Ukraine nêu điều kiện để tiếp tục trung chuyển khí đốt Nga sang châu Âu
Ukraine nêu ra điều kiện mà họ có thể cân nhắc sẽ tiếp tục trung chuyển khí đốt Nga sang châu Âu vào năm sau.
Một đường ống khí đốt của tập đoàn Nga Gazprom (Ảnh: Reuters).
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết hôm 19/12 rằng Ukraine có thể cân nhắc tiếp tục trung chuyển khí đốt Nga sang châu Âu với điều kiện Moscow không nhận tiề.n thanh toán cho mặt hàng này tới khi chiến sự kết thúc.
Trước đó, Ukraine đã tuyên bố sẽ không gia hạn hợp đồng trung chuyển khí đốt Nga qua Ukraine đến châu Âu, dự kiến sẽ hết hạn vào cuối năm nay. Slovakia, một trong những nước nhận khí đốt, đang nỗ lực để kéo dài thỏa thuận này.
“Chúng tôi sẽ không gia hạn việc trung chuyển khí đốt Nga. Chúng tôi sẽ không cho phép Nga kiếm thêm hàng tỷ USD”, ông Zelensky phát biểu trong một cuộc họp báo tại hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu ở Brussels.
Tuy nhiên, ông bổ sung: “Nếu quốc gia nào sẵn sàng nhận khí đốt trung chuyển qua lãnh thổ Ukraine mà không trả tiề.n cho Nga cho đến khi chiến sự kết thúc, thì đó là một khả năng có thể xem xét (tiếp tục trung chuyển khí đốt). Chúng tôi có thể suy nghĩ về điều này”.
Ủy ban châu Âu đã tuyên bố rằng họ sẵn sàng đối phó với việc hợp đồng trung chuyển nói trên hết hạn, và tất cả các quốc gia nhận khí đốt Nga qua Ukraine hiện đều có các nguồn cung cấp năng lượng thay thế.
Ông Zelensky cũng ch.ỉ tríc.h Thủ tướng Slovakia Robert Fico, người đã cảnh báo về tác động kinh tế mà Slovakia có thể phải đối mặt nếu mất nguồn khí đốt giá rẻ từ Nga.
Video đang HOT
“Nói thật, trong thời chiến, thật đáng xấu hổ khi nói về tiề.n bạc, vì chúng tôi đang mất đi những người dân”, ông Zelensky nói.
Ông Zelensky cũng cho biết ông đã nói với ông Fico rằng Ukraine sẵn sàng trung chuyển khí đốt của các nước khác qua cơ sở hạ tầng của mình để đến châu Âu, nhưng cần có sự đảm bảo rằng đây không phải là khí đốt Nga bị đổi tên.
“Chúng tôi cần biết rằng chúng tôi chỉ trung chuyển khí đốt nếu nó không đến từ Nga”, ông Zelensky nhấn mạnh.
Trong khi đó, trong buổi họp báo thường niên cuối năm, Tổng thống Nga Vladimir Putin xác nhận hợp đồng trung chuyển khí đốt Nga qua Ukraine sẽ không được gia hạn, nhưng tập đoàn năng lượng Nga Gazprom sẽ chống chịu được với điều này.
Trước đó, một chuyên gia năng lượng cho biết, Nga có thể thiệt hại hàng tỷ USD vì Ukraine khóa van trung chuyển.
“Ukraine cuối cùng cũng đã quyết định cắt đứt sự phụ thuộc vào Nga bằng cách khóa van. Gazprom sẽ mất gần 7 tỷ USD doanh thu từ động thái này, ngoài khoản lỗ 7 tỷ USD của năm ngoái, một đòn giáng mạnh đối với Moscow”, James Hill, giám đốc điều hành của MCF Energy (Canada), nói với Newsweek.
Tuy nhiên, việc thỏa thuận trung chuyển khí đốt có thời hạn 5 năm được ký kết vào năm 2019 giữa công ty nhà nước Naftogaz của Ukraine và công ty Gazprom của Nga chấm dứt cũng có thể khiến Kiev mất đi một nguồn doanh thu quan trọng và làm tăng thêm sự bất ổn cho nguồn cung năng lượng của châu Âu vào mùa đông năm nay.
Lượng khí đốt hiện tại chảy qua Ukraine chỉ cung cấp chưa đến 5% nguồn cung của châu Âu, nhưng việc không có thỏa thuận trung chuyển khí đốt Nga cũng khiến Ukraine mất 800 triệu USD mỗi năm tiề.n phí trung gian, theo Bloomberg.
Các nước châu Âu tiếp tục mua khí đốt của Nga
Hiện tại, khí đốt Nga vẫn được bán với khối lượng lớn cho Slovakia, Hungary và Cộng hòa Séc vốn là các quốc gia không có hợp đồng mua bán trực tiếp.
Một cơ sở dự trữ khí đốt ở Zsana, Hungary. Ảnh: THX/TTXVN
Theo Reuters, thông tin từ các công ty và dữ liệu công bố cho thấy, bất chấp việc dòng khí đốt từ Nga đến Áo đã ngừng lại hôm 16/11, các khách hàng khác tại châu Âu đã nhanh chóng mua lại những lượng khí chưa được bán.
Trước khi xảy ra xung đột tại Ukraine, Nga từng là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất cho châu Âu. Tuy nhiên, Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực cắt giảm phụ thuộc năng lượng Nga, khiến Nga mất đi phần lớn khách hàng trên lục địa này.
Hiện tại, khí đốt Nga vẫn được bán với khối lượng lớn cho Slovakia, Hungary và Cộng hòa Séc vốn là các quốc gia không có hợp đồng mua bán trực tiếp. Các khối lượng nhỏ hơn tiếp tục được cung cấp cho Italy và Serbia.
Theo hãng tin AP, Gazprom, tập đoàn năng lượng quốc doanh của Nga, đã ngừng cung cấp khí đốt cho OMV, công ty năng lượng lớn nhất của Áo hôm 16/11, sau khi công ty này đ.e dọ.a thu giữ một phần khí đốt của Gazprom để bù đắp cho phán quyết trọng tài mà OMV đã thắng trong một tranh chấp hợp đồng.
Tuy nhiên, Gazprom khẳng định lượng cung khí đốt hàng ngày tới châu Âu qua Ukraine, tuyến trung chuyển chính của khí đốt Nga tới EU, vẫn duy trì ở mức 42,4 triệu m3/ngày, tương đương khối lượng thông thường.
Trước khi nguồn cung bị cắt, Áo nhận 17 triệu m3 mỗi ngày. Hiện tại, các khối lượng này đã được bán cho các khách hàng khác tại châu Âu.
Công ty nhà nước Slovakia SPP cho biết họ vẫn đang nhận khí đốt từ Nga và cho rằng nhiều công ty khác đã mua thêm vì có nhiều lợi ích.
Một nguồn tin am hiểu về cung ứng khí đốt Nga tại châu Âu cho biết, khí đốt Nga hiện vẫn rẻ hơn so với nhiều nguồn khác, do đó khối lượng dành cho Áo đã nhanh chóng được bán lại. Tuy nhiên, nguồn tin từ chối tiết lộ tên các công ty đã mua số khí này. Phía Áo khẳng định nước này có đủ lượng dự trữ khí đốt để bù đắp thiếu hụt và có thể nhập khẩu từ Đức hoặc Italy khi cần.
Thị trường khí đốt châu Âu nhạy cảm trước các diễn biến địa chính trị và vấn đề cung ứng, đặc biệt khi hợp đồng trung chuyển khí đốt qua Ukraine dự kiến kết thúc vào cuối năm nay. Thời tiết lạnh hơn ở châu Âu đang làm gia tăng nhu cầu sưởi ấm, dẫn đến việc rút khí đốt từ các kho dự trữ sớm hơn so với năm ngoái.
Ông Aldo Spanjer, chiến lược gia cao cấp về hàng hóa tại BNP Paribas, nhận định nếu các quốc gia lo ngại về lượng khí đốt dự trữ vào mùa đông do khó khăn về nguồn cung và thời tiết thì có thể tính tới nhu cầu mua khối lượng lớn (khí đốt tự nhiên hóa lỏng) vào mùa hè.
Giá khí đốt giao tháng tới tại trung tâm TTF Hà Lan, chuẩn giá khí châu Âu, đã đóng cửa ở mức 45,72 euro mỗi megawatt/giờ vào hôm 15/11, mức cao nhất trong gần một năm.
Trước đây, Nga cung cấp tới 35% khí đốt cho châu Âu. Nhưng kể từ khi xung đột tại Ukraine bùng nổ năm 2022, Gazprom đã mất thị phần vào tay Na Uy, Mỹ và Qatar.
Dòng khí đốt còn lại của Gazprom tới châu Âu dự báo sẽ không kéo dài bởi đường ống từ thời Liên Xô qua Ukraine sẽ ngừng hoạt động khi hợp đồng trung chuyển hết hạn vào cuối năm nay. Ukraine đã tuyên bố không muốn gia hạn thỏa thuận này.
Đường ống Yamal-Europe qua Belarus đã đóng cửa sau một tranh cãi, trong khi Nga cáo buộc Mỹ và Anh gây ra các vụ nổ dưới biển Baltic khiến tuyến đường ống Nord Stream bị gián đoạn. Washington và London đã phủ nhận phá hủy các tuyến đường ống này. Theo tờ Wall Street Journal, các quan chức Ukraine có thể đứng sau vụ tấ.n côn.g này, nhưng Ukraine cũng bác bỏ cáo buộc.
Nếu Ukraine đóng cửa tuyến trung chuyển khí đốt, các nguồn cung lớn của Nga sẽ chỉ tập trung vào Slovakia và Hungary, nơi nhận phần lớn khí đốt qua đường ống chủ yếu chạy qua Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo dữ liệu tổng hợp, Nga đã vận chuyển khoảng 15 tỷ m3 khí đốt qua Ukraine vào năm 2023, chiếm khoảng 8% lượng khí đốt lúc cao điểm của Nga đến châu Âu qua nhiều tuyến đường khác nhau trong năm 2018 và 2019.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, vào năm 2023, tuyến đường trung chuyển Ukraine đã đáp ứng 65% nhu cầu khí đốt ở Áo và các nước láng giềng phía Đông là Hungary và Slovakia.
Tại sao châu Âu vẫn cần khí đốt của Nga? Bất chấp hơn hai năm rưỡi xung đột Nga - Ukraine, hàng loạt lệnh trừng phạt và nhiều lần EU và các nước châu Âu khẳng định sẽ hoàn toàn ủng hộ Kiev trong cuộc đối đầu với Moskva, khí đốt của Nga vẫn tiếp tục chảy vào châu Âu. Trạm nén khí đốt ở Morelmaison, miền Đông Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN Theo trang...