Úc sẽ buộc Facebook, Google kiểm soát chặt nội dung độc hại
Các nền tảng truyền thông xã hội sẽ phải loại bỏ nội dung trong vòng 24 giờ nếu nhận được yêu cầu từ phía chính phủ Úc.
Theo Bloomberg, chính phủ Úc đã thông qua dự luật giảm lạm dụng mạng, cho phép họ buộc các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook và Google phải xóa thông tin độc hại trong vòng 24 giờ, hoặc sẽ bị phạt tới 415.000 USD.
Dự luật An toàn Trực tuyến cũng yêu cầu các công ty dịch vụ internet cung cấp thông tin nhận dạng và hợp đồng về những người chuyên lạm dụng trên nền tảng của họ. Ngoài ra, hình phạt sẽ được tăng cường đối với các hành vi lạm dụng và quấy rối trực tuyến, bao gồm cả án tù lên đến 5 năm. Được phát triển để đối phó với các cuộc tấn công khủng bố từng được truyền phát trực tiếp ở New Zealand hồi năm 2019, dự luật trao quyền cho Ủy viên An toàn điện tử quốc gia của Úc để nhanh chóng chặn những hành động như vậy.
“Quyết định thông qua dự luật cung cấp quyền hạn mạnh mẽ hơn cho Ủy viên An toàn điện tử để trấn áp hành vi bắt nạt trên mạng, lạm dụng trực tuyến, đăng tải nội dung có hại và chia sẻ hình ảnh thân mật riêng tư mà không có sự đồng thuận”, Bộ trưởng Truyền thông Úc Paul Fletcher nói trong một tuyên bố hôm 23.6, đồng thời cho biết quyền hạn của dự luật sẽ được thực thi sau sáu tháng.
Video đang HOT
Tiếp cận quá mức
Những người phản đối, bao gồm cả đảng Xanh Úc, cho rằng dự luật đã được gấp rút thông qua mà không có sự xem xét kỹ lưỡng và cần phải được soạn thảo lại. Nhóm phi lợi nhuận Electronic Frontiers Australia đã viết trong một bản đệ trình vào ngày 2.3 rằng dự luật “khiến các cá nhân mất quá nhiều thời gian để kiểm duyệt thông tin liên lạc của người Úc”.
Trong khi đó, những công ty công nghệ lớn của Mỹ lại khá hợp tác với luật mới dù còn một số quan điểm bất đồng, khác hẳn thái độ phản đối gay gắt khi chính phủ Úc ra dự luật thúc đẩy họ phải trả tiền cho tin tức báo chí. Facebook nói họ ủng hộ rộng rãi sáng kiến chống lạm dụng trực tuyến, nhưng lo ngại rằng luật mới có thể sẽ tiếp cận quá mức khi mở rộng các yêu cầu gỡ nội dung.
Twitter đã nêu quan ngại về việc luật mới sẽ tạo ra gánh nặng lớn cho những người chơi nhỏ hơn. “Điều cực kỳ quan trọng là tránh đặt ra các yêu cầu trên hệ sinh thái kỹ thuật số mà chỉ các công ty lớn mới có thể tuân thủ một cách hợp lý”.
Google kêu gọi chính phủ Úc thu hẹp phạm vi của biện pháp mới, vì nó có thể áp đặt trách nhiệm gỡ nội dung đối với các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng web và đám mây. “Yêu cầu từ Ủy viên An toàn điện tử về việc xóa phần nội dung duy nhất có thể dẫn đến việc nhà cung cấp dịch vụ nền tảng và cơ sở hạ tầng đám mây được ủy quyền xóa toàn bộ trang web của khách hàng. Chúng tôi kiến nghị rằng đây không phải là kết quả mong muốn”, Google viết cho chính phủ Úc.
CEO Tim Cook tìm cách ngăn luật chống độc quyền
CEO Tim Cook đã đích thân liên lạc với Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi và nhiều thành viên khác trong Quốc hội để bày tỏ lo ngại về luật chống độc quyền.
Luật chống độc quyền sẽ đẩy các "ông lớn" công nghệ vào thế khó
Đầu tháng này, các nhà lập pháp Mỹ đề xuất 6 dự luật nhắm vào Amazon, Apple, Facebook và Google, với mục tiêu phá vỡ quyền lực tuyệt đối của họ trong các lĩnh vực như thương mại điện tử, quảng cáo, truyền thông và giải trí. Luật sẽ ảnh hưởng đáng kể đến App Store, có thể ngăn Apple cài sẵn ứng dụng của công ty lên iPhone. David Cicilline - đại diện đảng Dân chủ cho biết dự luật mới sẽ đảm bảo các công ty như Apple không lạm dụng vị thế thống trị thị trường để ưu tiên sản phẩm và dịch vụ của họ.
New York Times đưa tin, CEO Apple đã gọi điện thoại trực tiếp cho bà Nancy Pelosi để nêu ý kiến rằng luật chống độc quyền đang được ban hành quá "gấp rút" và "sẽ phá hỏng sự đổi mới", đặc biệt là làm ảnh hưởng đến khách hàng sử dụng iPhone.
Tuy nhiên, bà Pelosi từ chối yêu cầu hoãn quá trình xem xét dự luật của Tim Cook. Bà cũng thúc ép Tim Cook nên xác định chính sách nào của công ty đang đi ngược lại với dự luật mới.
Sau cuộc gọi điện với Nancy Pelosi, CEO Tim Cook tiếp tục liên hệ với nhiều chính trị gia khác để trình bày về tác hại của luật chống độc quyền. Chi tiết những cuộc trò chuyện này không được tiết lộ.
Song song đó, Apple cũng đang làm việc với các nhóm vận động hành lang để phản đối luật chống độc quyền, trong đó có Hiệp hội Ứng dụng đang được "nhà táo" và nhiều hãng công nghệ khác tài trợ. Họ gọi điện, gửi email và viết thư cho các nhà lập pháp, cảnh báo những hậu quả nghiêm trọng cho ngành công nghệ nói riêng và cả quốc gia nói chung nếu luật chống độc quyền trở thành hiện thực.
Không chỉ Apple, những "gã khổng lồ" còn lại cũng đang "ngồi trên đống lửa". New York Times cho biết những nhà vận động hành lang của Amazon, Facebook và Google cũng đã bắt đầu hành động. Đại diện của Facebook tuyên bố luật chống độc quyền "nên thúc đẩy cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng chứ không phải trừng phạt các công ty Mỹ thành công".
Apple sẽ thay đổi cách hoạt động của email trên iOS mới Apple đang cạnh tranh trực tiếp với Google và Facebook trong việc trao quyền riêng tư cho người dùng để kiểm soát hòm mail, tránh bị các nhà quảng cáo dòm ngó. Sau khi "vạch trần" sự lạm dụng dữ liệu của ứng dụng Facebook, Apple sẽ bước vào một cuộc chiến mới với cả thế giới quảng cáo. Chiến trường mới chính...