Ukraine khiếu nại lên WTO về việc 3 nước Đông Âu cấm nhập khẩu lương thực
Ngày 18/9, Chính phủ Ukraine thông báo nước này đã đệ đơn khiếu nại lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) phản đối Ba Lan, Slovakia và Hungary ra lệnh cấm nhập khẩu lương thực từ Ukraine.
WTO cũng đã xác nhận thông tin trên.
Phó Thủ tướng thứ nhất Ukraine Yulia Svyrydenko phát biểu tại một hội nghị ở London, Anh ngày 22/6/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong thông báo đăng trên trang web chính phủ, Phó Thủ tướng thứ nhất Yulia Svyrydenko nêu rõ Ukraine nhận thấy những biện pháp hạn chế nêu trên vi phạm những nghĩa vụ quốc tế của các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU). Ukraine đệ đơn khiếu nại lên WTO vì tin rằng các nước đơn lẻ trong EU không thể cấm nhập khẩu hàng hóa của nước này. Theo bà Svyrydenko, phía Kiev hy vọng cả 3 nước Ba Lan, Slovakia và Hungary sẽ dỡ bỏ hạn chế để tránh phải đưa tranh chấp ra các tòa án.
Video đang HOT
Bà nêu rõ thay vì mất thời gian kiện tụng, Ukraine cần sự đoàn kết với các nước nêu trên và để bảo vệ lợi ích cho những người nông dân.
Ngày 15/9 vừa qua, Ba Lan, Slovakia và Hungary đã công bố các hạn chế riêng đối với việc nhập khẩu ngũ cốc từ Ukraine. Quyết định được đưa ra sau khi Ủy ban châu Âu (EC), cơ quan điều hành của EU, quyết định không gia hạn lệnh cấm nhập khẩu một số lương thực từ Ukraine vào 5 quốc gia thành viên EU ở Đông Âu, gồm 3 nước trên cùng với Romania và Bulgaria.
Bộ trưởng Nông nghiệp Tây Ban Nha Planas Puchades cho rằng các lệnh cấm kể trên “dường như là bất hợp pháp” trong khi người đồng cấp Pháp, ông Marc Fesneau cũng cho rằng các lệnh cấm làm gia tăng sự hoài nghi về tình đoàn kết trong EU. Cùng ngày 18/9, Thủ tướng Romania Marcel Ciolacu cho biết sẽ xem xét gia hạn lệnh cấm đối với ngũ cốc Ukraine trong vòng 30 ngày nếu đơn đề nghị nhập khẩu tăng lên. Theo ông Ciolacu, Bucharest chưa nhận được các đề nghị nhập khẩu ngũ cốc từ Ukraine kể từ khi EC quyết định không gia hạn lệnh cấm và cũng không muốn lặp lại tình cảnh như hồi đầu năm nay gây ảnh hưởng đến người nông dân nước này. Quốc hội Bulgaria tuần trước cũng đã bỏ phiếu dỡ bỏ lệnh cấm đối với ngũ cốc Ukraine.
Nông dân thu hoạch lúa mì trên cánh đồng ở vùng Kharkiv, Ukraine. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong năm 2022, khoảng 60% ngũ cốc Ukraine đã được trung chuyển qua 5 quốc gia Đông Âu nêu trên theo “hàng lang đoàn kết”, thay thế cho tuyến trung chuyển qua Biển Đen gặp nhiều trở ngại kể từ khi cuộc xung đột ở Ukraine nổ ra từ cuối tháng 2/2022.
Mỹ nâng thuế nhập khẩu với một số hàng hóa Nga lên 35%
Theo một tuyên bố từ Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 27/6 đã nâng thuế nhập khẩu lên 35% đối với một số mặt hàng từ Nga, sau khi Mỹ đình chỉ quy chế thương mại "Tối huệ quốc" với Nga liên quan tới tình hình Ukraine.
Cảng hàng hóa Los Angeles, bang California, Mỹ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Tuyên bố trên cho biết mức thuế 35% sẽ được áp dụng với một số mặt hàng cụ thể của Liên bang Nga chưa bị cấm nhập khẩu vào Mỹ. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có bản phụ lục liệt kê các mặt hàng phải chịu mức thuế cao hơn này.
Trước đó, hồi tháng Tư, Tổng thống Mỹ Biden đã ký ban hành luật chấm dứt quan hệ thương mại bình thường với Nga trong bối cảnh xung đột tại Ukraine vẫn tiếp diễn. Việc ký ban hành luật đã mở đường cho Mỹ tăng thuế nhập khẩu.
Động thái trên được đưa ra sau khi Mỹ, Nhật Bản và các nước khác trong Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã nhất trí thực hiện các bước để tiến tới tước quy chế "tối huệ quốc" của Nga. Trước đây, với quy chế này, Nga được hưởng mức thuế thấp, cũng như các lợi ích khác khi là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới.
Bên cạnh đó, chính quyền của Tổng thống Biden đã cấm nhập khẩu các mặt hàng dầu khí và năng lượng, cá, hải sản, đồ uống có cồn và kim cương của Nga.
Theo Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ, Nga là đối tác thương mại lớn thứ 26 của nước này, với kim ngạch thương mại hai chiều 28 tỷ USD vào năm 2019.
Ukraine lên kế hoạch kiện 3 nước EU về các lệnh cấm nhập khẩu nông sản Ngày 18/9, Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine Mykola Solsky cho biết nước này đang lên kế hoạch kiện Ba Lan, Hungary và Slovakia về lệnh cấm đối với nông sản Ukraine. Nông dân thu hoạch lúa mì trên cánh đồng gần Kivshovata, vùng Kiev, Ukraine ngày 18/7/2023. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, Đại diện thương mại Ukraine...