Campuchia kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu cá piranha
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, Tổng cục Thủy sản (FiA) thuộc Bộ Nông, Lâm, Ngư nghiệp Campuchia đã thông báo tịch thu và tiêu hủy loại cá piranha, còn gọi là cá hổ, một loài cá ăn thịt với hàm răng sắc như dao cạo, được cho là đã được buôn lậu vào quốc gia Đông Nam Á này.
Cá piranha tại Vườn thú Beauval ở Saint-Aignan-sur-Cher, Pháp. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Phó Tổng cục trưởng FiA Khov Kuong cho biết một số loại cá piranha, thường được gọi là cá chim ở Campuchia, là một loài động vật đặc biệt nguy hiểm. Ông Khov Kuong nêu rõ theo luật pháp, loại cá này bị cấm nhập khẩu, tuy nhiên một số nhà buôn đã tìm cách buôn lậu vào Campuchia bằng nhiều cách khác nhau.
Cá piranha thuộc nhóm cá nước ngọt trong chi Serrasalmus. Trong số 25 loài thuộc nhóm này, có 4 loài gây hại cho người và động vật. Những loài cá ăn thịt sống này thường cư trú thành đàn lớn và được tìm thấy ở rừng Amazon và các con sông khác ở Nam Mỹ.
Được biết đến với hàm răng lớn hình tam giác, đầu rộng và cơ má khỏe, cá piranha có thể cắn bất kỳ loài động vật nào đến gần môi trường sống của chúng.
Video đang HOT
Sự hung dữ và khả năng phát hiện mùi máu trong nước của chúng khiến chúng giống như cá mập. Với thân phẳng và bụng rộng, mỗi loài cá piranha có những đốm độc đáo và sở hữu từ 24 đến 31 chiếc răng sắc nhọn.
Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng lần thứ 9
Theo phóng viên TTXVN tại Campuchia, sáng 23/11, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM ) lần thứ 9 đã khai mạc tại thành phố Siem Reap, tỉnh Siem Reap, Vương quốc Campuchia.
Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Techo Hun Sen phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng lần thứ 9.
Tham dự hội nghị có Bộ trưởng Quốc phòng, lãnh đạo Bộ Quốc phòng các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Bộ trưởng Quốc phòng, đại diện Bộ trưởng Quốc phòng các nước đối tác gồm: Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Liên bang Nga và Mỹ. Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam do Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - làm trưởng đoàn tham dự hội nghị.
Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Techo Hun Sen đến tham dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng lần thứ 9.
Ngay trước khi khai mạc ADMM lần thứ 9, Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen đã có bài phát biểu dẫn đề. Thủ tướng Hun Sen nhấn mạnh trong bối cảnh môi trường kinh tế và an ninh toàn cầu ngày càng bất ổn, biến động, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau thông qua trao đổi dựa trên sự tôn trọng, hợp tác thực tế và nâng cao năng lực.
Thủ tướng Hun Sen cho rằng thế giới đang ở thời điểm quan trọng khi nhiều cuộc khủng hoảng phức tạp đang đặt ra mối đe doạ chưa từng có đối với nền tảng hòa bình, ổn định và tiến bộ của nhiều quốc gia trên thế giới. Để vượt qua, ASEAN đang nỗ lực duy trì văn hoá đối thoại và xây dựng lòng tin bằng cách cung cấp một nền tảng an toàn, cởi mở và mang tính xây dựng; thúc đẩy chủ nghĩa đa phương rộng mở, bao trùm và dựa trên luật lệ là mục tiêu cốt lõi của ASEAN. Trong nỗ lực này, ASEAN đã cam kết mạnh mẽ duy trì vai trò trung tâm và duy trì sự thống nhất.
Theo Thủ tướng Hun Sen, cần ít nhất 5 yếu tố để hiện thực hóa "nền an ninh hài hòa" trong khu vực. Thứ nhất, thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN. Thứ hai, thúc đẩy cấu trúc an ninh khu vực mở, bao trùm và dựa trên luật lệ. Thứ ba, tăng cường hợp tác an ninh và quốc phòng lấy người dân làm trung tâm và dựa trên sự tin cậy. Thứ tư, thúc đẩy an ninh toàn diện. Cuối cùng là thúc đẩy an ninh hợp tác.
Ngay sau bài phát biểu của Thủ tướng Hun Sen, ADMM lần thứ 9 khai mạc với phát biểu của Đại tướng Tea Banh - Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia, Chủ tịch ADMM .
Đại tướng Phan Văn Giang (giữa), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng lần thứ 9.
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia, Hội nghị ADMM là sự kiện quan trọng mà Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN và các nước đối tác gặp gỡ trực tiếp lần đầu tiên sau 3 năm kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Đây là cơ hội để trao đổi các vấn đề quan trọng liên quan khả năng hợp tác phục hồi sau COVID-19, cũng như các vấn đề liên quan hòa bình khu vực và quốc tế.
Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia nhấn mạnh vai trò của các cơ chế hợp tác đa phương, cùng với tôn trọng luật pháp quốc tế, kiềm chế, tìm giải pháp hòa bình là lựa chọn đúng đắn nhất để giải quyết bất kỳ nguy cơ nào. Kể khi ra đời, ADMM đã phát triển trở thành cơ chế hợp tác đa phương chính trong hợp tác quốc phòng, trong các cấu trúc khu vực về ASEAN là trung tâm, để thúc đẩy tiến trình hoà bình, ổn định, thịnh vượng trong khu vực dựa trên nguyên tắc ASEAN đồng thuận đoàn kết và trung tâm.
Toàn cảnh Hội nghị Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng lần thứ 9.
Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia nêu rõ: "Trên cương vị Chủ tịch của ADMM, ADMM và các Hội nghị có liên quan trong năm nay, Bộ Quốc phòng Campuchia cam kết mạnh mẽ đối với các nguyên tắc về hợp tác hoà bình, bình đẳng, vai trò trung tâm của ASEAN và nỗ lực tập thể đóng góp vào việc giải quyết tất cả thách thức tiềm tàng trong khu vực để đảm bảo hoà bình, sự hài hòa và đối tác toàn diện nhằm mục đích là thúc đẩy an ninh hài hoà và thịnh vượng ở khu vực".
Thái Lan đề cao mô hình Sinh học - Tuần hoàn - Xanh trong phát triển kinh tế khu vực Trong tháng này, ba quốc gia Đông Nam Á là Campuchia, Indonesia và Thái Lan lần lượt đăng cai tổ chức các hội nghị quốc tế lớn: Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 40, 41 và các hội nghị liên quan diễn ra tại thủ đô Phnom Penh (Campuchia) từ ngày 10 - 13/11; Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh...