Ukraine: Chiến binh thân Nga không chịu hạ vũ khí
Họ cho rằng chính quyền lâm thời Ukraine cũng đang nắm quyền trái phép.
Ngày 18/4, người biểu tình vũ trang thân Nga đang chiếm giữ các tòa nhà chính quyền ở hơn 10 thành phố miền đông Ukraine đã không chịu hạ vũ khí rút lui mặc dù đây là yêu cầu trong bản thỏa thuận ngoại giao mới được ký kết giữa Nga và Ukraine tại Geneva.
Theo thỏa thuận được ký sau hội nghị bốn bên giữa Ukraine, Nga, Mỹ và EU nhằm hạ nhiệt căng thẳng hiện nay, các nhóm bán vũ trang ở miền đông Ukraine phải lập tức giải giáp vũ khí và trao trả lại các tòa nhà mà họ đang chiếm giữ cho nhà chức trách. Đổi lại, Ukraine sẽ phải ân xá cho những người này, ngoại trừ những đối tượng vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
Người biểu tình thân Nga chiếm giữ một tòa nhà chính quyền ở Donetsk
Tuy nhiên ông Denis Pushilin, lãnh đạo của Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự phong lại tuyên bố rằng họ sẽ không hạ vũ khí và rút khỏi các tòa nhà này chừng nào chính phủ lâm thời Ukraine chưa từ chức, bởi họ không thừa nhận tính hợp pháp của chính phủ này.
Phát biểu tại tòa thị chính thành phố Donetsk, ông Pushilin cho rằng chính phủ lâm thời ở Kiev cũng đang chiếm đóng các tòa nhà chính quyền bất hợp pháp.
Ông này đưa ra yêu sách: “Đây là một thỏa thuận hợp lý, tuy nhiên tất cả các bên đều phải rút khỏi những tòa nhà chính quyền, trong đó có cả Tổng thống lâm thời Turchynov và Thủ tướng lâm thời Yatsenyuk.”
Trong khi đó, chính phủ lâm thời Ukraine tuyên bố họ đã sẵn sàng thực hiện “cải cách hiến pháp toàn diện” và trao thêm quyền tự trị cho các khu vực miền đông nước này.
Họ cũng cam kết sẽ trao “địa vị đặc biệt cho tiếng Nga” và bảo vệ quyền lợi của toàn bộ công dân, trong đó có những người nói tiếng Nga.
Video đang HOT
Hôm qua, Thủ tướng lâm thời Yatsenyuk tuyên bố trước quốc hội rằng chính phủ Ukraine đã dự thảo một đạo luật ân xá cho tất cả những người biểu tình chịu hạ vũ khí và rời bỏ các tòa nhà chính quyền.
Các tay súng thân Nga chiếm xe thiết giáp của quân đội Ukraine
Còn ông Pushilin thì lại kêu gọi tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý ỏ Donetsk vào ngày 11/5. Bán đảo Crimea trên bờ Biển Đen đã tách khỏi Ukraine và sáp nhập vào Nga thông qua một cuộc trưng cầu dân ý.
Ông này khẳng định các tay súng của ông sẽ không bao giờ giao nộp vũ khí cho đến khi chính phủ chính phủ chấm dứt chiến dịch tấn công nhằm chiếm lại các tòa nhà chính quyền ở miền đông.
Tại thành phố Slaviansk, các lãnh đạo biểu tình thân Nga cũng đã nhóm họp trong các tòa nhà mà họ đang chiếm giữ để bàn cách đối phó với thỏa thuận Geneva.
Anatoly, một tay súng từng tấn công vào đồn cảnh sát ở Slaviansk tuyên bố: “Chúng tôi sẽ không rời tòa nhà này, dù họ có hứa hẹn gì đi nữa, bởi chúng tôi biết rõ tình hình thực sự trong nước và chúng tôi không hạ vũ khí nếu chỉ huy chưa ra lệnh.”
Trong khi đó, người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov đã thừa nhận rằng quân đội Nga đang tập kết đông đảo tại biên giới với Ukraine trong bối cảnh Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố bảo lưu quyền hành động để bảo vệ lợi ích của người thiểu số nói tiếng Nga ở Ukraine.
Theo Khampha
Nga-Ukraine đạt được thỏa thuận tránh đối đầu
Thỏa thuận được ký kết trong bối cảnh bạo lực leo thang ở miền đông Ukraine.
Ngày 17/4, Nga và Ukraine đã bất ngờ nhất trí về các biện pháp chấm dứt bạo lực và hạ nhiệt căng thẳng dọc biên giới sau hơn một tháng trời đối đầu kiểu Chiến tranh Lạnh kể từ khi Nga sáp nhập Crimea.
Thỏa thuận này đạt được sau khi bộ tứ gồm Mỹ, Nga, Ukraine và EU nhóm họp ở Geneva nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay ở miền đông Ukraine. Theo đó, Nga cam kết sẽ không có thêm hành động khiêu khích ở Ukraine, và tất cả các bên sẽ kiềm chế không sử dụng bạo lực hay có những hành vi khiêu khích.
"Bộ tứ" nhóm họp ở Geneva bàn cách tháo gỡ khủng hoảng ở Ukraine
Thỏa thuận này cũng kêu gọi các nhóm vũ trang ở miền đông Ukraine giải giáp vũ khí và trao trả lại các tòa nhà chính quyền mà họ đang chiếm giữ cho nhà chức trách Ukraine. Tuy nhiên, thỏa thuận mới được ký kết không yêu cầu Nga rút khoảng 40.000 quân đang tập trung dọc biên giới với Ukraine, và cũng không kêu gọi tổ chức đàm phán trực tiếp giữa Nga và Ukraine.
Đổi lại, Ukraine sẽ phải lên kế hoạch một cách rõ ràng về lộ trình cải cách hiến pháp và chuyển giao bớt quyền lực từ chính phủ trung ương cho chính quyền địa phương. Ngoài ra, Ukraine cũng phải tuyên bố ân xá cho những người biểu tình, ngoại trừ những đối tượng vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
Thỏa thuận này được đưa ra trong bối cảnh miền đông Ukraine đang chứng kiến những vụ đụng độ đẫm máu nhất trong một tháng qua sau khi chính quyền Kiev phát động chiến dịch tấn công chống khủng bố nhắm vào các tay súng chống đối đòi ly khai.
Tại thành phố cảng Mariupol, 3 người biểu tình thân Nga đã thiệt mạng và 13 người khác bị thương trong đêm thứ Tư khi họ tìm cách tấn công vào một căn cứ của lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraine.
Theo thỏa thuận mới được ký kết ở Geneva, các quan sát viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) sẽ giám sát việc tuân thủ thỏa thuận của chính quyền Ukraine và người biểu tình ở miền đông.
Miền đông Ukraine vừa chứng kiến những ngày đẫm máu nhất
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho rằng thỏa thuận này là "kết quả tốt đẹp của ngày đàm phán", tuy nhiên ông cũng nhấn mạnh rằng nếu Nga không tuân thủ các cam kết trên, phương Tây sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc áp đặt các lệnh cấm vận mới đối với Moscow.
Sự thiếu kiên nhẫn của Mỹ cũng thể hiện trong tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel rằng Mỹ sẽ viện trợ các trang thiết bị phi sát thương cho quân đội Ukraine để chống lại cái mà ông gọi là "hành động gây bất ổn của Nga" đang diễn ra ở nước này. Trong số các mặt hàng viện trợ này sẽ gồm có thuốc men, mũ sắt, máy lọc nước và máy phát điện.
Về phần mình, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố thỏa thuận này là kết quả của sự nhượng bộ giữa cả hai bên sau nhiều tuần đối đầu làm gia tăng căng thẳng Đông-Tây lên một mức độ mới chưa từng thấy kể từ sau Chiến tranh Lạnh.
Ông Lavrov cũng khẳng định lại tuyên bố của Moscow rằng Nga không hề có ý định can thiệp quân sự vào Ukraine. Tuy nhiên, Tổng thống Nga Vladimir Putin vẫn bảo lưu quyền được hành động để bảo vệ người Nga thiểu số ở miền đông Ukraine, mặc dù ông hy vọng sẽ không cần phải huy động quân đội để thực hiện điều đó.
Ngoại trưởng Mỹ Kerry (trái) và người đồng cấp Nga Lavrov
Ngoại trưởng Ukraine Andrii Deshchytsia gọi thỏa thuận này là "phép thử để Nga thể hiện rằng họ thực sự muốn ổn định trong khu vực."
Trong khi đó tại Ukraine, Bộ Nội vụ nước này tuyên bố đám đông tấn công vào căn cứ Vệ binh Quốc gia ở Mariupol được trang bị lựu đạn choáng và bom xăng, và được yểm trợ bởi các chiến binh mang theo nhiều loại vũ khí quân dụng.
Ukraine cũng bắt đầu thắt chặt việc kiểm soát đối với công dân Nga nhập cảnh vào nước này, trong khi hãng hàng không Aeroflot của Nga cho biết Ukraine đã cấm đàn ông Nga từ 16-60 tuổi nhập cảnh vào nước này trừ các trường hợp khẩn cấp.
Theo Khampha
Kiev yêu cầu Nga rút quân khỏi Ukraine Thủ tướng Ukraine Arseny Yatsenyuk ngày hôm qua (16/4) đã kêu gọi Nga rút "lực lượng vũ trang" khỏi miền đông Ukraine để "ngừng các hành động khiêu khích". Thủ tướng tạm quyền Ukraine Arseny Yatsenyuk "Chính phủ Nga cần rút ngay lập tức lực lượng tình báo và các nhóm phá hoại, lên án những người biểu tình và yêu cầu họ...