Ukraine phóng loạt 10 tên lửa tầm xa do phương Tây viện trợ vào Nga
Nga tuyên bố đánh chặn thành công 9/10 tên lửa tầm xa do phương Tây viện trợ cho Ukraine nhằm vào một nhà máy hóa chất của Moscow.
Tên lửa ATACMS đã được Mỹ viện trợ cho Ukraine (Ảnh minh họa: US Defense News).
Bộ Quốc phòng Nga ngày 19/12 cáo buộc rằng Ukraine đã phóng 6 tên lửa ATACMS tầm xa do Mỹ sản xuất và 4 tên lửa Storm Shadow do Anh viện trợ vào nhà máy hóa chất Kamensky, khu vực Rostov, miền Nam Nga hôm 18/12.
Nga tuyên bố đã bắn hạ tất cả các tên lửa ATACMS và 3/4 tên lửa Storm Shadow, đồng thời cảnh báo rằng Moscow sẽ có đòn đáp trả các cuộc tấn công.
Nga tiết lộ đã sử dụng hệ thống tên lửa đất đối không S-400 và Buk-M3, cũng như hệ thống phòng không Pantsir để đánh chặn tên lửa Ukraine. Một trong những tên lửa Storm Shadow đã đi chệch hướng. Tuy nhiên, nó vẫn bay vào nhà máy, gây hư hại cho một tòa nhà kỹ thuật tại đây, Nga cho hay.
Nhà máy Kamensky là một trong những doanh nghiệp hóa chất lớn nhất ở miền Nam nước Nga. Được thành lập vào năm 1939, nhà máy đã được phát triển mạnh mẽ, sản xuất các sản phẩm hóa chất thiết yếu.
Video đang HOT
Vào tháng trước, Mỹ đã cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa do Washington cung cấp, bao gồm ATACMS, để tấn công các mục tiêu trong lãnh thổ Nga. Trước đó, Nhà Trắng đã hạn chế Kiev sử dụng các loại vũ khí tầm xa, vì lo ngại động thái này sẽ dẫn đến leo thang nghiêm trọng với Moscow.
Sau động thái của Mỹ, Anh và Pháp đã cởi trói cho Ukraine dùng tên lửa tầm xa bắn vào lãnh thổ Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo việc phương Tây cho phép Kiev tấn công tầm xa vào lãnh thổ Nga sẽ làm thay đổi đáng kể bản chất của cuộc xung đột và đồng nghĩa với sự tham gia trực tiếp của NATO vào cuộc chiến Ukraine.
Vào cuối tháng 11, Nga đã lần đầu tiên sử dụng tên lửa đạn đạo siêu vượt âm Oreshnik mới, tấn công nhà máy quân sự Yuzhmash ở thành phố Dnepr của Ukraine.
Vào thời điểm đó, Tổng thống Putin cho biết vũ khí mới này có thể được sử dụng để trả đũa “chính quyền Kiev”, nếu các cuộc tấn công của Ukraine vào Nga bằng tên lửa tầm xa do phương Tây cung cấp vẫn tiếp diễn. Nga cảnh báo tấn công các mục tiêu bao gồm “các trung tâm ra quyết định” của Ukraine, cũng như các cơ sở quân sự và công nghiệp.
Ba vấn đề chính đáng chú ý trong chuyến đi Mỹ của Tổng thống Ukraine
Khi Tổng thống Ukraine thực hiện chuyến đi thứ 5 tới Mỹ để thảo luận với người đồng cấp nước chủ nhà Joe Biden và những người kế nhiệm tiềm năng của ông, dự kiến sẽ có động thái về một số vấn đề quan trọng.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong cuộc gặp tại Nhà Trắng, Washington DC., ngày 12/12/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tờ The Kyiv Post (Ukraine) ngày 22/9, trong bối cảnh cuộc chiến giữa Nga và Ukraine tiếp diễn mà chưa có hồi kết, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tiếp tục thúc đẩy sự hỗ trợ từ các đồng minh. Lần này, Tổng thống Zelensky có chuyến thăm thứ 5 tới Mỹ kể từ khi cuộc chiến ở Ukraine nổ ra.
Các cuộc họp song phương diễn ra cùng lúc với phiên họp lần thứ 79 của Đại hội đồng Liên hợp quốc. "Hai bên sẽ thảo luận về tình hình giao tranh giữa Nga và Ukraine, bao gồm kế hoạch chiến lược của Ukraine và sự hỗ trợ của Mỹ cho Ukraine trong việc phòng thủ trước Nga", Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre cho biết trong một tuyên bố .
The Kyiv Post lưu ý cuộc gặp của ông Zelensky với Tổng thống Mỹ Joe Biden, Phó Tổng thống Kamala Harris, và cựu Tổng thống Donald Trump mang nhiều ý nghĩa quan trọng.
Trong đó, ba vấn đề chính đáng chú ý bao gồm: "Kế hoạch chiến thắng" của Ukraine, quyền sử dụng vũ khí tầm xa và tiếp cận viện trợ quân sự, cụ thể:
Thứ nhất, hỗ trợ cho "Kế hoạch chiến thắng" của Ukraine: Một trong những trọng điểm trong chuyến thăm của Tổng thống Zelensky là công bố "Kế hoạch chiến thắng" của Ukraine, kế hoạch được kỳ vọng sẽ định hình hướng đi của cuộc chiến. Cho đến nay, các chi tiết cụ thể của kế hoạch này vẫn được giữ kín, nhưng ông Zelensky khẳng định rằng đây sẽ là một kế hoạch toàn diện nhằm kết thúc cuộc chiến theo những điều kiện có lợi cho Ukraine.
Ukraine nhấn mạnh rằng họ sẽ không chấp nhận bất kỳ nỗ lực nào nhằm đóng băng cuộc chiến hoặc kéo dài cuộc xung đột dưới hình thức khác. Kế hoạch của Tổng thống Zelensky bao gồm việc "khôi phục toàn bộ lãnh thổ Ukraine, đòi hỏi Nga phải rút quân khỏi các khu vực miền Đông Ukraine và chịu trách nhiệm về những hành động kể từ năm 2014".
Cuộc thảo luận giữa Tổng thống Zelensky và các nhà lãnh đạo Mỹ sẽ tập trung vào việc Washington có ủng hộ kế hoạch trên hay không. Trong trường hợp Mỹ từ chối, Ukraine sẽ vẫn kiên định tiếp tục chiến đấu. Ông Zelensky đã khẳng định rằng Ukraine đã có "Kế hoạch B", tức là tiếp tục tự vệ và tiến hành các hoạt động quân sự cho đến khi đạt được mục tiêu.
Thứ hai, quyền sử dụng tên lửa tầm xa: Vấn đề tiếp theo được quan tâm trong chuyến thăm của Tổng thống Zelensky là việc Ukraine muốn sử dụng vũ khí tầm xa để tấn công các mục tiêu sâu trong lãnh thổ Nga. Từ khi cuộc chiến bắt đầu, Ukraine đã liên tục yêu cầu các đồng minh và đối tác cho phép sử dụng tên lửa tầm xa, nhưng đến nay, các đối tác chủ chốt như Mỹ vẫn chưa đồng ý. Lý do chính là lo ngại rằng việc này có thể leo thang xung đột và dẫn đến những hậu quả khó lường, bao gồm cả nguy cơ Thế chiến thứ III.
Tuy nhiên, quan điểm này đang dần thay đổi. Một số nước châu Âu, trong đó có Tổng thư kí sắp mãn nhiệm của NATO Jens Stoltenberg, đã tuyên bố ủng hộ Ukraine sử dụng các loại vũ khí này. Quyết định cuối cùng vẫn nằm trong tay từng quốc gia, và Mỹ đang xem xét việc đó. Trong cuộc gặp với Tổng thống Biden, vấn đề quyền sử dụng vũ khí tầm xa chắc chắn sẽ là một trong những chủ đề thảo luận quan trọng.
Việc cho phép Ukraine sử dụng các loại tên lửa như ATACMS và Storm Shadow sẽ giúp nước này mở rộng khả năng tấn công vào các mục tiêu quân sự quan trọng của Nga. Đây có thể là yếu tố thay đổi cục diện cuộc chiến, đặc biệt là trong bối cảnh Nga đang đẩy mạnh các cuộc tấn công vào khu vực miền Đông và Nam Ukraine.
Thứ ba, tiếp cận hàng tỷ USD viện trợ quân sự: Vấn đề cốt lõi cuối cùng trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Ukraine là việc gia hạn và tăng cường viện trợ quân sự từ Mỹ. Chính quyền Biden đã yêu cầu Quốc hội Mỹ gia hạn thời hạn sử dụng Quyền rút vốn của tổng thống (PDA), nhằm cho phép tiếp tục cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine trong năm 2025.
Từ khi cuộc chiến bắt đầu, Ukraine đã nhận được hàng tỷ USD viện trợ từ Mỹ, bao gồm cả vũ khí, thiết bị quân sự và hỗ trợ tài chính. Số tiền này đã giúp Ukraine chống chọi lại các cuộc tấn công của Nga, và giờ đây, nước này cần thêm viện trợ để duy trì năng lực chiến đấu trong bối cảnh cuộc xung đột tiếp tục kéo dài.
Việc gia hạn PDA sẽ cho phép Ukraine tiếp tục nhận khoảng 6 tỷ USD viện trợ quân sự, bao gồm các hệ thống tên lửa, vũ khí chống tăng, xe bọc thép và nhiều loại vũ khí khác. Tuy nhiên, Quốc hội Mỹ vẫn đang tranh luận về việc liệu có nên tiếp tục viện trợ ở mức cao như hiện tại hay không. Những quyết định sắp tới sẽ có tác động lớn đến khả năng chiến đấu của Ukraine.
Tóm lại, chuyến thăm của Tổng thống Zelensky tới Mỹ không chỉ là một sự kiện ngoại giao quan trọng, mà còn đánh dấu những bước ngoặt tiềm năng trong cuộc chiến giữa Ukraine và Nga. Các cuộc thảo luận về "Kế hoạch chiến thắng", quyền sử dụng vũ khí tầm xa, và việc tiếp cận viện trợ quân sự sẽ là những điểm nhấn chính.
Tranh cãi xung quanh những UAV 'lạ' trên bầu trời nước Mỹ Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin cho biết việc sử dụng đồng thời các hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mà nước này sẽ sản xuất hàng loạt có sức mạnh tương đương vũ khí hạt nhân. Báo Polictico ngày 17/12 dẫn lời của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin cho biết trong tương lai gần, Moskva sẽ sản...