Ukraine muốn dùng lại lính đào ngũ do thiếu quân nghiêm trọng
Trong bối cảnh thiếu hụt nghiêm trọng lực lượng, một số đơn vị quân đội Ukraine đã bắt đầu tạo cơ hội thứ hai cho những binh sĩ từng đào ngũ.
Theo dữ liệu từ văn phòng công tố, gần 95.000 vụ án hình sự đã được mở từ năm 2022 đối với những binh sĩ “ vắng mặt không phép” (AWOL) và tội nghiêm trọng hơn là đào ngũ trong khi chiến đấu.
Số lượng các vụ việc này gia tăng mạnh theo từng năm trong suốt cuộc chiến, với gần 2/3 tổng số xảy ra trong năm 2024. Sự sụt giảm lực lượng, với hàng chục nghìn binh sĩ thiệt mạng hoặc bị thương, đang tạo ra áp lực lớn mà Ukraine khó có thể chịu đựng.
Hiện tại, một số đơn vị quân đội đang cố gắng bổ sung quân số bằng cách tiếp nhận những binh sĩ từng đào ngũ. Lữ đoàn số 47 của Ukraine, một trong những đơn vị tinh nhuệ, đã đăng thông báo trên mạng xã hội vào tháng trước, mời gọi những người lính đã bỏ trốn quay lại phục vụ.
Bài đăng nhấn mạnh mục tiêu tạo cơ hội cho những binh sĩ bỏ trốn này. Lữ đoàn cho biết chỉ trong hai ngày đầu, hơn một trăm đơn đăng ký đã được nhận. Trưởng phòng tuyển quân của Lữ đoàn 47, Viacheslav Smirnov, cho biết họ đã nhận được lượng đơn đăng ký lớn đến mức “không thể xử lý kịp”.
Một người lính Ukraine với khẩu súng trường Kalashnikov trên tay. Ảnh: Reuters
Hai đơn vị quân đội cho biết họ chỉ tiếp nhận những người lính đào ngũ khỏi các căn cứ, không phải từ chiến trường. Việc đào ngũ khỏi căn cứ được xem là tội nhẹ hơn trong quân đội Ukraine. Một dự luật mới được ký thành luật đã phi hình sự hóa hành vi vắng mặt lần đầu, cho phép các binh sĩ trở lại phục vụ.
Theo Đại tá Oleksandr Hrynchuk, Phó Tư lệnh cảnh sát quân sự Ukraine, 6.000 quân nhân đào ngũ đã trở lại phục vụ trong tháng qua, bao gồm 3.000 người trong vòng 72 giờ kể từ khi luật được ký.
Mykhailo Perets, một sĩ quan của tiểu đoàn K-2 thuộc Lữ đoàn 54 của Ukraine, cho biết tiểu đoàn của ông đã tuyển hơn 30 binh sĩ đào ngũ từ các đơn vị khác. Lý do bỏ trốn của những người này rất đa dạng: một số gặp khó khăn trong việc thích ứng từ cuộc sống dân sự, trong khi những người khác phục vụ lâu dài trong các đơn vị không quân nhưng phải ra mặt trận do thiếu bộ binh.
Gil Barndollar, chuyên gia nghiên cứu tại Defense Priorities (Mỹ), cho rằng sự gia tăng tình trạng vắng mặt không phép là do kiệt sức. Các binh sĩ Ukraine trước đây đã chia sẻ rằng việc thiếu người thay thế cho những đồng đội đã hy sinh tạo ra áp lực không thể chịu đựng được, khiến họ kiệt sức cả về thể chất lẫn tinh thần.
Barndollar cũng nhấn mạnh rằng quân đội Ukraine chủ yếu bao gồm những người đàn ông trung niên, thường có sức khỏe kém, điều này khiến họ dễ kiệt sức và gặp vấn đề tâm lý nhanh hơn so với những người trẻ tuổi.
Trả lời về vấn đề nhân lực, Tổng thống Volodymyr Zelenskyy cho biết Ukraine thiếu vũ khí chứ không thiếu người, đồng thời phản đối việc giảm độ tuổi nhập ngũ từ 25 xuống 18 theo yêu cầu của Mỹ.
Trong một cuộc phỏng vấn với Sky News, ông Zelenskyy cho biết các đồng minh của Kiev chỉ có thể cung cấp thiết bị cho 1/4 trong số 10 lữ đoàn mới mà Ukraine thành lập trong năm qua.
Hàng ngàn binh sĩ Ukraine bỏ trốn giữa chiến sự căng thẳng?
Hàng ngàn binh sĩ Ukraine được cho là đã bỏ trốn giữa thời điểm quân đội gặp khó khăn trên chiến trường.
Trang Defense News ngày 29.11 dẫn lời các binh sĩ, luật sư và quan chức Ukraine cho biết hàng ngàn binh sĩ đã đào ngũ, bỏ trốn khỏi các vị trí chiến đấu ở tiền tuyến. Một số chỉ huy và binh sĩ cho biết ở một số nơi, toàn bộ đơn vị rời bỏ vị trí, bỏ lại phòng tuyến trước nguy cơ bị đối phương kiểm soát trong khi đồng đội gặp nguy hiểm.
Một số người xin nghỉ vì lý do y tế nhưng sau đó không quay trở lại. Một số xung đột với chỉ huy và không chấp hành mệnh lệnh, đôi khi ngay giữa lúc chiến đấu.
Một số người nói cảm thấy mệt mỏi vì cường độ chiến sự, bị ảnh hưởng tâm lý lẫn cảm xúc. Họ cảm thấy có lỗi vì không thể duy trì ý chí chiến đấu, giận dữ về việc điều hành và thất vọng về khả năng không thể giành chiến thắng.
Một sĩ quan của Lữ đoàn 72 của Ukraine cho hay lực lượng đã bị vắt kiệt sức lực và việc bỏ trốn của binh sĩ là một trong những lý do chính khiến Kyiv để mất thị trấn Vuhledar hồi tháng 10.
Binh sĩ Ukraine tập trận tại tỉnh Chernihiv hôm 22.11. ẢNH: REUTERS
Số liệu của Văn phòng Tổng công tố Ukraine cho thấy đã có hơn 100.000 binh sĩ bị buộc tội theo luật đào ngũ từ tháng 2.2022. Gần nửa số đó vắng mặt không xin phép trong năm qua, sau khi Ukraine mở chiến dịch huy động quân gây tranh cãi. Con số đó được đánh giá là rất lớn khi số binh sĩ Ukraine đang tham chiến trước đợt huy động quân ước tính là 300.000 người. Số binh sĩ bỏ trốn thực tế được cho là có thể nhiều hơn.
Việc đào ngũ đang lấy đi nhân lực cần thiết cho quân đội Ukraine và ảnh hưởng đến kế hoạch chiến đấu giữa thời điểm quan trọng, có thể gây bất lợi cho nước này trong các cuộc đàm phán ngừng bắn trong tương lai.
Quân nhân Ukraine chiến đấu tại Donetsk hôm 18.11. ẢNH: REUTERS
"Đây là vấn đề nghiêm trọng. Đây là năm thứ 3 của cuộc chiến và vấn đề này sẽ chỉ trầm trọng hơn mà thôi", nhà phân tích quân sự độc lập Oleksandr Kovalenko tại Kyiv nói.
Tình trạng binh sĩ bỏ trốn xảy ra giữa lúc Mỹ kêu gọi Ukraine hạ độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự từ 25 xuống 18 tuổi để có thể tuyển thêm quân. Hồi tháng 4, Ukraine đã thông qua luật để hạ độ tuổi đi lính từ 27 xuống 25 tuổi, giúp tăng thêm 50.000 binh sĩ.
Gần 20% lính Ukraine đào ngũ từ tiền tuyến?
Các quan chức Ukraine mới đây phản ứng rằng nước này cần vũ khí hơn là quân số, theo Reuters. "Chúng tôi đang trong tình huống cần thêm thiết bị để trang bị cho toàn bộ nhân lực đã được huy động. Và chúng tôi cho rằng ưu tiên là viện trợ quân sự được cung cấp nhanh hơn", người phát ngôn Bộ Ngoại giao ukraine Heorhii Tykhyi nói hôm 28.11.
Lý do quân đội Ukraine đối mặt với cuộc khủng hoảng đào ngũ Các yếu tố chính gồm: điều kiện chiến đấu khắc nghiệt sự kiệt quệ tinh thần, thời gian phục vụ không rõ ràng, thiếu vũ khí và trang thiết bị khiến hàng ngàn binh sĩ Ukraine bỏ vị trí, ảnh hưởng đến khả năng phòng thủ của Ukraine. Binh sĩ Ukraine tham gia buổi huấn luyện ở ngoại ô Kiev ngày 21/11/2023. Ảnh:...