Ukraine: Điểm nóng đối đầu tàn khốc Nga-Mỹ
Bốn bên đã có thỏa thuận 6 điểm về vấn đề Ukraine, nhưng trên thực tế, các bên vẫn mạnh ai nấy làm…
Thỏa thuận 6 điểm mơ hồ….
Nguồn tin từ RT cho biết, ngày 17/4/2014, các bên liên quan tới khủng hoảng Ukraine bao gồm EU, Mỹ, Nga, chính phủ tạm quyền Ukraine đã có một đàm phán bốn bên tại Geneva. Hội nghị kết thúc với một thỏa thuận gồm 6 điểm cụ thể nhằm “giảm căng thẳng và đảm bảo an ninh cho tất cả các công dân”.
Theo đó, các bên cần kiềm chế các hành động bạo lực, đe dọa và khiêu khích. Các nhóm vũ trang không chính quy phải giải giáp và rời khỏi các tòa nhà bị chiếm đóng trái phép. Đáp lại, một lệnh ân xá được đảm bảo cho những người biểu tình tự nguyện chấp hành, trừ các tội phạm nghiêm trọng.
Hội nghị cũng thống nhất phái bộ giám sát đặc biệt của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) cần đóng vai trò đi đầu trong việc Kiev và các địa phương thực thi nhóm biện pháp giảm căng thẳng, thậm chí là cử quan sát viên nếu cần.
Ngoài ra, quy trình cải tổ hiến pháp của Ukraine cần toàn diện, minh bạch và có trách nhiệm, bao gồm tổ chức đối thoại dân tộc rộng rãi và giải thích rõ ràng ở tất cả các vùng miền.
Cuối cùng, các bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ổn định nền kinh tế, tài chính của Ukraine, sẵn sàng thảo luận các biện pháp hỗ trợ bổ sung trong khuôn khổ thực hiện các bước trên.
Kết quả của cuộc đàm phán này được đánh giá là bất ngờ, khi trước khi vào phòng nghị sự, Ngoại trưởng của các bên liên quan không ngớt lời chỉ trích lẫn nhau, và những gì diễn ra trên thực địa cũng không đảm bảo sẽ có một kết quả khả quan cho đàm phán
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon cho biết ông rất phấn khởi với việc bốn bên đạt được thỏa thuận trên và hy vọng các bên “có thái độ nghiêm túc trong việc thực thi thỏa thuận”.
Mỹ-Nga ráo riết hành động đối đầu…
Đó là những gì được ghi nhận trong phòng nghị sự tại Geneva, nhưng khi vừa bước ra khỏi cửa phòng, dường như các bên đã để quên chính nội dung thỏa thuận trên bàn đàm phán, bởi mọi động thái sau đó trên miền đông Ukraine vẫn không có gì thay đổi.
Kiev thể hiện sự tinh quái của mình theo kiểu “vừa đấm vừa xoa” lực lượng biểu tình ở miền đông. Khi một trong 6 điểm thỏa thuận, chính quyền Kiev phải có trách nhiệm giải quyết vấn đề đất nước thông qua đàm phán, tích cực hòa giải xung đột sắc tộc và mâu thuẫn lợi ích giữa các miền.
Xe bọc thép của một nhóm vũ trang chưa rõ thuộc lực lượng nào trấn giữ bên ngoài một tòa nhà chính quyền ở thành phố Slavyansk ngày 16/4
Và đáp lại, Kiev đã thực thi những hành động đúng theo đàm phán. Như việc cam kết sẽ tăng cường quyền hiến pháp đối với tiếng Nga. Thủ tướng tạm quyền Ukraine Arseny Yatsenyuk cũng khẳng định hiến pháp sẽ trao thêm quyền cho các địa phương đang đòi tự trị, đặc biệt về quyền sử dụng tiếng Nga là ngôn ngữ chính thức.
Nhưng song song với những màn xoa dịu này, những đòn đánh mạnh mẽ vẫn được Kiev triển khai một cách cương quyết. Quyền Ngoại trưởng Ukraine Andriy Deshchytsya cho biết Kiev chưa có ý định rút quân khỏi miền Đông-Nam. Trong khi chính phủ Ukraine cũng đã cảnh báo sẽ có “những hành động cụ thể hơn” vào tuần tới nếu những người ly khai thân Nga không chấm dứt hành động chiếm đóng các cơ quan công quyền.
Việc gia tăng quyền lợi để xoa dịu, giải quyết vấn đề một cách triệt để là ở tương lai xa, khi để làm được điều này, Quốc hội, Chính phủ Ukraine sẽ phải họp lên họp xuống, bàn định kĩ càng. Và không có gì đảm bảo quyền lợi của người biểu tình được thực hiện. Nhưng ở ngay trước mắt, nếu họ không tự rút lui sẽ phải đối mặt với hành động đàn áp quyết liệt.
Còn về phía Nga, họ cũng không phải tay vừa khi tiếp tục điều động quân đội đến sát biên giới Ukraine. “Chúng tôi triển khai binh sĩ ở các khu vực khác nhau và có những binh sĩ ở gần biên giới Ukraine. Một số đóng quân ở đó còn những đơn vị khác được tăng viện đến do tình hình ở Ukraine” – người phát ngôn Điện Kremlin, Dmitry Peskov cho biết.
Video đang HOT
————————–
>> Quay lưng với Nga, Ukraine đang trả giá đắt?
>> Ngoại trưởng Nga, Ukraine lần đầu “mặt đối mặt” chất vấn
————————–
Có thể nói, hành động này của Nga thực tế đang nhắc nhở cho Kiev thấy rằng những gì họ đã hứa thì nên đảm bảo, bởi vẫn còn đó mối lo can thiệp quân sự để bảo vệ cộng đồng nói tiếng Nga mà Moscow sẵn sàng sử dụng. Như Tổng thống Putin phát biểu ngày 18/4: “Về vấn đề đông Ukraine, chúng tôi hi vọng không phải dùng đến quyền triển khai quân sự của mình”.
Những tuyên bố của Điện Kremlin mang đậm “phong cách Putin”: luôn để thế giới nhìn nhận Nga ở thế bị động, mọi hành động của Nga đều do những thế lực khác dồn Nga phải làm như vậy. Nhắc lại vấn đề Crimea, ngay từ những ngày đầu căng thẳng, Nga luôn tuyên bố không có kế hoạch sáp nhập Crimea, nhưng kết quả, Nga vẫn có bán đảo xinh đẹp này.
Về phía Mỹ, EU, những phương pháp trừng phạt Nga vẫn được tiếp diễn. Vừa cánh cửa phòng nghị sự khép lại với những chữ ký còn chưa ráo mực trên thỏa thuận 6 điểm, Washington ngay lập tức kêu gọi tiếp tục siết chặt các biện pháp trừng phạt Nga.
Thủ tướng Anh David Cameron: Anh sẽ cùng Mỹ trừng phạt Nga
Thủ tướng Anh David Cameron và Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có cuộc điện đàm, trong đó ông Cameron cam kết chi thêm 1 triệu bảng Anh cho sứ mệnh giám sát tại Ukraine, đồng thời nhất trí phối hợp với Tổng thống Mỹ để xem xét tiếp tục tăng cường các biện pháp trừng phạt Nga.
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ngày 17/4 cho biết đang triển khai một đơn vị phản ứng nhanh của hải quân tới Biển Baltic, nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của các đồng minh tại Đông Âu trước cuộc khủng hoảng đang leo thang ở Ukraine.
Lực lượng này gồm 4 tàu phá ngư lôi và 1 tàu cứu hộ sẽ sớm được triển khai tới vùng Biển Baltic và duy trì tại đây để phục vụ các mục đích đã được tính đến trong tương lai. Các tàu trên của Na Uy, Hà Lan, Bỉ và Estonia.
Và thêm một lần nữa, Nga chứng minh rằng mình đang bị NATO đe dọa, dồn đến đường cùng, và buộc phải tự bảo vệ mình trước các lệnh trừng phạt đang treo lơ lửng trên đầu. Và biện pháp đơn giản nhưng đầy hiệu quả, Nga tăng cường mối quan hệ với Trung Quốc.
Theo Tân Hoa xã, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin khẳng định nước này đang tìm cách thiết lập mối quan hệ kinh tế mật thiết hơn với Trung Quốc, trong bối cảnh Mỹ và các đồng minh phương Tây đang siết chặt các biện pháp trừng phạt Nga do vấn đề Ukraine.
Ukraine đang đứng giữa sự đối đầu Đông – Tây của thế kỷ 21, và một cục diện như của Chiến tranh lạnh thế kỷ 20 đang dần hình thành. Điều gì là tốt nhất cho Ukraine lúc này?
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã từng nói: “Ukraine chỉ có thể mạnh khi trở thành cây cầu nối giữa Đông và Tây”. Nhưng để xây dựng được cây cầu ấy, từ chính phủ cho đến nhân dân Ukraine cần có một sự đoàn kết, và trên hết, những người lãnh đạo đất nước phải nghĩ đến lợi ích dân tộc thay vì nghĩ đến quyền lợi bản thân hay một nhóm lợi ích nào đó.
Theo Báo Đất Việt
Chính biến Ukraine: Nga đang xuống nước hay mở đường?
Cuộc đàm phán đã chính thức bắt đầu. Song song với những vấn đề nghị sự trên bàn đàm phán, các bên liên tiếp có những động thái tương tác với nhau.
Nóng từ ngày đàm phán đầu tiên
Ngày 17/4/2014, lần đầu tiên bốn bên liên quan tới vấn đề Ukraine đã ngồi lại với nhau tại Geneva (Thụy Sĩ) nhằm tìm ra một phương pháp hiệu quả nhất để giải quyết dứt điểm tình trạng khủng hoảng ngày càng tồi tệ ở đất nước Đông Âu này.
Tham gia cuộc đàm phán là Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, Ngọi trưởng Andriy Deshchytsya, và Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Liên minh châu Âu, Catherine Ashton.
Dù hôm 16/4, Ngoại trưởng Đức đã lên tiếng nhận định, cuộc đàm phán này "không được phép thất bại" nhưng bản thân những bên liên quan, khi đặt chân vào phòng nghị sự, tất cả đều tin rằng sẽ không có nhiều hi vọng về một thỏa thuận chung đạt được thông qua đàm phán lần này.
Ngay khi vừa đến Thụy Sĩ, Ngoại trưởng tạm quyền Ukraine, ông Deshchytsya đã kêu gọi Nga ngừng ngay việc ủng hộ "lực lượng khủng bố" tại miền đông nước này. (Theo cách gọi của Kiev dành cho những người biểu tình thân Nga chống chính quyền trung ương).
Từ trái sang, đại diện của Ukraine, EU, Nga, Mỹ tại đàm phán bốn bên
Vị Ngoại trưởng này còn lớn lối đưa ra hàng loạt các yêu cầu mà có nằm mơ Nga cũng không bao giờ chấp nhận như kêu gọi Nga xác nhận khu vực Crimea là lãnh thổ không thể tách rời của Ukraine. Trong khi Nga vừa nhọc công nhọc sức mới đưa được Crimea trở về với mình.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Nga chỉ trích Chính quyền Mỹ ủng hộ cuộc chiến do Chính quyền lâm thời ở Ukraine phát động nhằm vào chính người dân nước này, một tín hiệu cho thấy sẽ không có sự nhượng bộ từ phía Nga trong cuộc đàm phán bốn bên.
Trước đó, Tổng thống Nga Vladimia Putin cảnh báo chiến dịch quân sự mà Chính quyền mới ở Ukraine vừa phát động ở miền Đông trên danh nghĩa "chống khủng bố" đang đẩy nước này đến bờ vực nội chiến.
Ngoài ra, Ngoại trưởng Nga cũng đã nhắc khéo về vấn đề an ninh năng lượng của EU trước bối cảnh Kiev không trả nợ và Nga sẵn sàng hủy hợp đồng xuất khẩu khí đốt với quốc gia này.
Ngay từ ngày đầu tiên hội đàm, với những quan điểm còn đầy mâu thuẫn như vậy, nếu không có các bước tiến đáng kể bên ngoài phòng nghị sự, thì Hội nghị Geneva về Ukraine này, theo ngôn ngữ ngoại giao chỉ có thể "mang tính xây dựng", hoặc nói trắng ra là thất bại.
Ukraine đang yêu cầu những điều Nga không thể chấp nhận
Sẽ có người phải xuống nước
Song song với những gì bày ra trên bàn đàm phán, phía bên ngoài, cụ thể là tại Ukraine, hàng loạt động thái giữa các bên cho thấy bắt đầu có những sự chuyển biến mang tính tích cực và thân thiện hơn.
Chủ tịch Quốc hội Ukraine Oleksandr Turchynov hôm 17/4 cho biết quốc hội nước này đang thảo luận Bản ghi nhớ về việc giải quyết hòa bình tại các tỉnh miền Đông và các nghị sĩ mong muốn thông qua một cách nhanh chóng nhất, thậm chí là trong ngày.
Ông Turchinov thông báo: "Chúng tôi đã thảo luận với nghị sĩ của tất cả các Đảng và đề nghị đưa ra khuôn khổ cho những nỗ lực xử lý hòa bình tại Donetsk. Chúng tôi ủng hộ việc sử dụng tất cả khả năng để giải quyết hòa bình vấn đề, và chúng tôi ủng hộ tất cả các công dân, dù họ sống ở Donetsk hay Lvov. Chúng tôi lắng nghe ý kiến của người biểu tình."
Động tác này của Ukraine như minh chứng rõ nét nhất cho việc trước đó, Kiev đã từng tuyên bố sẽ xem xét vấn đề thay đổi hiến pháp về thể chế liên bang và trao thêm quyền cho miền đông.
Như vậy, yêu cầu của Nga mang đến cuộc đàm phán đã được Ukraine phần nào xuống nước để đón nhận sự mở lòng hơn từ phía đối phương.
Trong khi đó, EU cũng có lời hồi đáp đến lá thư của Tổng thống Putin gửi 18 nước châu Âu về vấn đề năng lượng. Trong lời đáp có nội dung, EU sẵn sàng hợp tác với Nga để giải quyết khủng hoảng Ukraine, đảm bảo an ninh năng lượng cho toàn khu vực.
Quân đội Ukraine triển khai đến miền đông
Và để minh chứng cho việc châu Âu đã có lòng, Nga đành có dạ, Moscow trong ngày 17/4 cũng tuyên bố sẵn sàng gia hạn trả nợ cho Ukraine. Phát biểu trong buổi trả lời trực tuyến được phát trên truyền hình, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Moskva sẵn sàng cho Ukraine 1 tháng để thanh toán nợ khí đốt sau đó sẽ tiến tới yêu cầu thanh toán trước.
Ông Putin nói: "Chúng tôi có thể làm điều đó (đòi nợ) trong hôm nay, song sẽ chờ thêm 1 tháng nữa."
Như vậy, ông chủ điện Kremlin đã mở cho Ukraine một cơ hội, và cũng nhằm mở đường cho các giải pháp về vấn đề tài chính mà Ngoại trưởng của ông đang phải đối mặt với ba bên còn lại tại Geneva.
Muối bỏ bể
Tuy nhiên, để Geneva có bước tiến quan trọng, các bên còn cần nhiều hơn nữa sự kìm chế và giảm bớt những mưu cầu lợi ích của mình.
Bởi vấn đề tài chính có thể được dễ dàng giải quyết, nhưng những cái đầu nóng của người lãnh đạo mới khiến cục diện khó suy chuyển. Tại miền đông, súng vẫn nổ và chiến dịch chống khủng bố của Kiev vẫn được tiến hành đều đặn, bất chấp những nỗ lực đàm phán của các Ngoại trưởng.
Quân đội Ukraine triển khai đến miền đông
Trong khi đó, Nghị viện châu Âu (EP) vẫn buông lời hối thúc Liên minh châu Âu (EU) tăng cường và siết chặt các biện pháp trừng phạt Nga.
Tại một nghị quyết không mang tính ràng buộc, các thành viên EP khẳng định EU cần hành động "chống lại các công ty Nga và chi nhánh của những công ty này, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng, và các tài sản của Nga tại EU."
Mỹ cũng tuyên bố sẽ tăng cường siết chặt những hình thức trừng phạt kinh tế đối thủ Nga. Trong khi đó, Tổng thống Putin kêu gọi các quốc gia phương Tây ngừng kích động bạo lực tại Ukraine và thẳng thắn chỉ trích Mỹ đang làm rối loạn tình hình nước này.
Có thể nói, đã có những sự xuống nước nhất định, mở ra nhiều cơ hội tốt đẹp cho đàm phán bốn bên. Tuy nhiên, những động thái này có thể chỉ như "muối bỏ bể" với những gì đang diễn ra tại miền đông Ukraine.
Theo Báo Đất Việt
Căng thẳng Đông-Tây về Ukraine: Không ai được lợi Căng thẳng Đông-Tây về vấn đề Ukraine tiếp tục có những diễn biến phức tạp, nhất là tình hình ở miền Đông nước này. Trong bối cảnh căng thẳng kể từ sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea cũng như diễn biến phức tạp hiện nay ở miền Đông Ukraine, cuộc khủng hoảng Ukraine thể hiện mối quan hệ ràng buộc và...