Ukraine bước vào “Ngày im lặng” trong sự hoài nghi
“Ngày im lặng” dự kiến được tổ chức ngày hôm nay (9/12) để tạo điều kiện cho Ukraine và phe đối lập tái lập lại lệnh ngừng bắn.
Tuy nhiên, ngay trước đêm tiến hành các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt hàng tháng trời giao tranh giữa phe đối lập và quân đội Ukraine ở miền Đông nước này diễn ra, các quan chức tham dự cuộc gặp tại thủ đô Minsk của Belarus cho biết họ vẫn chưa nhận được thông tin chính thức rằng Ukraine có tham gia hay không.
Trong khi đó, tại Moscow, cố vấn về đối ngoại hàng đầu của Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Yuri Ushakov cho biết cuộc gặp tại Minsk sẽ diễn ra “trong tuần này”. Ông Yuri Ushakov cũng cam kết Nga sẽ tìm mọi cách để thúc đẩy tiến trình đàm phán.
Tổng thống Porshenko bắt tay một binh sĩ Ukraine
Về phần mình, Thủ tướng Ukraine Arseny Yatsenyuk thúc giục Moscow hoàn tất mọi điều khoản theo đúng thỏa thuận vào tháng 9 vừa qua. “Nếu Nga vẫn không thay đổi chính sách của mình đối với Ukraine và thế giới, Nga sẽ tiếp tục phải trả giá”, ông Yatsenyuk cảnh báo.
Video đang HOT
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Stepan Poltorak cho biết Ukraine và phe đối lập đã đạt được “một thỏa thuận sơ bộ” về việc ngừng bắn trong “Ngày im lặng” và nhấn mạnh: “Chúng tôi sẽ chờ xem liệu thỏa thuận này có được tôn trọng hay không”.
Trong khi đó, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov đã cáo buộc Mỹ cố tình hạ bệ ông Putin bằng cách áp đặt các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga.
“Giờ thì rõ ràng là các lệnh trừng phạt là nhằm vào việc tạo ra các điều kiện về xã hội và kinh tế để thay đổi quyền lực tại Nga. Tuy nhiên, điều này là không hề dễ dàng”, ông Ryabkov nói.
Để đáp lại, Bộ trưởng Quốc phòng Canada Rob Nicholson nhấn mạnh: “Chúng ta cần phải tiếp tục gây áp lực với Nga để buộc họ tuân thủ luật pháp quốc tế. Nga cần phải chấm dứt hành động của mình và hòa giải với Ukraine”.
Trong khi đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết sẽ phải mất rất nhiều thời gian để có thể đạt được một giải pháp ngoại giao. “Chúng ta sẽ cần phải kiên nhẫn hơn rất nhiều so với ban đầu”, bà Merkel nhấn mạnh./.
Theo Trần Khánh/VOV.VN
Nga cáo buộc Mỹ muốn "hạ bệ" Tổng thống Putin
Một nhà ngoại giao cấp cao của Nga ngày 8/12 đã cáo buộc Mỹ âm mưu "hạ bệ' Tổng thống Vladimir Putin bằng các lệnh trừng phạt mà Washington áp đặt lên Mátxcơva vì cuộc khủng hoảng tại Ukraine.
Tổng thống Vladimir Putin.
Thứ trưởng ngoại giao Nga Sergei Ryabkov nói với các nghị sĩ quốc hội rằng quan hệ giữa Mátxcơva và Washington đang ở trong tình trạng rất lạnh nhạt và nhiều khả năng sẽ vẫn như vậy nếu các lệnh trừng phạt tiếp diễn trong một thời gian dài.
"Không có gì giấu giếm về việc mục đích của các lệnh trừng phạt là tạo ra các điều kiện kinh tế và xã hội nhằm tiến hành một sự thay đổi quyền lực tại Nga. Sẽ không có cách thức dễ dàng hay nhanh chóng để thực hiện điều này", ông Ryabkov phát biểu trong một phiên điều trần tại Hạ viện hôm qua.
Thứ trưởng ngoại giao Nga nói thêm rằng ông không nghĩ Mỹ sẽ công nhận bán đảo Crimea là một phần của Nga "trong những thập niên tới" và cáo buộc Washington cố tình gây bất đồng giữa Nga và các quốc gia thuộc Liên Xô cũ.
Quan hệ giữa Nga và Mỹ đã rơi xuống rất thấp trong năm nay khi hai đối thủ thời Chiến tranh Lạnh quăng những lời cáo buộc về phía nhau do cuộc khủng hoảng tại Ukraine. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã cáo buộc Washington đang tìm cách thay đổi chế độ tại Nga.
Còn Tổng thống Putin thì miêu tả các lệnh trừng phạt của phương Tây như một nỗ lực nhằm kiềm chế Nga và trừng phạt Mátxcơva vì trở nên mạnh hơn và độc lập hơn.
Một cuộc thăm dò do nhóm nghiên cứu độc lập Levada công bố ngày 8/12 cho thấy 74% người Nga có quan điểm tiêu cực đối với Mỹ, trong khi chỉ có 18% người có quan điểm tích cực. Levada cho hay các số liệu trên đánh dấu mức thấp nhất trong thái độ của người Nga đối với Mỹ kể từ năm 1990, năm trước khi Liên Xô sụp đổ.
An Bình
Theo Dantri
Đàm phán hạt nhân Iran đứng trước nguy cơ đổ vỡ Cuộc đàm phán mang tính quyết định giữa Iran và nhóm P5 1 về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Tehran đang có nguy cơ đổ vỡ và các bên sẽ phải chấp nhận kéo dài đàm phán đến tháng 3 năm sau. Các cuộc đàm phán đang diễn ra rất căng thẳng và ít có khả năng đạt được đột...