Ukraine mở chiến dịch tấn công tổng lực tại thành phố Slavyansk
Quân đội Ukraine đã mở một chiến dịch đặc biệt mà phe biểu tình nói là cuộc tấn công quân sự toàn diện tại thành phố miền đông Slavyansk, làm gia tăng căng thẳng trong cuộc đối đầu với Nga, vốn đã đe dọa “hậu quả thảm khốc” nếu Kiev đẩy mạnh các chiến dịch.
Ukraine đã mở chiến dịch tại thành phố Slavyansk từ ngày 1/5 và sẽ tấn công Kramatorsk.
Theo hãng tin RT của Nga, chiến dịch đặc biệt chống lại các nhà hoạt động ủng hộ tự trị tại Slavyansk, một điểm nóng ở miền đông Ukraine, bắt đầu từ ngày 1/5. Thành phố giờ đây bị phong tỏa bởi quân đội Ukraine, với 20 trực thăng được sử dụng để trấn áp các lực lượng tự vệ.
Các tiếng sung và tiếng nổ đã được nghe thấy gần thành phố do lực lượng biểu tình làm chủ và một nữ phát ngôn viên của lực lượng này khẳng định các tay súng của họ đã bắn rơi một trực thăng quân sự Ukraine.
“Đây là một cuộc tấn công toàn diện”, phát ngôn viên trên cho biết.
Trực thăng đã được nhìn thấy bay thấp quanh thành phố Slavyansk, nơi vốn đã trở thành tâm điểm của các hoạt động chống chính phủ ở miền đông Ukraine những tuần gần đây.
Trực thăng quân đội Ukraine hạ cánh ở ngoại ô Slavyansk.
8 xe bọc thép và vài binh sĩ đã được nhìn thấy đóng đô tại một chốt kiểm soát ở ngay phía nam thành phố và cảnh báo mọi người không lại gần.
Bộ nội vụ Ukraine cho biết họ đã giành quyền kiểm soát 10 chốt kiểm soát tại Slavyansk.
Lực lượng phòng vệ Slavyansk nói với hãng tin Nga Ria Novosti rằng cho hay quân đội Ukraine đã tấn công vài địa điểm. Một người biểu tình đã thiệt mạng và một người khác bị thương trong cuộc tấn công vào thành phố, theo các lực lượng phòng vệ địa phương.
“Vụ tấn công nhắm vào vài chốt kiểm soát cùng lúc. Một số xe bọc thép và phương tiện chiến đấu trên không của quân đội Ukraine đã tới Slavyansk và các binh sĩ được thả xuống từ trực thăng và tấn công các chốt kiểm soát. Một số lực lượng được thả xuống quanh một nhà ga, nơi chúng tôi không có ai”, hãng tin Ria dẫn lời hát ngôn viên của các đơn vị phòng vệ Slavyansk.
Vào sáng sớm nay, còi báo động toàn thành phố – vốn được thiết kế để cảnh báo người dân địa phương về một cuộc tấn công quân sự của Ukraine – đã vang lên và những tiếng súng được nghe thấy. Ít phút sau đó, còi báo động tắt và mọi thứ trở nên yên tĩnh hơn.
Một phi công Ukraine đã bị thương trong chiến dịch.
Video đang HOT
Một nguồn tin cho biết quân đội Ukraine đã kiểm soát một trong những chốt kiểm soát ở ngoại ô Slavyansk, cũng như một đài truyền hình. Quân đội Ukraine đã đặt pháo quanh đài truyền hình này.
Khói đen dày đặc đã nhìn thấy ở các vùng ngoại ô thành phố, nơi đặt các chốt kiểm soát.
Trung tâm thành phố Slavyansk cơ bản vẫn yên tĩnh, nhưng chuông nhà thờ thành phố đã vang lên để cảnh báo người dân.
Vyacheslav Ponomaryov, Thị trưởng tự phong của thành phố Slavyansk, đã cảnh báo vài ngày nay rằng giới chức tại Kiev sẽ tấn công thành phố.
Trong chiến dịch được gọi là “khống khủng bố”, lực lượng Ukraine đã bao vây thành phố vài ngày qua để ngăn chặn những người biểu tình nhận tiếp viện.
2 trực thăng quân đội Ukraine bị bắn hạ
Hãng tin RT của Nga cho hay, 2 trực thăng Mi-24 đã bị bắn hạ tại Slavyansk, trong khi một trực thăng Mi-8 bị hư hỏng và buộc phải hạ cánh.
Lãnh đạo phòng vệ Slavyansk cũng cho biết các trực thăng quân đội Ukraine đã bị bắn hạ trong thành phố bằng tên lửa, nhưng chưa có thông tin về thiệt hại.
Bộ quốc phòng Ukraine xác nhận rằng 2 trực thăng Mi-24của quân đội đã bị bắn hạ trong cuộc tấn công vào khu vực ngoại ô ở Slavyansk, khiến 2 phi công thiệt mạng.
Bộ trưởng nội vụ Ukraine Arsen Avakov đã thông báo về cái chết của một trong số 2 phi công trên mạng xã hội Facebook, xác nhận thông tin của lực lượng biểu tình
Leo thang bạo lực
Đường dẫn tới thành phố Kramatorsk đã bị chặn.
Cuộc tấn công hôm qua đánh dấu một sự leo thang mạnh mẽ trong cuộc khủng hoảng tại Ukraine và diễn ra một ngày sau khi Tổng thống lâm thời Oleksandr Turchynov của Ukraine ban hành lệnh tòng quân bắt buộc giữa lúc Kiev lo ngại về sự xâm lược của Nga.
Ông Turchynov trước đó đã đặt các lực lượng vũ trang của chúng ta đã được đặt trong tình trạng báo động toàn diện.
Ông Turchynov thừa nhận rằng giới chức bất lực trong việc ngăn chặn tình trạng nổi dậy đang gia tăng ở miền đông, nơi những người biểu tình thân Nga đã kiểm soát hơn 12 thành phố và thị trấn.
Trong khi đó, một nhóm gồm 300 người biểu tình vào tối ngày 1/5 đã xông vào văn phòng công tố tại thành phố công nghiệp Donetsk, ném bom xăng và đá vào cảnh sát chống bạo động.
Báo chí Ukraine đưa tin rằng văn phòng công tố tại thành phố Horlivka và một đồn cảnh sát tại thành phố Krasnoarmiysk cũng bị đột nhập.
Các nguồn tin cho hay các lực lượng của Kiev cũng sẽ tấn công thành phố Kramatorsk cách đó 19 km.
Nga cảnh báo “hậu quả thảm khốc”
Bộ Ngoại giao Nga ngày 1/5 đã cảnh báo rằng bất kỳ nỗ lực của Kiev nhằm gia tăng hoạt động quân sự chống lại chính người dân của mình ở miền đông “có thể gây ra hậu quả thảm khốc”.
Chiến dịch quân sự ở Slavyansk cũng có thể gây nguy hiểm cho các nỗ lực nhằm giải phóng 30-50 con tin hiện đang bị bắt giữ tại Slavyansk, trong đó có 7 quan sát viên từ Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE).
Kiev đã cáo buộc lực lượng biểu tình ở Slavyansk muốn dùng các con tin làm lá chắn sống.
Đức đã kêu gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin can thiệp để giúp phóng thích các quan sát viên của OSCE. Ông Putin thì nói rằng Kiev trước tiên nên chấm dứt các chiến dịch quân sự ở miền đông.
An Bình
Tổng hợp
Theo Dantri
Obama: Syria phải có hành động cụ thể và không được câu giờ
Tổng thống Barack Obama tuyên bố Mỹ muốn nhìn thấy hành động cụ thể của Syria trong việc từ bỏ vũ khí hóa học và quân đội Mỹ sẽ tiếp tục hiện diện gần Syria cho tới khi mọi việc xong xuôi.
Tổng thống Mỹ Barack Obama trong cuộc họp nội các ở Nhà Trắng hôm 12/9/2013.
Trong bài diễn văn hàng tuần trên đài phát thanh ngày 14/9, Tổng thống Obama nói rằng ông sẵn sàng chìa tay nếu có một "kế hoạch nghiêm túc" trong việc Syria từ bỏ vũ khí hóa học.
Ông Obama cũng yêu cầu Tổng thống Syria Bashar al-Assad phải có "hành động cụ thể" để chứng tỏ thái độ nghiêm túc đối với kế hoạch này và cảnh báo sẽ luôn sẵn sàng hành động nếu các nỗ lực ngoại giao thất bại.
"Mỹ sẽ làm rõ để đảm bảo rằng kế hoạch do Nga khởi xướng không phải là thủ đoạn câu giờ... Mỹ và cộng đồng quốc tế sẽ luôn sẵn sàng hành động nếu các nỗ lực ngoại giao thất bại", ông nói trong bài phát biểu được phát đi sau khi hai Ngoại trưởng Nga, Mỹ đạt được thỏa thuận về khuôn khổ tiêu hủy kho vũ khí hóa học của Syria.
Theo thỏa thuận đạt được vào chiều qua ở Geneva, Thụy Sĩ, chính quyền của Tổng thống Assad phải giải giáp toàn bộ kho vũ khí hóa học vào giữa năm 2014 nếu không sẽ phải đối đầu với một cuộc tấn công quân sự.
Đánh giá về thỏa thuận này, nhà lãnh đạo Mỹ nói rằng việc các bên (ám chỉ Nga và Syria) chấp nhận giải pháp ngoại giao chủ yếu do sức ép từ đe dọa quân sự vô song của Mỹ. Ông Obama nói thêm rằng quân đội Mỹ sẽ duy trì hiện diện gần Syria cho tới khi quốc gia Trung Đông giải giáp hoàn toàn kho vũ khí giết người hàng loạt.
Trong thông báo đưa ra cùng ngày, Lầu Năm Góc cũng cho biết các lực lượng quân đội Mỹ vẫn ở vị trí sẵn sàng tấn công quân sự vào Syria, ít nhất trong thời điểm hiện tại.
"Chúng tôi không có bất kỳ sự điều chỉnh lực lượng nào tính đến thời điểm này. Sự răn đe đáng tin cậy bằng sức mạnh quân sự đóng vai trò then chốt trong việc dẫn dắt tiến triển về ngoại giao và điều quan trọng là chế độ Assad phải thực hiện các nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận khung", người phát ngôn Lầu Năm Góc George Little nói.
Thế giới ủng hộ thỏa thuận
Trong khi Mỹ phản ứng khá thận trọng với thỏa thuận vừa đạt được thì thế giới lại nhanh chóng bày tỏ sự ủng hộ.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon muốn được biết rõ thêm về thỏa thuận và hy vọng các bên sẽ giúp tìm giải pháp chính trị chấm dứt "sự đau khổ tột cùng" của người dân Syria.
Liên minh châu Âu (EU) cũng bày tỏ ủng hộ và đề nghị trợ giúp các bên nhanh chóng hoàn tất thỏa thuận. Theo người đứng đầu ngoại giao của EU, bà Catherine Ashton, một số quốc gia trong liên minh có khả năng kỹ thuật giúp đảm bảo và tháo gỡ những kho vũ khí hóa học ở Syria.
Thủ tướng Đức Angela Merkel nói rằng nhờ thỏa thuận mà thế giới có thêm cơ hội tìm kiếm giải pháp chính trị cho vấn đề vũ khí hóa học của Syria.
Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Laurent Fabius gọi kế hoạch này là "một bước tiến có ý nghĩa". Còn Ngoại trưởng Anh William Hague kêu gọi các bắt tay ngay vào việc thực thi.
Theo kế hoạch, Ngoại trưởng Anh và Pháp sẽ thảo luận chi tiết về việc thực thi thỏa thuận này với người đồng cấp Mỹ John Kerry tại Paris vào ngày mai (16/9).
Tuy nhiên, không phải tất cả các phản ứng đều tích cực.
Quân đội Syria Tự do, lực lượng đối lập chính ở Syria, tuyên bố không chấp nhận thỏa thuận của Nga và Mỹ vì kế hoạch này "làm ngơ với việc tàn sát" người dân Syria. Theo Tướng Selim Idriss của lực lượng này, Quân đội Syria tự do sẽ tiếp tục chiến đấu chống lại chế độ của Tổng thống Assad, dù có sự ủng hộ của bên ngoài hay không.
Trong khi đó, đồng minh thân cận của Syria là Iran lại nhìn thỏa thuận dưới một góc độ khác. Thứ trưởng ngoại giao Iran Hossein Amir-Abdollahian nói rằng nhờ thỏa thuận mà Mỹ và "một vài nước" không còn "cớ" để tấn công Syria.
Chỉ huy lực lượng tinh nhuệ Quds của Iran, Tướng Qassem Soleimani, thì khẳng định việc ủng hộ Syria và "mặt trận kháng chiến" (chống Israel) nằm trong lợi ích quốc gia của Iran.
Vũ Anh
Theo Dantri
Báo Mỹ: Syria di tản kho vũ khí hóa học Nhật báo Phố Wall ngày 12/9 đưa tin Syria đã phân tán kho vũ khí hóa học của mình tới 50 địa điểm, làm Mỹ khó có thể lần theo hết được các kho vũ khí này.Còn một lãnh đạo phe nổi dậy cáo buộc chính quyền Syria đã di chuyển chúng ra nước ngoài. Các chuyên gia của Liên hợp quốc kiểm...