Ukraine đào sẵn hơn 600 ngôi mộ
Thành phố Dnipro của Ukraine mới chỉ có 13 ca nhiễm nhưng chính quyền địa phương đào hơn 600 ngôi mộ để… cảnh tỉnh người dân về sự nguy hiểm của dịch bệnh.
Thị trưởng thành phố Dnipro, Borys Filatov, cho hay chính quyền địa phương đã chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất khi đào hơn 600 ngôi mộ trong nghĩa trang để cảnh báo người dân về việc thực hiện biện pháp cách biệt cộng đồng.
“Chúng tôi đang chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất. Không phải 400 mà là 600 ngôi mộ đã được đào trong các nghĩa trang của thành phố để chôn cất thi thể”, ông Filatov chia sẻ.
Những ngôi mộ được đào sẵn.
Người phát ngôn của thành phố Dnipro, Yulia Vitvitska, xác nhận với AFP, thành phố đã đào 615 ngôi mộ và chuẩn bị 2.000 túi đựng thi thể. Thị trưởng Filatov cho biết thêm, các nhân viên y tế cũng bị cấm thực hiện khám nghiệm tử thi nào nhiễm Covid-19.
Ukraine ghi nhận 1.892 ca nhiễm và 57 ca tử vong. Điều đáng nói thành phố Dnipro mới ghi nhận 13 ca nhiễm, chưa có ca tử vong nào liên quan đến Covid-19.
Video đang HOT
Những bức ảnh của hàng trăm ngôi mộ mới đào giữa nghĩa trang rộng lớn được đăng tải trên mạng nhằm “cảnh tỉnh” người dân địa phương về việc phải thực hiện các biện pháp cách biệt cộng đồng.
Hình ảnh đăng tải trên trang web của thành phố nhằm cảnh báo người dân thực hiện biện pháp cách biệt cộng đồng.
Tuy nhiên biện pháp này đang gây nhiều tranh cãi. Một số cáo buộc cho rằng, điều này chỉ khiến người dân hoang mang. “Điều đó chỉ làm tăng sự hoảng loạn”, Ivan Krasikov, một người dân nói.
Số khác nói rằng đây là cách thức đủ mạnh để răn đe nhằm nâng cao tâm lý cẩn thận cho người dân. “Tôi nghĩ rằng thị trưởng có thể đã đúng về mặt tâm lý học. Ông ấy khiến người dân tưởng tượng họ sẽ được gói trong các túi nhựa ra sao, được đặt vào ngôi mộ thế nào. Một cảnh báo như thế này rất quan trọng, giúp người dân nhận thức được vấn đề nghiêm túc hơn”, Yan Valetov cho biết.
Trong khi đó, thị trưởng Filatov nhấn mạnh: “Đây không phải là sự hoảng loạn, mà là hậu cần”.
Huyền Anh
Tuần dương hạm của Nga bị tàu tên lửa Ukraine 'truy sát' ở Biển Đen?
Ukraine vừa thông báo rằng, tàu tên lửa tấn công nhanh Priluki của Hải quân nước này mới đây đã ngăn chặn và khóa mục tiêu tàu tuần dương của Nga, buộc tàu này phải tháo chạy.
Ngày 21/3, truyền thông Ukraine cho biết, Hải quân Ukraine đã đạt được một "thắng lợi lớn" hôm 19/3. Theo báo cáo, tàu tên lửa tấn công nhanh Priluki của Hải quân Ukraine đã tiến hành xua đuổi tàu tuần dương của Nga khi con tàu này cố gắng tiếp cận lãnh hải Ukraine. Tàu Priluki đã chủ động sử dụng hệ thống radar khống chế hỏa lực để khóa mục tiêu tàu Nga, điều này buộc tàu Nga phải bỏ chạy. Phía Ukraine cho biết, với sự xuất hiện của tàu Priluki, Hải quân Ukraine đã tính toán đến trường hợp xảy ra một trận hải chiến, tuy nhiên tàu Nga đã nhanh chóng bị dọa sợ và chạy trốn.
Hình ảnh được cho là cuộc rượt đuổi của tàu Nga và tàu Ukraine trên Biển Đen. Nguồn: Sohu.
Thông báo của Hải quân Ukraine nêu rõ: "Trong quá trình thực hiện một số nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, tàu tên lửa của Hải quân Ukraine đã nhận được lệnh khẩn cấp và ngay lập tức chuyển hướng ngăn chặn hành động khiêu khích của tàu tuần dương Nga". Hiện Quân đội Nga chưa đưa ra báo cáo nào về vụ việc này, nhưng nhiều chuyên gia và truyền thông Nga đã phân tích vụ việc và đưa ra kết luận rằng, đây là tuyên bố sai sự thật của Hải quân Ukraine.
Avia-Pro dẫn thông tin từ ấn phẩm FAN cho biết: "Theo ghi nhận, không chỉ có đèn chiếu sáng của tàu tuần tra Nga, mà cả ánh sáng trên boong của nó cũng có thể được quan sát. Chính vì vậy cáo buộc của Ukraine cho rằng tàu Nga lén lút xâm nhập là sai sự thật. Trong khi đó, có vẻ tàu của Hải quân Ukraine không thả neo mà lợi dụng bóng tối để tìm cách khiêu khích, hòng vượt qua các tàu chiến Nga để tới giàn khoan dầu. Tuy nhiên, tàu chiến Ukraine đã gặp phải sự kháng cự và buộc phải rút lui".
Tàu chiến của Hạm đội Biển Đen Nga. Nguồn: Sohu.
Chuyên viên quan sát của Hãng thông tấn Tin tức Liên bang đã phân tích bối cảnh vụ việc và đi đến kết luận rằng con tàu của Ukraine đã tự mình thực hiện các hành động khiêu khích.
"Sự hiện diện của tàu chiến Nga trong vùng biển quốc tế không liên quan đến bất kỳ hành vi xâm phạm nào. Tại sao tàu tuần dương Nga lại chủ động chạy trốn khi đối mặt với tàu tên lửa của Ukraine? Nếu có bất kỳ hành động khiêu khích nào, tàu tuần dương của Nga sẽ cố gắng chiến đấu trên vùng biển quốc tế và Hạm đội Biển Đen của Nga có thể dễ dàng phá hủy tất cả các tàu hiện có của Hải quân Ukraine, bao gồm cả tàu tên lửa lần này", chuyên gia Nga Ilyushin nói.
Tuyên bố sai sự thật của Ukraine nhằm thu hút sự chú ý của "những người yêu nước Ukraine", và đây cũng là tuyên bố mang tính chất "mị dân" khi cho rằng, một tàu tên lửa của Hải quân Ukraine có thể dễ dàng thách thức tàu tuần dương Nga.
Priluki là tàu tên lửa duy nhất của Hải quân Ukraine nhưng đã mất tên lửa. Nguồn: Sohu.
Trên thực tế, tàu tên lửa Priluki (P153) không phải là một chiếc tàu hiện đại. Priluki (P153) là chiếc tàu duy nhất thuộc lớp tàu tên lửa cánh ngầm Đề án 206MR Vikhr (NATO định danh là lớp Matka) do Liên Xô đóng từ những năm 1970. Chiếc tàu này chỉ có lượng giãn nước toàn tải khoảng 250 tấn, dài chưa tới 40m và được trang bị 2 bệ phóng tên lửa hành trình P-15M Termit có tầm bắn khoảng 80km.
Với tên lửa "cổ lỗ" như P-15M (tốc độ bay thấp, hệ thống dẫn đường lỗi thời dễ bị gây nhiễu, kích thước thì lại quá lớn) thì rõ ràng Priluki (P153) không là đối thủ của các chiến hạm Nga hiện đại. Dẫu vậy, Priluki (P153) là thứ duy nhất của Hải quân Ukraine ít ra có thể tấn công tầm xa lên tới gần trăm km nhắm vào các tàu chiến Nga trong một cuộc xung đột tiềm tàng.
Tuy nhiên, sự thật càng gây "sốc" hơn đó là, dù mang tiếng là tàu tên lửa nhưng tàu P153 Priluki đã không còn đạn Termit để sử dụng trong một thời gian dài, và Hải quân Ukraine đã tiến hành cắt bỏ bệ phóng đưa con tàu trở thành tàu pháo tuần tra. Không có bất kỳ một yếu tố bất ngờ nào cho thấy Priluki có thể là cho tàu tuần dương của Nga phải bỏ chạy ở Biển Đen.
Đức Trí (lược dịch)
Sự tình Ukraine trao vũ khí hạt nhân cho Nga sau khi Liên Xô sụp đổ Phân chia trang thiết bị quân sự, đặc biệt là kho vũ khí hạt nhân khổng lồ, là một trong những vấn đề phức tạp nhất sau khi Liên Xô sụp đổ Vũ khí hạt nhân Theo Hiệp hội kiểm soát vũ khí Hoa Kỳ, quy mô kho vũ khí hạt nhân của Liên Xô vào cuối năm 1990, lên tới hơn 10.200...