Ukraine có Tân Thủ tướng: Maidan thay áo
Tân Thủ tướng Ukraine Vladimir Groysman được nhận định là không mang lại thay đổi gì cho chính quyền Ukraine.
Ngày 14/4, Quốc hội Ukraine đã phê chuẩn đơn xin từ chức của Thủ tướng Arseny Yatsenyuk và bổ nhiệm ông Vladimir Groysman giữ chức vụ này. Quốc hội Ukraine đã thông qua quyết định trên sau khi nhận được sự ủng hộ của 257 nghị sỹ trong quốc hội (vượt quá số phiếu cần thiết – 226). Sau đó, theo thủ tục, ông Groysman cũng đã từ chức Chủ tịch Quốc hội để tiếp quản chức vụ mới.
Phát biểu sau đó, ông Groysman hứa hẹn chính phủ do ông đứng đầu sẽ không khoan nhượng với tham nhũng và sẽ làm tất cả để ổn định tình hình trong nước.Tân Thủ tướng Ukraine khẳng định một trong những mối đe dọa chính của đất nước lúc này là những thủ đoạn chính trị mang tính chất mị dân.
Tân Thủ tướng Ukraine Vladimir Groysman sau khi được bầu. Ảnh: UNIAN
Cùng ngày, liên minh trong Quốc hội Ukraine đã được thành lập gồm hai chính đảng “Khối Poroshenko” (BPP) và “Mặt trận nhân dân” (NF) của cựu Thủ tướng Arseny Yatsenyuk. Theo Chủ tịch đảng BPP Yuria Lutsenk, liên minh này gồm 227 nghị sỹ.
Sau khi Chủ tịch Quốc hội Groysman được bổ làm thủ tướng, Quốc hội Ukraine đã bầu ông Andriy Parubiy, Chủ tịch Hạ viện thuộc phe Mặt trận nhân dân, Phó chủ tịch thứ nhất của Quốc hội, làm Chủ tịch Quốc hội.
Thủ tướng mới cũng sớm thất bại?
Việc ông Groysman trở thành Thủ tướng Ukraine sẽ gây thất vọng cho một số nhà cải cách vì họ cho rằng điều này sẽ củng cố quyền lực trong tay Tổng thống Poroshenko.
Ông Sergei Sobolev, một lãnh đạo Đảng Tổ quốc nói rằng, Chính phủ Ukraine đã không thực hiện các cam kết đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng và cũng không đề ra được những chính sách mới.
Thủ lĩnh đảng Cấp tiến Oleg Lyashko cũng chia sẻ quan điểm trên và cho rằng trừ việc thay đổi tên thủ tướng, chính phủ cũng không có gì hơn để cống hiến cho đất nước ngoài những thỏa thuận mới đạt được nơi hậu trường.
Ông Lyashko cho rằng: “Việc bổ nhiệm ông Groysman thay ông Yatsenyuk chỉ dẫn đến sự độc quyền của Tổng thống Poroshenko. Và đó hoàn toàn không phải là giải pháp cho đất nước, thậm chí còn làm sâu sắc hơn cuộc khủng hoảng mà người dân Ukraine đang phải gánh chịu”.
Video đang HOT
Tân Thủ tướng Ukraine Vladimir Groysman.
Có thể nói thất bại của ông Yatsenyuk chính là sự thất bại của “phong trào Maidan” nổ ra cách đây hơn 2 năm. Sau các cuộc biểu tình Maidan dẫn tới sự ra đi của nhà lãnh đạo khi đó là ông Viktor Yanukovych, chính phủ mới được thành lập trên cơ sở liên minh 5 chính đảng thân phương Tây, với hai nhân vật quyền lực là Tổng thống Petro Poroshenko và Thủ tướng Arseny Yatsenyuk.
Sau những màn tung hô ban đầu, các nhà lãnh đạo của “cuộc đảo chính Maidan” đã nhanh chóng quay sang đấu đá nhau. Bất đồng giữa các đối tác trong liên minh cầm quyền ngày càng lộ rõ khi mục tiêu xích lại gần phương Tây của Kiev hầu như không có tiến triển, bất chấp Ukraine đã cắt đứt quan hệ với “láng giềng” Nga.
Quan chức Nga bi quan
Bình luận về quyết định từ chức của Thủ tướng Ukraine Yatsenyuk, thư ký báo chí của Tổng thống Nga Putin, Dmitry Peskov nói rằng ông Yatsennyuk “đã không tạo ra bất kỳ một dấu ấn nào đóng góp vào việc bình thường hóa quan hệ hai nước” và “quan điểm của chính trị gia này này cũng chẳng có đóng góp gì nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng tại vùng Donbas, Ukraine”.
Việc ông Yatsenyuk từ chức sẽ chẳng tạo ra sự thay đổi nào thực sự đáng kể trong mối quan hệ Nga-Ukraine, tuy nhiên về khía cạnh tâm lý nó có thể mang một ý nghĩa nhất định, có thể sẽ “ít bị kích động hơn. Giới chức Ukraine đã tỏ ra bớt ảo tưởng và căng thẳng hơn trước”, Vladimir Zharikhin, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu CIS nhận định.
Ông Igor Bunin, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu độc lập về Chính trị và công nghệ Nga cho rằng, chính phủ mới của Ukraine khó có thể thông qua hiến pháp cần thiết để giải quyết nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề Donbas.
Thủ tướng mới/cũ ở Ukraine chẳng thay đổi được gì.
Theo Hiệp định Minsk, Ukraine có nghĩa vụ phải sửa đổi hiến pháp trong đó quy định quy chế đặc biệt cho vùng Donbas. Tuy nhiên việc này cần phải được thông qua với tỷ lệ đa số tuyệt đối, ít nhất 2/3 số phiếu thông qua.
Các nhà phân tích cho rằng, hiện Tổng thống Poroshenko khó có thể đạt được sự hỗ trợ cần thiết từ các thành viên quốc hội, ngay cả khi ông tìm cách nhằm thực hiện nghiêm túc Hiệp định Misk. Hiện đa số các thành viên quốc hội vẫn từ chối chấp nhận dự luật về tình trạng của các vùng nổi loạn ở Donbas.
Sự ra đi của ông Yatsenyuk diễn ra đúng vào thời điểm nhạy cảm khi Tổng thống Petro Poroshenko có thể bị điều tra do dính vào vụ “Hồ sơ Panama” liên quan đến trốn thuế. Trong khi đó, cử tri Hà Lan vừa bác bỏ thỏa thuận liên kết giữa Liên minh châu Âu (EU) và Ukraine và ý kiến này là hợp pháp, khiến cho tiến trình gia nhập EU của Kiev càng thêm mờ mịt.
Đông Phong (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Thủ tướng Ukraine "thua trong thế thắng"
Thủ tướng Ukraine được cho là từ chức do quá áp lực về thất bại trong cải cách song thực chất đây chỉ là con bài chính trị của ông Arseny Yatsenyuk.
Thủ tướng Ukraine Arseny Yatsenyuk tuyên bố từ chức và thể hiện sự bất lực của ông trong các quyết sách cải cách kinh tế, chính trị. Ông cũng đồng thời cho thấy sẽ quay lại chính trường ở một vị thế khác, trước hết là củng cố vị thế của Mặt trận Nhân dân, phe đảng của ông trong Quốc hội Ukraine.
Việc ông Arseny Yatsenyuk từ chức cũng có thể cho là đáp ứng các yêu cầu từ phía người dân nước này và từ vị Tổng thống Petro Poroshenko.
Khi đó, mọi thông tin được dồn tới vị Chủ tịch Quốc hội Ukraine Vladimir Groisman gần như đã chắc chắn giữ chức vị Thủ tướng mới.
Song tờ Ukrainian Truth ngày 11/4 đưa tin cho biết, Chủ tịch Quốc hội Ukraine Vladimir Groisman đã từ chối đề cử làm Thủ tướng, thay thế ông Arseny Yatsenyuk.
Ra điều kiện về nội các, Chủ tịch Quốc hội đương nhiệm không muốn làm Thủ tướng.
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Ukraine Mustafa Nye, ông Groisman khước từ đề cử này vì không muốn làm việc trong nội các khi các điều kiện của ông không được đáp ứng.
Trang thông tấn UNIAN dẫn lời Phó Chủ tịch Khối Poroshenko, Alexey Goncharenko, cùng ngày cho biết, 2 trong 3 đảng thuộc liên minh cầm quyền là Khối Proshenko của Tổng thống Petro Poroshenko và Mặt trận nhân dân của Thủ tướng Arseny Yatsenyuk đã không đồng ý với đề xuất của ông Groisman về cấu trúc và thành phần nội các. Tuy vậy, các cuộc đàm phán vẫn đang được tiếp tục.
Việc ông Groysman được bổ nhiệm làm Thủ tướng Ukraine sẽ gây thất vọng cho một số nhà cải cách vì họ cho rằng điều này sẽ củng cố quyền lực trong tay của Tổng thống Petro Poroshenko bởi ông Groysman được coi là một đồng minh lâu năm của Tổng thống.
Trong khi đó, trong cuộc gặp mới đây giữa Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Yatsenyuk, Mỹ thể hiện kế hoạch cải cách kinh tế và tiến tới trở thành một quốc gia độc lập về năng lượng mà Ukraine đang tiến hành.
Phía Mỹ bày tỏ sự lạc quan về tuyên bố của ông Yatsenyuk và bày tỏ hy vọng rằng ông sẽ tạm thời ở lại cương vị Thủ tướng Chính phủ để đảm bảo một chuyển đổi suôn sẻ quyền lực.
Quan điểm này từ Mỹ cho thấy Thủ tướng Ukraine đã tự nhận thấy những khiếm khuyết của mình trong việc điều hành Chính phủ và nhường chức vụ này cho người khác có khả năng và được tín nhiệm cao hơn.
Song có lẽ việc Mỹ mong muốn là hỗ trợ ông Yatsenyuk thay đổi cách làm để làm tốt vị trí của mình chứ không phải là đẩy trách nhiệm này cho người khác.
Trước đó, ông Joe Biden đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk, cảm ơn ông này về những hoạt động của ông trong khi tại vị ở Kiev.
Đặc biệt là Tổng thống Ukraine, sau khi Thủ tướng nước này tuyên bố từ chức, ông Poroshenko cũng thể hiện quan điểm của mình trong việc tổ chức bầu cử sớm hay tương lai về một quốc hội hiện tại vẫn đang bất đồng.
Tổng thống Poroshenko nhấn mạnh ông tôn trọng quốc hội hiện tại và không muốn xung đột với cả quốc hội lẫn chính phủ. Điều này cũng có nghĩa ông Poroshenko chưa hoàn toàn để Thủ tướng bước xuống, đặc biệt là thế lực phía sau ông Yatsenyuk.
Còn phải nhắc tới một điều nữa, Thủ tướng Ukraine từ chức ngay thời điểm Tổng thống nước này đang vướng vào nghi án trốn thuế theo các tài liệu bị rò rỉ từ Hồ sơ Panama.
Được bổ nhiệm hồi tháng 2/2014 trong bối cảnh Ukraine đang thực hiện chính sách liên kết với Liên minh châu Âu sau nhiều năm gắn bó với nước Nga, ông Yatsenyuk từng được xem là "con cưng" của phương Tây, với những tư tưởng hướng Tây rất rõ ràng. Thời gian đầu, ông được đánh giá cao nhờ những cam kết cải cách mạnh mẽ giúp Ukraine nhận được sự hỗ trợ của Quỹ Tiền tệ quốc tế, cũng như cuộc chiến chống tham nhũng và những chính sách hướng Tây mạnh mẽ.
Thủ tướng Ukraine từ chức, liên minh vỡ trận.
Giám đốc Trung tâm phân tích chính sách Ukraine, Ruslan Bortnik nhận định: "Vấn đề chính của xung đột là uy tín và tham nhũng. Vụ từ chức không giải quyết điều này. Nó chỉ làm sự việc tạm lắng xuống một thời gian. Ông Yatsenyuk đưa ra quyết định từ chức vì có lẽ đã thu xếp được các điều kiện có lợi cho phe phái của ông sau khi từ chức: Đảng Mặt trận Nhân dân sẽ giữ lại đại diện của mình trong Chính phủ mới và có thể mở rộng nó". Theo ông Bortnik thỏa thuận này đã đạt được với các đối tác phương Tây.
Trong khi đó, việc từ chức của ông Yatsenyuk cũng khiến quốc gia láng giềng - Nga quan tâm. Người đứng đầu Ủy ban Quan hệ Quốc tế của Hội đồng Liên bang - Konstantin Kosachev nói rằng: Từ chức là kết quả của sự bất lực của Chính phủ và từ lâu Nga đã nhận ra tài trợ của Kiev chính là phương Tây. Điều đó, khiến ông Yatsenyuk chỉ là một con rối, một vật tế thần.
Kim Hoa
Theo_Báo Đất Việt
Thủ tướng Ukraine ra đi trong cay đắng Sau nhiều tuần diễn ra cuộc khủng hoảng chính trị căng thẳng ở thủ đô Kiev, Thủ tướng Ukraine Arseny Yatsenyuk cuối cùng đã buộc phải nói lời từ chức. Đây là điều đã được nhiều người Ukraine trông đợi từ lâu. Thủ tướng Ukraine Arseny Yatsenyuk Ông Yatsenyuk đã thông báo về quyết định từ chức của mình trong ngày hôm qua...