Úc phát triển công nghệ tái chế rác nhựa trở lại thành dầu
Các nhà khoa học đến từ Đại học Sydney và Công ty Licella ở Úc đang phát triển một công nghệ mới có thể xử lý hầu hết các loại rác thải nhựa và biến đổi chúng thành dầu để tái sử dụng.
Rác nhựa trên bãi biển tại Úc. Ảnh: AFP/TTXVN
Cơ chế hoạt động của công nghệ mới là chuyển đổi các loại rác nhựa thành chất lỏng hoặc hóa chất hình thành nên chất liệu đó. Công nghệ này sử dụng lò phản ứng thủy nhiệt xúc tác (Cat-HTR) xử lý các loại rác thải nhựa thông qua một hình thức tái chế hóa học làm thay đổi nhựa ở cấp độ phân tử, sử dụng nước nóng ở áp suất cao để biến chúng trở lại thành dầu. Từ đó, dầu có thể biến thành hóa chất bitumen, xăng hoặc các loại nhựa khác.
Nhóm nghiên cứu cho biết công nghệ Cat-HTR đã được cấp bằng sáng chế khác với các công nghệ nhựa-dầu hiện nay. Không giống như phương thức tái chế truyền thống, công nghệ mới không yêu cầu phải phân tách nhựa theo loại và màu sắc mà có thể tái chế mọi thứ, từ hộp sữa đến đồ lặn và thậm chí là các phụ phẩm gỗ.
Công nghệ này đã được Licella thử nghiệm gần 10 năm tại một nhà máy thí điểm ở bờ biển bang New South Wales và đã sẵn sàng để thương mại hóa. Theo tính toán, một nhà máy tái chế có thể xử lý khoảng 20.000 tấn nhựa/năm. Hiện công ty Licella chuẩn bị mở nhà máy tái chế thương mại đầu tiên tại Vương quốc Anh.
Video đang HOT
Trung bình, người dân Úc thải ra khoảng 3,5 triệu tấn rác thải nhựa mỗi năm, nhưng hiện chỉ khoảng 10% trong số đó được tái chế. Phần còn lại thường được xử lý bằng cách chôn xuống đất, đốt cháy hoặc vận chuyển ra nước ngoài.
Theo cần thơ
Facebook thâu tóm công ty phát triển công nghệ điều khiển máy móc bằng suy nghĩ
Facebook thông báo đã hoàn tất thỏa thuận mua một công ty khởi nghiệp chuyên phát triển công nghệ kiểm soát máy tính hoặc các thiết bị khác bằng ý nghĩ thay vì bằng bàn phím hay chuột.
Biểu tượng Facebook
Theo Phó Chủ tịch Facebook phụ trách công nghệ thực tế ảo Andrew Bosworth, với hợp đồng này, CTRL-labs - có trụ sở tại New York - sẽ trở thành một phần của Facebook Reality Labs, với một mục tiêu chung là hoàn thiện công nghệ và đưa vào ứng dụng.
Đăng tải trên tài khoản Facebook thông báo về thương vụ, Phó Chủ tịch Bosworth cho biết Facebook nhận thấy có những cách thức tự nhiên giúp con người tương tác với các thiết bị và công nghệ bằng trực giác.
Ông Bosworth giải thích rằng thông thường cổ tay (wristband) giải mã các xung điện điều khiển các cơ tay và ra lệnh di chuyển bàn tay theo những cách nhất định để thực hiện các hoạt động như nhấp chuột hay ấn bàn phím.
Tuy nhiên, với công nghệ mới, wristband sẽ chuyển những xung điện này thành các tín hiệu để một thiết bị có thể tiếp nhận, từ đó dùng ý nghĩ của con người để điều khiển máy tính thay vì việc bấm chuột hay ấn bàn phím.
Như vậy công nghệ mới cho phép máy tính và thiết bị nắm bắt được ý định của bạn, nhờ đó bạn có thể chia sẻ một bức ảnh với bạn bè bằng những động tác "vô hình" hay đơn giản chỉ là bằng ý định.
Facebook tin tưởng những công nghệ này có tiềm năng mở ra những khả năng sáng tạo mới, làm mới những phát minh của thế kỷ 19 để đưa vào sử dụng trong thế kỷ 21.
Facbeook không tiết lộ các điều khoản tài chính của thỏa thuận mua CTRL- labs, nhưng một số phương tiện truyền thông cho rằng Facebook đã chi hơn 500 triệu USD cho thương vụ này.
Thương vụ trên là một phần trong những nỗ lực của Facebook nhằm giành thế tiên phong trong phát triển công nghệ thực tế ảo.
Ông chủ Facebook Mark Zuckerberg từng báo hiệu công nghệ thực tế ảo sẽ là nền tảng máy tính chính trong tương lai sau khi ông mua lại công ty khởi nghiệp thiết bị thực tế ảo Oculus với thỏa thuận trị giá 2 tỷ USD hồi đầu năm 2014.
Hồi đầu năm 2017, Facebook công bố các dự án với mục tiêu cho phép người dùng sử dụng suy nghĩ để viết ra các thông điệp hay dùng da để "nghe" từ.
Những dự án này được một nhóm gồm các nhà khoa học, kỹ sư, và nhà phát triển hệ thống cùng thực hiện với mục tiêu tạo ra một hệ thống có thể gõ được 100 từ/phút chuyển tải trực tiếp từ trong bộ não của con người ra màn hình máy tính.
Công nghệ tích hợp não bộ và máy tính hiện nay đòi hỏi việc cấy ghép các điện cực, nhưng Facebook tham vọng sử dụng các cảm biến đeo trên người để kích hoạt quá trình tích hợp thay vì cấy ghép trong não bộ.
Những công nghệ này cho phép con người gửi tin nhắn văn bản hoặc gửi các thư điện tử cần thiết ngay từ trong suy nghĩ thay vì phải gián đoạn những việc mình đang làm để quay sang thao tác trên màn hình điện thoại thông minh hay máy tính.
Theo Bnews
Công ty hóa chất Đức-Pháp phối hợp tái chế pin lithium-ion Công ty hóa chất Đức BASF phối hợp với các công ty Eramet và Suez của Pháp sẽ phát triển dự án quy mô lớn mang tên 'ReLieVe' (tái chế pin li-ion của xe điện) vào tháng 1/2020. Ông Martin Brudermueller, CEO của công ty hóa chất khổng lồ Đức BASF. Công ty hóa chất khổng lồ của Đức BASF ngày 11/9 đã...