Ukraine nói không có ‘kế hoạch B’ thay thế nguồn viện trợ của Mỹ
Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cho biết Kiev không có giải pháp thay thế nào ngoài việc đảm bảo nguồn viện trợ quân sự đang bị đình trệ của Washington cho cuộc chiến chống lại Nga.
Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba. Ảnh: Pravda
“Chúng tôi không có kế hoạch B. Chúng tôi tin tưởng vào kế hoạch A. Ukraine sẽ luôn chiến đấu bằng những nguồn lực được viện trợ. Và những gì được trao cho Ukraine không phải từ thiện. Đó là một khoản đầu tư để bảo vệ NATO và sự thịnh vượng của người dân Mỹ”, ông Kuleba nói với kênh CNN trong cuộc phỏng vấn hôm 3/1.
Quan chức ngoại giao hàng đầu của Ukraine tin tưởng Quốc hội Mỹ sẽ chấp thuận yêu cầu viện trợ của nước này. Ông cũng lưu ý nếu Nga chiếm ưu thế trong cuộc xung đột đã kéo dài hơn 22 tháng này, các nhà lãnh đạo khác sẽ đứng về phía Moskva. Khi đó, việc đảm bảo an ninh ở khu vực này và ngăn chặn kịch bản đó sẽ đòi hỏi Mỹ phải trả giá cao hơn rất nhiều.
Video đang HOT
Tổng thống Mỹ Joe Biden đang hối thúc Quốc hội phê duyệt khoản viện trợ trị giá 61 tỷ USD cho Ukraine. Tuy nhiên, phe Cộng hòa tại Quốc hội Mỹ tới nay chưa thông qua đề xuất vì cho rằng chính quyền ông Biden đang ưu tiên hỗ trợ cho Ukraine hơn là giải quyết các vấn đề trong nước như an ninh tại khu vực biên giới.
Các nghị sĩ Cộng hòa đang đàm phán với phe Dân chủ và Nhà Trắng về thỏa thuận nhằm thắt chặt chính sách của những địa phương dọc theo biên giới Mỹ – Mexico để ngăn dòng người nhập cư, đổi lấy việc thông qua thêm viện trợ cho Ukraine và Israel.
Hôm 3/1, Thượng nghị sĩ độc lập Mỹ Kyrsten Sinema tại bang Arizona, một trong những bang giáp biên giới Mexico, cho biết các nhà đàm phán tại Thượng viện đang tiến gần đến một thỏa thuận an ninh biên giới lưỡng đảng mà Quốc hội có thể kết hợp với viện trợ khẩn cấp mới cho Ukraine và Israel.
Vào tháng trước, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đến thăm Washington để thuyết phục Quốc hội đồng ý với gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD.
Song một quan chức cấp cao của Nhà Trắng nói với tờ New York Times rằng ngay cả khi Quốc hội Mỹ bỏ chặn viện trợ cho Ukraine, sự ủng hộ ngày càng giảm của các đảng viên Cộng hòa đối với Ukraine và vị thế “ngày càng bấp bênh” của nước này chứng tỏ Kiev vẫn cần của một nguồn tài trợ thay thế.
G7 thảo luận về việc thiết lập lá chắn phòng không cho Ukraine
Theo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Đức, các quốc gia G7 (Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Đức, Italy và Nhật Bản) có ý định hợp tác để tạo ra một lá chắn phòng không cho Ukraine.
Ukraine đang có nhu cầu cao về phòng không trong xung đột với Nga. Ảnh: WSJ
Theo báo Pravda châu Âu (Ukraine), cuộc xung đột ở Ukraine vẫn sẽ vẫn đứng đầu trong chương trình nghị sự của các ngoại trưởng G7 tại cuộc họp của họ ở Tokyo (Nhật Bản) từ ngày 7 - 8/11.
Nguồn tin trên dẫn lời Bộ Ngoại giao Đức Annalena Baerbock nêu rõ: "Ukraine vẫn đứng đầu trong chương trình nghị sự của G7. Có rất nhiều mối đe dọa đối với chúng tôi ở châu Âu, cũng như đối với toàn bộ G7: Nếu chúng tôi giảm sự hỗ trợ cho Ukraine, Nga sẽ khai thác điều này và dẫn đến hậu quả nghiêm trọng đối với Ukraine cũng như châu Âu, trong khi các đối thủ cạnh tranh ở những khu vực khác trên thế giới cũng sẽ rút ra kết luận sai lầm".
Bà Baerbock lưu ý thêm: "Đó là lý do tại sao điều quan trọng là chúng tôi, với tư cách là G7, phải kiên quyết cam kết hỗ trợ Ukraine toàn diện. Đó cũng là nguyên nhân, chẳng hạn, chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác để xây dựng lá chắn phòng không cho Ukraine".
Hội nghị cấp ngoại trưởng nhóm G7 lần này nhằm thống nhất lập trường chung về cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Trung Đông, bất chấp những khác biệt rõ ràng giữa họ. Nhật Bản cũng muốn nhấn mạnh rằng sự hỗ trợ của G7 dành cho Ukraine sẽ không bị tổn hại ngay cả khi phần lớn sự chú ý của thế giới chuyển sang cuộc xung đột Israel - Hamas. Nhà ngoại giao hàng đầu của Ukraine Dmitry Kuleba sẽ tham gia thảo luận tại hội nghị.
Trước đó, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba nhấn mạnh chi phí mua một tên lửa phòng không rẻ hơn vài lần so với việc sửa chữa thiệt hại do cơ sở hạ tầng năng lượng bị trúng đạn nên việc đầu tư ngay vào phòng không sẽ hợp lý hơn.
Phòng không được cho là một trong những chủ đề chính của cuộc họp theo khuôn khổ Ramstein vào tháng 10, và kể từ đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đã nêu vấn đề tăng cường phòng không trong các cuộc thảo luận với nhiều nhà lãnh đạo ở các những nước đối tác.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết thiết bị phòng không sẽ là một phần quan trọng trong gói viện trợ mùa Đông cho Ukraine. Lô viện trợ quân sự mới nhất của Đức cho Ukraine bao gồm một hệ thống phòng không khác là IRIS-T.
Ngoại trưởng Ukraine công du châu Âu để đàm phán viện trợ quân sự Ngày 28/8, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba đã bắt đầu chuyến thăm chính thức CH Séc, trước khi tới Pháp và Tây Ban Nha, để đàm phán về việc cung cấp thêm vũ khí cho Kiev. Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba. Ảnh: AFP/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại Đông Âu, trong thông báo, Bộ Ngoại giao Ukraine cho biết chuyến công du châu...