình trạng tồi tệ. Cầu không bị đóng cửa, giao thông qua cầu vẫn đang tiếp tục, nhưng tình hình nghiêm trọng”, ông Stremousov cho biết – theo Interfax.
Quan chức này cũng cho hay các lực lượng Ukraine đã sử dụng nhiều bệ phóng tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS) do Mỹ cung cấp để tấn công cây cầu, đồng thời nói thêm rằng một số quả tên lửa đã bị phòng không Nga đánh chặn.
Trận pháo kích vào cầu Antonivskyi ngày 20/7 là trận thứ hai trong những ngày qua. Cầu đã bị hư hại nhẹ do bị Ukriane pháo kích một ngày trước đó – theo chính quyền lâm thời ủng hộ Nga ở Kherson.
Video đang HOT
Từ đầu chiến dịch quân sự, quân đội Nga nhanh chóng đánh chiếm khu vực Kherson nằm ngay phía bắc Bán đảo Crimea mà Nga sáp nhập vào năm 2014. Họ đã phải đối mặt với các cuộc phản công của Ukraine, nhưng phần lớn vẫn giữ vững được các vùng kiểm soát.
Quân nhân Ukraine tập huấn bắn súng không giật SPG-9 ở Kharkiv, ngày 19/7/2022. Ảnh: AP
Cây cầu Antonivskyi dài 1,4 km là cầu chính bắc qua sông Dnepr, và nếu nó không sử dụng được, quân đội Nga sẽ khó có thể tiếp tục cung cấp lực lượng tại khu vực trong bối cảnh phía Ukraine liên tục tấn công.
Bộ Quốc phòng Anh cùng ngày 20/7 cho biết cây cầu có khả năng vẫn sử dụng được sau các cuộc tấn công của Ukraine, nhưng đó là một “lỗ hổng quan trọng đối với lực lượng Nga.”
“Đây là một trong hai điểm giao cắt đường bộ duy nhất qua sông Dnepr mà Nga có thể cung cấp hoặc rút lực lượng của mình trong vùng lãnh thổ mà họ đã kiểm soát ở phía tây con sông”, Bộ trên cho biết. “Việc kiểm soát các tuyến đường giao nhau của Dnepr có thể trở thành yếu tố then chốt với kết quả các cuộc giao tranh trong khu vực”.
Binh sĩ Nga dọn vỏ đạn pháo trong cuộc huấn luyện ở Kharkiv, ngày 19/7/2022. Ảnh: AP
Các cuộc tấn công của Ukraine vào cây cầu ở Kherson diễn ra khi phần lớn lực lượng Nga đang mắc kẹt trong cuộc giao tranh ở trung tâm công nghiệp phía đông của Ukraine là Donbass, nơi họ đã đạt được những bước tiến chậm, khi đối mặt với sự kháng cự quyết liệt của Ukraine.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cùng ngày đã thị sát quân đội nước này ở miền đông Ukraine, ra lệnh hành động tích cực hơn nhằm hạ các máy bay không người lái của Ukraine và ngăn Kiev pháo kích vào các khu vực Nga kiểm soát.
Theo AP, bước tiến trên bộ của Nga đã chậm lại, một phần do Ukraine đang sử dụng vũ khí hiệu quả hơn của Mỹ và một phần là do Tổng thống Nga Vladimir Putin đã “tạm dừng chiến dịch”. Nga được cho là đang tập trung nhiều hơn vào các cuộc bắn phá trên không bằng tên lửa tầm xa.
Các quan chức Ukraine hy vọng rằng Kiev có thể tiêu hao nguồn lực quân sự của Nga trong cuộc xung đột ở Donbass và sau đó tiến hành một cuộc phản công nhằm giành lại quyền kiểm soát khu vực Kherson và các phần của khu vực Zaporizhzhia mà Nga đã kiểm soát từ giai đoạn đầu chiến dịch.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cùng ngày đã thị sát quân đội nước này ở miền đông Ukraine, ra lệnh hành động tích cực hơn nhằm hạ các máy bay không người lái của Ukraine và ngăn Kiev pháo kích vào các khu vực Nga kiểm soát.
Theo AP, bước tiến trên bộ của Nga đã chậm lại, một phần do Ukraine đang sử dụng vũ khí hiệu quả hơn của Mỹ và một phần là do Tổng thống Nga Vladimir Putin đã “tạm dừng chiến dịch”. Nga được cho là đang tập trung nhiều hơn vào các cuộc bắn phá trên không bằng tên lửa tầm xa.
Các quan chức Ukraine hy vọng rằng Kiev có thể tiêu hao nguồn lực quân sự của Nga trong cuộc xung đột ở Donbass và sau đó tiến hành một cuộc phản công nhằm giành lại quyền kiểm soát khu vực Kherson và các phần của khu vực Zaporizhzhia mà Nga đã kiểm soát từ giai đoạn đầu chiến dịch.
Cựu cố vấn Mỹ: Ukraine bán vũ khí ra chợ đen vì không biết sử dụng
Cựu cố vấn Lầu Năm Góc Karen Kwiatkowski cho hay Ukraine đang bán vũ khí do phương Tây cung cấp ra thị trường chợ đen vì không biết sử dụng, hay bị hạn chế về hậu cần và quy mô lực lượng vũ trang ngày càng giảm.
Một binh sĩ Ukraine cầm súng chống tăng Stinge do Mỹ cung cấp tại chiến trường Donbass ngày 18/6. Ảnh: AP
Hôm 5/7, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu khẳng định các vũ khí mà phương Tây cung cấp cho Ukraine đã được bán ra chợ đen và phân phối khắp khu vực Trung Đông.
Phía Kiev thậm chí đã thừa nhận về tình trạng trên. Hồi đầu tuần, Giám đốc Văn phòng An ninh Kinh tế Ukraine Vadym Melnyk trả lời kênh truyền hình Ukraine 24 rằng cơ quan này đã phát hiện nhiều trường hợp mua bán hàng hóa viện trợ nhân đạo và quân sự của phương Tây.
Mới đây nhất, Đài Sputnik dẫn lời bà Karen Kwiatkowski, trung tá Không quân Mỹ đã nghỉ hưu, cho biết: "Dựa trên thực tế rằng những lô hàng đó đều miễn phí, họ có thể bán những thứ không cần thiết hoặc không thể sử dụng để thu lợi nhuận".
Theo nhân vật trên, khả năng sử dụng vũ khí tiếp viện của Ukraine bị hạn chế bởi thực trạng thiếu đào tạo, công tác hậu cần và quy mô ngày càng thu hẹp của 1uân đội Ukraine.
Bà Kwiatkowski cho biết thêm một số vũ khí mà Ukraine sắp nhận được là chưa hoàn thiện, trong khi các thiết bị khác lại không phù hợp với chiến thuật của Ukraine. Và trớ trêu thay, các loại vũ khí này có khả năng rơi vào tay Nga và các đồng minh.
Bà Kwiatkowski dự đoán rằng ngay cả những vũ khí mà Ukraine có thể sử dụng cuối cùng cũng sẽ bị bán ra chợ đen. Theo đó, Kiev có thể bán những vũ khí mạnh do Mỹ cung cấp như tên lửa chống tăng Javelin, hệ thống tên lửa cơ động HIMARS và hệ thống tên lửa phóng đa năng MLRS một khi có quyết định đàm phán về lệnh ngừng bắn.
Mỹ và các đồng minh đã gửi viện trợ quân sự trị giá hàng tỷ USD cho Kiev kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine vào cuối tháng 2. Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết tính đến ngày 1/7, chỉ riêng chính quyền Tổng thống Joe Biden đã cam kết viện trợ gần 7 tỷ USD cho Ukraine.
Nga hướng mục tiêu giành trọn Donbass Thành công tại Luhansk giúp Nga tiến thêm một bước đến mục tiêu giành quyền kiểm soát toàn bộ vùng Donbass và chiến sự được dự báo vẫn quyết liệt trong giai đoạn kế tiếp. Với việc kiểm soát phần lớn khu vực Donbass ở miền đông Ukraine, Nga có thể tập trung lực lượng để tiến sâu hơn về hướng tây và...