Ukraine lên kế hoạch mua 1 tỷ m3 khí của Nga vào cuối năm
Ukraine sẽ mua 1 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên từ Nga vào cuối năm nay và sẽ trả tiền hàng tháng cho lượng khí đốt đó, Giám đốc điều hành Công ty Năng lượng Naftogaz Andriy Kobolyev cho biết hôm 24-11.
“Chúng tôi dự định mua 1 tỷ mét khối khí đốt của Nga từ nay đến cuối năm,” ông nói trong một hội nghị năng lượng ở thủ đô của Slovakia. Ông Kobolyev cũng nói rằng Ukraine sẽ có trách nhiệm thanh toán các khoản tiền mua khí đốt của Nga cần thiết trong mùa đông này.
Cuối tháng 10, Ukraine và Nga đã ký một thỏa thuận dưới sự bảo đảm trung gian của Liên minh châu Âu, nhằm cung cấp nguồn khí đốt trở lại phục vụ nhu cầu cần thiết trong những tháng mùa đông. Đó cũng được coi là một giải pháp tạm thời trước tranh chấp nhiên liệu lâu dài giữa Moscow và Kiev.
Ukraine lên kế hoạch mua 1 tỷ mét khối khí của Nga vào cuối năm
Tuy nhiên, tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga vẫn chưa nối lại nguồn cung khí đốt đến Kiev, do Kiev vẫn chưa thực hiện thanh toán trước theo điều kiện đã thống nhất trước đó.
Lượng khí đốt từ Ba Lan và Slovakia cung cấp đã giúp đáp ứng đủ nhu cầu cho Ukraine, mặc dù Hungary đã ngừng cung cấp ngược lại cho nước này từ tháng 9 -2014. Ông Kobolyev cho biết ông hy vọng Hungary sẽ tiếp tục giao hàng cho Kiev ngay trong tháng 12 tới. “Chúng tôi đang thảo luận với đối tác Hungary về vấn đề này”.
Tuy nhiên, ông Miklos Sesztak, Bộ trưởng Bộ Phát triển quốc gia Hungary đã làm vỡ tan những hy vọng của Kiev khi tuyên bố rằng quốc gia ông sẽ không thể cung cấp ngược lại cho Ukraine khi chưa đáp ứng đủ nhu cầu trong nước.
Theo trang web về khí đốt của châu Âu, lượng dự trữ khí đốt đủ cho nhu cầu mùa đông của Hungary ở mức 4,5 tỷ mét khối. “Chúng tôi đang làm đầy kho dự trữ khí đốt cho quốc gia, chính vì vậy chúng tôi khó có thể cung cấp ngược lại cho Ukraine”, ông Miklos Sesztak nói với các phóng viên bên lề hội nghị năng lượng.
Video đang HOT
Trước tình hình đó, ông Kobolyev đã ước lượng khí đốt mà Ukraine cần từ Nga cho mùa đông này có thể lên đến 5 tỷ mét khối khí. Nhu cầu khí đốt hàng năm của Ukraine khoảng 50 tỷ mét khối, trong đó khoảng một nửa được nhận từ Nga. Moscow có khả năng giao khoảng 5-10 tỷ mét khối từ tháng 1 đến tháng 6.
Ukraine có thể sản xuất được 25 tỷ mét khối khí mỗi năm và sản lượng đó thấp đi sau khi Nga sáp nhập Crimea, chính vì vậy Kiev cần 15 đến 20 tỷ mét khối khí từ các quốc gia khác.
Theo_An ninh thủ đô
Mỹ trừng phạt mạnh, Nga tuyên bố đáp trả
Vì cuộc khủng hoảng Ukraine, Mỹ đã tấn công ngân hàng lớn nhất của Nga, một nhà sản xuất vũ khí lớn và cùng hoạt động khai thác dầu từ phiến sét băng của 5 công ty lớn nhất Nga trong vòng trừng phát mới nhất được công bố ngày 12/9. Nga tuyên bố sẽ đáp trả.
Trụ sở ngân hàng Sberbankcủa Nga ở Mátxcơva.
Các lệnh trừng phạt mới của Mỹ được phối hợp với những bước đi tương tự của Liên minh châu Âu (EU) được đưa ra, mà theo phương Tây, là do Nga đã gây bất ổn tình hình miền đông Ukraine, khi hỗ trợ phe ly khai về nhân sự, vũ khí. Đây là vòng trừng phạt mới nhất do phương Tây áp đặt kể từ khi Nga cho sáp nhập Crimea, thuộc Ukraine vào nước này hồi tháng 3.
Lệnh trừng phạt mới của Mỹ nhắm tới các công ty gồm Sberbank, ngân hàng lớn nhất Nga theo tài sản, và Rostec, đế chế sản xuất mọi thứ từ súng Kalashnikovs tới xe hơi, bằng cách giới hạn khả năng tiếp cận thị trường vốn của Mỹ.
Mỹ cũng cấm các công ty Mỹ bán hàng hóa, dịch vụ cho 5 công ty năng lượng Nga để tiến hành các dự án khai thác dầu nước sâu ngoài khơi Bắc Cực và phiến sét. Các công ty Nga bị ảnh hưởng là Gazprom, Gazprom Neft, Lukoil, Surgutneftegas và Rosneft.
Mỹ cũng nhấn mạnh lệnh trừng phạt có thể được dỡ bỏ nếu Nga có những bước đi tích cực như rút toàn bộ lực lượng khỏi Ukraine, cáo buộc mà Nga luôn phủ nhận.
Tổng thống Nga Putin gọi các lệnh trừng phạt kinh tế mới là "kỳ lạ", khi ông đang ủng hộ cho các nỗ lực hòa bình ở Ukraine.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Nga cho biết sẽ phản ứng nhanh bằng các biện pháp trả đũa, chống lại một "bước đi thù địch" khác của phương Tây.
Đóng cửa một số dự án khai thác
Các biện pháp trừng phạt năng lượng được thiết kế không nhằm kiềm tỏa hoạt động sản xuất dầu thông thường của Nga hiện nay mà là cho tương lai, bằng cách khiến các công ty Nga không thể tiếp cận chuyên môn của các công ty như Exxon Mobil Corp và BP Plc.
Nga, cùng với Ả rập Xê-út và Mỹ, là một trong những nhà sản xuất dầu lửa hàng đầu thế giới và nhà cung cấp năng lượng chính cho châu Âu. Giống như những nhà sản xuất khác, Nga mong muốn chiết xuất dầu từ các giếng phiến sét băng giá và trầm tích sâu dưới biển.
Trừng phạt năng lượng mới của Mỹ mạnh hơn các trừng phạt trước đó hồi tháng 7, khi Bộ Thương mại Mỹ cấm các công ty trong nước sử dụng một số công nghệ để khai tác dầu ở các giếng phiến sét băng đá sâu dưới lòng biển.
"Nó được thiết kế để ngưng hiệu quả loại khai thác và sản xuất dầu này bằng cách không cho các công ty Nga tiếp cận hàng hóa, công nghệ và dịch vụ cần thiết cho hoạt động", một quan chức cấp cao của Mỹ giấu tên cho biết.
Tập đoàn Exxon, có trụ sở ở Texas, đã ký thỏa thuận 3,2 tỷ USD năm 2011 với công ty Nga Rosneft Oil Co nhằm phát triển ở Bắc Cực, trong khi BP sở hữu 18,5% cổ phần của Rosneft, tập đoàn dầu lửa do nhà nước Nga sở hữu.
Đầu năm nay BP đã ký một thỏa thuận khai thác dầu với Rosneft ở vùng Volga-Urals của Nga, nhằm tập trung vào việc khai thác phi truyền thống.
Các công ty lớn của Mỹ, gồm Exxon cho biết đang đánh giá lệnh trừng phạt và sẽ tuân thủ luật pháp Mỹ.
Bộ Tài chính Mỹ cũng cho biết lệnh trừng phạt gồm cả lệnh cấm đối với cá nhân, công ty Mỹ làm ăn với Rostec, một đế chế công nghệ và quân sự lớn của Nga, trong các giao dịch nợ kỳ hạn thanh toán trên 30 ngày.
Tài sản của 5 công ty công nghệ quốc phòng nhà nước bị phong tỏa, gồm OAO Dolgoprudny Research Production Enterprise, Mytishchinski Mashinostroitelny Zavod OAO, Kalinin Machine Plant JSC, Almaz-Antey GSKB, và JSC NIIP.
6 ngân hàng Nga cũng bị siết chặt giới hạn tài chính, trong đó có Sberbank, khi lệnh trừng phạt cấm các cá nhân, công ty Mỹ giải quyết các khoản nợ với kỳ hạn trên 30 ngày.
Bộ tài chính Mỹ cũng cấm cá nhân, công ty Mỹ giải quyết những khoản nợ mới, kỳ hạn hơn 90 ngày, do các công ty năng lượng Nga Gazprom Neft và Transnef vay.
Trung Anh
Tổng hợp
Theo dantri