Ukraine kêu gọi sự hỗ trợ quân sự và ngoại giao từ NATO
Ngoại trưởng các nước thành viên Liên minh châu Âu vẫn không ngừng đổ lỗi cho Nga.
Quan hệ căng thẳng giữa Nga và Ukraine tiếp tục bị đẩy lên cao khi hôm qua (29/8), Ukraine và các nước phương Tây tiếp tục cáo buộc binh sỹ Nga xâm nhập lãnh thổ Ukraine, bất chấp việc Nga nhiều lần phủ nhận. Phía Ukraine hôm qua còn lên tiếng đề nghị Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hỗ trợ bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước này.
Quân đội Ukraine (ảnh: RIA)
Trong một tuyên bố đưa ra hôm qua (29/8), Đại sứ Ukraine tại NATO ông Ihor Dolhov đã “đánh tiếng” đề nghị thêm sự hỗ trợ quân sự và ngoại giao từ phía NATO trong việc giải quyết căng thẳng với Nga: “Chúng tôi cần mọi sự hỗ trợ kể cả hỗ trợ về quân sự và ngoại giao nhằm mang lại hòa bình cho Ukraine.”
Trong khi đó, tại một cuộc họp không chính thức tại thành phố Milan, Italia, Ngoại trưởng các nước thành viên Liên minh châu Âu vẫn không ngừng đổ lỗi cho Nga, đồng thời kêu gọi Nga không làm gia tăng căng thẳng tại miền đông Ukraine.
Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier nói: “Tất cả chúng ta đều biết rằng: tình hình nguy hiểm tại Ukraine đang bước sang một giai đoạn mới. Tất cả chúng ta đều hy vọng là các cuộc đàm phán giữa Tổng thống Ukraine Poroshenko và Tổng thống nga Putin sẽ góp phần làm giảm tình hình tại miền Đông Ukraine hiện nay song thực tế lại hoàn toàn trái ngược. Điều cần làm hiện nay là Nga phải dừng các hoạt động làm ảnh hưởng đến lợi ích của Ukraine.”
Video đang HOT
Một số Ngoại trưởng Liên minh châu Âu còn kêu gọi hỗ trợ quân sự cho Ukraine, cũng như gia tăng thêm các biện pháp trừng phạt Nga.
Ngoại trưởng Litva Linas Linkevicius nói: “Theo tôi chúng ta nên cân nhắc thêm các biện pháp trừng phạt thêm đối với Nga cũng như tăng cường hỗ trợ quân sự cho Chính phủ Ukraine.”
Trước cáo buộc của Ukraine và các nước phương Tây, Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua một lần nữa tuyên bố: “Nga không muốn và không có kế hoạch can thiệp vào bất kỳ cuộc xung đột quy mô lớn nào. Chúng tôi không muốn làm điều đó. Tuy nhiên, chúng tôi sẵn sàng đáp trả bất cứ hành động gây hấn nào nhằm vào chúng tôi.”
Tổng thống Nga Putin cũng khẳng định để đạt được hòa bình, chính quyền Ukraine phải đàm phán với các đại diện của lực lượng đòi liên bang hóa ở miền Đông Ukraine. Người dân Ukraine cũng như người dân Nga “trên thực tế đều là một dân tộc”./.
Hồng Nhung
Theo_VOV
Mỹ muốn quốc tế hóa cuộc xung đột tại Iraq?
Ngày 13-8, các quan chức Mỹ và châu Âu cho biết, chính quyền Mỹ đang yêu cầu các quốc gia châu Âu cung cấp vũ khí và đạn dược cho lực lượng người Kurd (Kurd) ở miền bắc Iraq đang chiến đấu chống lại các tay súng thuộc Nhà nước Hồi giáo ở Iraq, một dấu hiệu cho thấy Mỹ đang mở rộng vai trò của quốc tế trong cuộc xung đột này.
Theo các quan chức Mỹ, trong các cuộc gọi điện đàm với nhiều lãnh đạo châu Âu, nước này đã yêu cầu các quốc gia châu Âu cung cấp vũ khí giúp các tay súng Peshmerga thuộc khu vực bán tự trị của người Kurd ở Iraq.
Cũng trong ngày 13-8, nhiều nước châu Âu đã công bố kế hoạch cung cấp vũ khí hoặc đạn dược cho Iraq, trong đó có Pháp. Theo văn phòng Tổng thống Francois Hollande, nước này sẽ cung cấp vũ khí "trong vài giờ tới" để đáp ứng yêu cầu của các nhà lãnh đạo người Kurd ở Iraq. Tuy nhiên, họ không cho biết sẽ cung cấp loại vũ khí nào.
Lực lượng tự vệ người Kurd
Một quan chức Mỹ viện dẫn kế hoạch của chính quyền Obama cho rằng Mỹ đang phối hợp nỗ lực với nhiều đồng minh trong đó có Anh, Pháp và Đức, để mua và cung cấp vũ khí, ban đầu là đạn cho các vũ khí không phải của Mỹ như súng tiểu liên AK-47 đang được người Kurd sử dụng rộng rãi.
Báo địa phương Hospodarske Noviny dẫn lời Ngoại trưởng Cộng hòa Séc Lubomir Zaoralek cho biết hôm 13-8, chính phủ nước này cũng đang tìm cách cung cấp vũ khí cho người Kurd, có thể là thông qua các công ty tư nhân.
Ngoài ra, một quan chức chính phủ Italia cho biết, việc thúc đẩy cung cấp viện trợ quân sự cho người Kurd "đến từ người Mỹ, nhưng cũng từ chính người Kurd. Nước Anh cũng đang thúc đẩy nỗ lực này". Ông cũng cho biết, chính phủ Italia cũng sẽ cân nhắc cung cấp vũ khí cho Iraq, tuy nhiên, viện trợ quân sự của Italia cần phải được quốc hội thông qua.
Các tay súng ISIS tại Iraq
Trong khi đó, một quan chức chính quyền Mỹ cho biết, nước này cũng đang đàm phán với các nước Ả-rập về việc cung cấp vũ khí cho người Kurd chống lại lực lượng Nhà nước Hồi giáo Iraq và Syria (ISIS) đang chiếm giữ nhiều thành phố ở miền bắc Iraq.
Trước đó, cuộc họp của các đại sứ Liên minh châu Âu diễn ra tại Brussels hôm 12-8 đã bật đèn xanh cho chính phủ các nước thành viên cung cấp vũ khí cho Iraq theo những điều kiện đã được đặt ra.
Theo các quan chức Mỹ, trong những ngày gần đây, Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) đã cung cấp nhiều chuyến vũ khí hạng nhẹ của Mỹ cho lực lượng người Kurd. Lầu Năm Góc cũng đang chuẩn bị tăng cường nỗ lực này.
Theo ANTD
Nga 'từ chối' mua xe tăng hạng nhẹ của Italia Quân đội Nga quyết định sẽ không trang bị loại xe tăng hạng nhẹ Centauro của Italia. Xe tăng hạng nhẹ Centauro của Italia. Bộ Quốc phòng Nga sẽ không trang bị cho quân đội của họ loại xe tăng bánh lốp Centauro do Italia sản xuất, Thứ trưởng Quốc phòng Yuri Borisov cho biết hôm 01/8. "Chúng tôi sẽ không mua loại...