Ukraine hứa tham gia chống IS, cố làm Mỹ vui lòng?
Ukraine dù đang ngập trong khó khăn, khủng hoảng nợ nần nhưng vẫn hứa sẽ cung ứng các yêu cầu cho liên quân chống IS tại Syria.
Tại cuộc họp báo với Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden diễn ra vào hôm qua 8/12 tại thủ đô Kiev, Tổng thống Petro Poroshenko khẳng định,Ukraine đã sẵn sàng cung ứng các yêu cầu cho liên quân chống khủng bố ở Syria.
“Tôi xin khẳng định với Phó Tổng thống Mỹ về sự sẵn sàng của Ukraine đối với các yêu cầu của liên quân chống khủng bố ở Syria”, ông Poroshenko nói, đồng thời khẳng định “Kiev đang và sẽ sát cánh với liên quân do Mỹ dẫn đầu”.
Người đứng đầu nhà nước Ukraine nói thêm rằng, Kiev nhận thức rất rõ hành vi của chủ nghĩa khủng bố, và rằng cơ quan an ninh Ukraine gần đây đã ngăn chặn hơn 200 âm mưu khủng bố tại Kiev, Zaporozhye, Odessa, Kharkiv, Lviv cũng như nhiều thành phố khác của nước này.
Ông Poroshenko tuyên bố, những nước ủng hộ khủng bố không có quyền tham gia cuộc chiến chống khủng bố. Theo lời ông, bằng cách đó họ đang cố gắng tìm kiếm sự tha thứ từ phía cộng đồng quốc tế và phủi tay về hành động đen tối của mình.
Tuyên bố trên của Tổng thống Poroshenko được đưa ra trong bối cảnh Mỹ đang để ngỏ khả năng hỗ trợ bổ sung trị giá khoảng 190 triệu USD cho Ukraine nhằm giúp Kiev tiến hành cải cách trong lĩnh vực tư pháp và thực thi pháp luật.
Video đang HOT
Ukraine dù đang ngập trong khó khăn, khủng hoảng nợ nần nhưng vẫn hứa sẽ cung ứng các yêu cầu cho liên quân chống IS tại Syria. Ảnh: AP
Mặc dù khẳng định mạnh mẽ như vậy nhưng các chuyên gia cho rằng đây chỉ là lời hứa suông của người đứng đầu chính quyền Kiev.
Thực tế thì nền kinh tế Ukraine đã suy kiệt vì chiến tranh và gần rơi vào cảnh vỡ nợ do tham nhũng cũng như quản lý kinh tế yếu kém trong thời gian dài.
Bản thân chính quyền Kiev đang ngập đầu trong nợ nần mà chưa tìm ra lối thoát. Khoản tiền 3 tỉ USD nợ Nga của nước này tưởng chừng sẽ có lối thoát thì mới đây, Mỹ đã chính tức từ chối bảo lãnh món nợ. Moskva đã phản ứng kiên quyết đồng thời tuyên bố sẽ kiện nếu như Kiev không chấp hành đúng thỏa thuận.
“Nga không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc sẽ đệ đơn kiện Ukraine nếu họ không thực hiện đầy đủ trách nhiệm thanh toán trước ngày 20/12,” hãng thông tấn Nga RIA trích dẫn tuyên bố của Bộ Tài chính Nga.
Không chỉ bị thiệt hại về tài chính, chính quyền Ukraine hiện nay cũng đang gặp khó khăn khi không thể tự mình đối phó nổi với tình hình bạo loạn trong nước.
Tổng thống Petro Poroshenko đang tỏ ra bất lực trong việc tìm hướng giải quyết cuộc chiến tại miền đông Ukraine với phe ly khai cũng như những bất đồng trên chính trường hiện nay dẫn tới nạn bạo động trên đường phố, thậm chí thỏa thuận Minsk-2 về lập lại hòa bình giữa 2 miền cũng đang đứng trước nguy cơ bị sụp đổ.
Các chuyên gia cho rằng, việc bản thân Ukraine không thể tự mình giải quyết ổn thỏa tình hình trong nước thì những tuyên bố hứa hẹn hợp tác với liên minh do Mỹ đứng đầu chống khủng bố cũng chỉ là lời hứa có cánh nhằm nịnh đầm Washington. Chắc chắn NATO và các nước đồng minh cũng không thể hi vọng gì vào sự giúp sức của Kiev trong cuộc chiến kéo dài tại Syria.
Hồng Sơn (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Mỹ đề nghị Thổ Nhĩ Kì chuyên tâm hơn vào đánh IS
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter vừa lên tiếng khẳng định rằng, chiến dịch chống khủng bố của Thổ Nhĩ Kì không thực sự hướng đến Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) và Washington muốn Ankara phải có nhiều hành động tích cực hơn, cả trên không lẫn trên mặt đất.
"Ngay từ khi nhậm chức, tôi đã hối thúc Thổ Nhĩ Kì phải làm nhiều hơn. Hiện chiến dịch của Thổ Nhĩ Kì không thực sự hướng đến IS mà là nhằm vào lực lượng PKK. Tôi hiểu rằng, họ muốn tấn công PKK do đây là nhóm phiến quân trên lãnh thổ của họ, tuy nhiên, Washington vẫn muốn Ankara phải có nhiều động thái chống lại IS", ông Carter cho biết và nhấn mạnh rằng, địa thế đặc biệt của Thổ Nhĩ Kì, ngay sát với Iraq và Syria, khiến cho nước này trở thành một lợi thế cực lớn cho liên quân do Mỹ dẫn đầu.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khẳng định rằng, Thổ Nhĩ Kì cần phải kiểm soát biên giới với Syria chặt chẽ hơn nhằm tránh để IS có cơ hội phát triển. Đây vốn là điều Ankara làm chưa tốt và cần phải củng cố lại bằng cả biện pháp trên không lẫn trên bộ.
Vào hồi giữa tháng 11, Thổ Nhĩ Kì đã đóng cửa biên giới tiếp giáp với miền bắc Syria, khu vực thường có giao tranh giữa IS với lực lượng chiến binh người Kurd. Động thái trên đến sau khi Ankara cam kết sẽ hành động nhiều hơn nhằm chống lại IS.
Kể từ khi mở đầu chiến dịch chống IS, Thổ Nhĩ Kì đã bị cáo buộc là đang tấn công cả nhóm người Kurd ở Syria và Iraq đang giao tranh với IS. Ankara cho rằng, nhóm người Kurd ở Syria đã liên kết với người Kurd ở Thổ Nhĩ Kì để chống lại chính phủ.
Lực lượng người Kurd đang rất tích cực trong các cuộc chiến chống IS ở Iraq, cụ thể vào hồi tháng 11, họ đã chiếm lại được thành phố Sinjar miền bắc Iraq, vốn bị IS kiểm soát hơn một năm qua.
Theo_An ninh thủ đô
Chính phủ Đức thông qua kế hoạch tham chiến chống IS Hôm nay (1/12), Chính phủ Đức thông qua kế hoạch về hỗ trợ quân sự cho liên minh quốc tế trong cuộc chiến chống nhóm khủng bố IS tại Syria. Theo kế hoạch này, Đức sẽ triển khai máy bay do thám Tornado, máy bay tiếp nhiên liệu, một tàu khu trục nhỏ và khoảng 1.200 binh sĩ để vận hành các máy...